Bài viết của Đường Ân, phóng viên báo Minh Huệ

[MINH HUỆ 22-4-2018] Ngày 25 tháng 4 năm 1999, khoảng 10.000 học viên Pháp Luân Công đã tới Văn phòng Kháng cáo Trung ương nằm sát khu liên hợp của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) ở Bắc Kinh để thỉnh nguyện tự do cho 45 học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ trái phép ở Thiên Tân. Sự kiện này được gọi là cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4.

Nhiều phương tiện truyền thông đã đưa tin về cuộc thỉnh nguyện ôn hòa này. Họ chứng kiến các học viên đứng yên tĩnh trên vỉa hè, không hô khẩu hiệu hay cư xử thô lỗ. Một số đọc các sách Đại Pháp trong khi những người khác luyện các bài công pháp.

Sau khi các tờ báo Đài Loan đưa tin về sự kiện này trên trang nhất của họ, nhiều người đã tìm đến các điểm luyện công tập thể để tìm hiểu về Pháp Luân Công. Số lượng các điểm luyện công đã tăng lên đáng kể sau đó và mỗi lớp học về Pháp Luân Công miễn phí đều chật kín với trên 70 người tham dự.

2960ff3ce1eef2089e423715a42b2840.jpg

Phương tiện truyền thông Đài Loan đưa tin về cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4 ở Bắc Kinh

Ông Lâm, một phụ đạo viên tại điểm luyện công trên phố Đồng Sơn cho biết trên 100 người đã tham dự các khóa học của Pháp Luân Công. Người đến tham dự rất đông, liên tiếp trong ba khóa học. Ngay cả sảnh chờ của địa điểm tổ chức cũng chật ních, khiến cho người tham dự khó có thể vươn tay ra trong khi tập bài công pháp thứ nhất.

Thời điểm Sư phụ Lý Hồng Chí (nhà sáng lập Pháp Luân Công) giảng Pháp ở Đài Loan vào tháng 11 năm 1997, ở Đài Loan mới chỉ có 35 điểm luyện công. Tới tháng 6 năm 1998, hơn 2.000 bộ sách Pháp Luân Đại Pháp được in ra và bán hết trong vòng một tháng. Tới tháng 4 năm 1999, hơn 14.000 cuốn Chuyển Pháp Luân được xuất bản và trong thời gian còn lại của năm đó đã xuất bản tổng cộng 15.000 cuốn Chuyển Pháp Luân.

Cuộc đàn áp ở Trung Quốc Đại lục thu hút sự quan tâm đến Pháp Luân Công

Bà Châu, một luật sư tu luyện Pháp Luân Công ở Đài Loan và Hoa Kỳ, đọc một bài báo đưa tin rằng hơn 10.000 học viên Pháp Luân Công đã đi tới khu chính quyền trung ương.

Bà hết sức ấn tượng và đã gọi điện hỏi thông tin về các khóa học chín ngày. Vào thời điểm đó, bà Châu bị chẩn đoán mắc bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn cuối. Sau khi tham dự khóa học, bà hết sức ngạc nhiên rằng căn bệnh ung thư của mình đã không còn nữa.

Ông Vưu sinh sống ở huyện Nghi Lan cũng bước vào tu luyện Pháp Luân Công sau khi đọc bản tin về cuộc thỉnh nguyện ngày 25 tháng 4. Ông nói: “Tôi nhớ là khi đề cập tới cuộc thỉnh nguyện ôn hòa của các học viên Pháp Luân Công, bài báo có nói rằng không hề có tiếng la hét, không có loa phóng thanh và không có ném trứng.”

“Bài báo cũng đề cập rằng khi các học viên rời đi, họ không để lại bất kỳ mẩu rác nào. Ngay cả những mẩu thuốc lá còn lại của cảnh sát cũng họ cũng nhặt đi. Điều đó khiến tôi kinh ngạc. Tôi nghĩ tôi phải tìm hiểu xem Pháp Luân Công thực chất là gì?”

Ông Vưu đi đến một hiệu sách để mua băng video loạt bài giảng của Sư phụ Lý tại Quảng Châu và đã dành một vài ngày để xem. Ông chia sẻ: “Sau khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã ngừng uống rượu và buông bỏ tính nóng nảy của mình. Sức khỏe của tôi tốt dần lên và tôi vô cùng hạnh phúc.”

Chưa đầy ba tháng sau cuộc thỉnh nguyện, vào ngày 20 tháng 7 năm 1999, ĐCSTQ đã phát động chiến dịch đàn áp tàn bạo Pháp Luân Công, theo đó các học viên ở Trung Quốc đã bị cầm tù một cách có hệ thống, bị tra tấn và thậm chí bị giết hại để lấy tạng. Trong suốt 19 năm sau đó, học viên Pháp Luân Công trên toàn thế giới đã kháng nghị ôn hòa để phản đối cuộc bức hại này.

Pháp Luân Công được giới thiệu lần đầu tiên ở Đài Loan vào tháng 4 năm 1995. Hai mươi ba năm sau, Đài Loan đã có hơn 1.000 điểm luyện công và hàng trăm nghìn học viên, số lượng học viên chỉ đứng sau Trung Quốc Đại lục. Họ là những giáo sư, bác sỹ, luật sư, kỹ sư, công chức, quân nhân, cảnh sát, doanh nhân và sinh viên.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/4/22/364410.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/4/25/169486.html

Đăng ngày: 28-4-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share