Bài viết của Trí Chân
[MINH HUỆ 27 – 07 – 2009] Từ thời cổ đại ở Trung Quốc, con người đã rất coi trọng tu dưỡng đạo đức. Nho giáo giữ vai trò chủ chốt trong việc xét xem liệu một người theo những tiêu chuẩn về đạo đức của mình có hành xử giống như là một con người hay không, vì đức là nền tảng tồn tại của một con người. Đó là nguyên tắc đầu tiên trong cuốn Đại học (một trong ba cuốn sách được chọn lọc bởi một học giả đời Tống bao gồm một đoạn văn chính được cho là của Khổng Tử, 551-479 tr.CN, cũng như các chương dẫn giải được cho là của một trong những đệ tử của ông). Ghi chép này nói rằng một người phải tu luyện đức của mình. Ngoài ra, anh ta phải tu luyện đức của bản thân mình trước khi gây ảnh hưởng đến những người khác. Điều này được nói trong cuốn Đại học , “Khi bản thân tu luyện, gia tộc hài hòa. Khi gia tộc hài hòa, đất nước mới được thịnh trị. Khi đất nước được thịnh trị, khắp nơi sẽ thái bình. Từ bậc quân vương cho đến kẻ dân thường trăm họ, tất cả phải coi tu luyện bản thân là điều quan trọng nhất”. Thuyết về quản lý thế giới và làm lợi cho dân của Nho giáo là một phần của văn hóa Trung Hoa truyền thống vốn rất sâu sắc. Nó đã tự thiết lập cho mình những lý tưởng về đạo đức và hệ thống tiêu chuẩn giá trị mà đã đặt định ra nền tảng cho xã hội Trung Quốc. Nó giúp gìn giữ các tiêu chuẩn đạo đức của xã hội ở một mức khá cao.
Một trong những bài hát hội hè chính trong thơ ca cổ như sau,
“Thượng thiên sinh dục liễu nhân loại,
Vạn sự vạn vật đô hữu Pháp tắc.
Lão bách tính chưởng ác liễu giá ta Pháp tắc,
Tựu hội sùng tôn mỹ hảo đích phẩm đức.”
Tạm diễn nghĩa:
Thiên thượng tạo hóa ra nhân loại
Vạn sự vạn vật được thêm vào các luật lệ
Con người sẵn có bản tính tự nhiên này
Và họ vì thế mà tôn sùng phẩm đức tốt đẹp.
Khổng Tử đã rất chú trọng điều chỉnh các mối quan hệ giữa thượng thiên và nhân loại, giữa con người với con người, và các mối quan hệ giữa đủ loại tư tưởng (ý niệm), nhằm thiết lập một trật tự xã hội tổng thể, vững chắc, và hài hòa. Khổng Tử cũng nói: “Một người tự tu bản thân mình để giữ thái độ tôn trọng, một người tu chính mình hơn nữa để mang lại cho mọi chúng sinh trên mặt đất an ninh và hòa bình”. Để cai trị bằng đức hạnh và một chính sách nhân ái thì phải lấy tu luyện bản thân là một điều kiện tiên quyết. Lập đức và tu thân phải đặt trên mọi thứ khác. Lập đức là mục tiêu, trong khi tu thân là phương thức. Lập đức và tu thân là con đường trọng yếu tiến đến thực hành tu dưỡng đạo đức và hoàn thiện nhân phẩm và hành vi.
Mạnh Tử (372 – 289 tr.CN), nói rằng đức của một người là quà tặng của thiên thượng. Nó là bản tính tiên thiên của một con người và nó được liên thông với thiên thượng. Mọi người đều có bản chất tốt và đạo đức, và nếu một người thủ đức và lỗ lực tu thân, anh ta có thể trở thành người giống như các vị vua Nghiêu và vua Thuấn trong truyện ngụ ngôn. Mạnh Tử chỉ ra rằng để trở thành một con người có lý niệm, người đó cần phải giữ được 4 tiêu chuẩn, “lòng trắc ẩn, thuộc về lòng nhân từ; sự hổ thẹn, thuộc về nghĩa khí; tâm khiêm nhường, thuộc về lễ nghi; tâm thị phi, thuộc về trí tuệ” (trích từ “Cuốn đầu tay của Công Tôn Sửu” trong ‘các tác phẩm của Mạnh Tử’). Bốn đặc tính của con người này cùng các hành vi tương ứng của họ trở thành nền tảng tạo thành bốn đức tính của lòng nhân từ, nghĩa khí, lễ nghi, và trí tuệ. Nó là thứ để phân biệt giữa con người và động vật. Nó gắn với lịch sử lâu dài của nhân loại, bên trong nó là tiêu chuẩn cơ bản của nhân loại. Tu luyện bản thân của một người có lý niệm là con đường duy nhất sẽ cho phép người đó chứng ngộ được các luật của thiên thượng, tôn trọng thiên ý, và đạt đến một tầng thứ cao hơn với tâm thiện và từ bi. Mạnh Tử coi trọng tu nội hơn thay vì hướng ngoại, và tuân theo lương tâm của mình, bản chất chân thật, đối nhân và giải quyết các vấn đề theo các nguyên lý, và duy trì sự công bằng. Trong khi làm như vậy, một người có thể trở nên “sung mãn” và hữu “quang huy”, mà sẽ lần lượt thúc đẩy những người khác thực hiện nhiều việc tốt, đạt đến cảnh giới rất cao của tâm thiện.
Trong một xã hội mà những lợi ích vật chất được đặt trên tất cả, có một số người đã bị lạc đường và đã quên mất bản chất của chính mình. Một người có lý niệm cần suy ngẫm về ngôn từ và hành vi hằng ngày của mình, và xét các ý nghĩ của mình theo những nguyên lý cao hơn. Nếu không tu luyện bản thân, người đó sẽ dễ dàng bị kiểm soát bởi tính tham lam và có xu hướng tụt xuống vì đã mất đi bản chất riêng của họ. Vì vậy các bậc thánh nhân xưa qua việc liên tục học tập đã rất coi trọng việc tìm lại bản chất tiên thiên mà họ đã đánh mất. Mỗi người đều có cả hai nhân tố thiện và ác. Để kiềm chế phần ác cùng lúc đó phát triển phần thiện, người đó phải tự mình nghiêm khắc với bản thân mình, và không phải đơn giản là trôi theo dòng nước. Qua giáo dục, một người có thể gìn giữ bản chất của mình. Cuối cùng, trách nhiệm của một người chính trực nằm trong việc giúp những người khác tìm lại lòng tốt và lương tâm của họ, chúng là phần của bản tính uyên nguyên, và giúp họ trở lại con đường chân chính. Lập đức và tu thân đòi hỏi phải chân thật, giữ vững lập trường, duy trì chính niệm, và hành xử một cách khiêm tốn và lịch sự. Vì vậy chúng ta nên tán thành việc đọc những cuốn sách được các thánh nhân để lại và loại bỏ những động cơ ích kỷ và các nhân tố bất chính của chúng ta. Các giá trị cao hơn thể hiện trong việc tuân thủ các quy tắc của Nho giáo để tu thân dưỡng tính phục vụ mục tiêu rộng lượng giúp đỡ tất cả mọi người bằng cách chia sẻ những gì mà bạn có cũng như việc cai trị thích hợp với mục tiêu làm lợi cho tất cả mọi người.
Trong suốt lịch sử, các bậc thánh nhân và những người có đức lớn đều là những ví dụ tuyệt vời trong việc tu thân. Cùng lúc đó, việc tu luyện của họ đã hoàn thiện mục tiêu cao cả nhằm, “hào phóng cống hiến cho nhân dân và làm lợi cho cộng đồng”. Khi nhân tâm hướng thiện, họ giúp thiết lập những truyền thống trung thực đã được ấp ủ và để lại một di sản để tự nguyện thực hiện những việc tốt.
Khổng Tử và những học trò của ông đã rất coi trọng đến việc phản tỉnh tự thân. Khổng Tử nói, “Ở tuổi15 tâm trí ta đã giành hết cho việc học hành. Khi 30 tuổi ta đã lập được vị trí của mình. Đến 40 tuổi ta không còn có rắc rối nữa. Lúc 50 tuổi ta hiểu được thiên ý. 60 tuổi tai của ta hòa hợp. Lúc 70 tuổi ta có thể thuận theo tâm ham muốn của mình mà không vượt khỏi pham vi của các nguyên tắc đạo đức”. Khổng Tử đã tu suốt cuộc đời của mình. Cuối cùng, theo cách nói của mình, ông có thể “thuận theo tâm ham muốn của mình mà không vượt khỏi phạm vi của các nguyên tắc đạo đức”. Ông khuyên chúng ta không chỉ học hỏi từ những người có tiêu chuẩn đạo đức cao mà cũng nên đối chiếu với chính bản thân mình khi thấy những người khác làm sai một số điều gì đó. Ông đồng ý “sửa sai ngay lập tức mà không hề sợ hãi hay miễn cưỡng”, và “noi gương những người làm những việc tốt và thăng tiến bản thân chúng ta ngay cả khi chúng ta nhìn thấy thiếu sót của những người khác”. Ông hoan nghênh mọi người chỉ ra những hạn chế của bản thân ông. Ông coi đó như một đặc ân mà những khuyết điểm của ông được nhiều người quan sát, để họ có thể chỉ chúng ra cho ông để sửa chữa ngay. Ông chú ý và đánh giá cao đệ tử của mình, Nhan Hồi, vì “không được nổi cáu với người khác khi họ chỉ ra lỗi lầm của con, và không được mắc lỗi đó hai lần”. Một nền tảng vững chắc được đặt định bởi tu luyện là nguyên nhân then chốt vì sao Khổng Tử và các đệ tử của ông có thể kiên định tu luyện và thăng hoa tư tưởng của họ bất chấp những biến đổi bất lợi trong môi trường sống.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2009/7/27/205354.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2009/8/21/110205.html
Đăng ngày: 19–09–2009; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai cho sát hơn với nguyên bản.