[MINH HUỆ 27-6-2017] Sự việc xảy ra với tôi hôm nay tuy chỉ là một vấn đề nhỏ nhưng lại giúp tôi phát hiện được tư tâm ẩn sâu của mình và minh bạch được tính trọng yếu của việc hướng nội. Tôi muốn viết ra để cùng chia sẻ thể ngộ với các đồng tu.

Học viên A đã thiết kế một nhãn đĩa CD vừa phù hợp với nội dung đĩa CD của tôi vừa có tính thẩm mỹ hơn. Anh đã đề nghị học viên B đưa nó đến nhà tôi vào buổi trưa nhưng học viên B không đúng hẹn. Tôi có việc phải ra ngoài vào buổi chiều. Tôi đã phải đợi rất lâu mà vẫn không thấy học viên B đến. Trong tâm tôi trách móc rằng trước đây cũng xảy ra việc này, học viên B cũng cầm đĩa CD mà không nhanh chóng chuyển đi, còn dùng tiêu chuẩn của bản thân mà kiểm tra nội dung đĩa CD khiến tiến trình bị chậm trễ. Chúng tôi đã nhắc cô ấy về điều đó. Thế mà bây giờ cô ấy lại trễ hẹn. Tôi có việc phải đi nên không thể đợi thêm được nữa.

Chạng vạng tối, sau giờ phát chính niệm, khi tôi trở về nhà thì thấy học viên B đang đợi tôi. Ngay khi vừa nhìn thấy tôi, cô ấy đã nói: “Tôi không có ý bào chữa cho bản thân, nhưng tại sao chị không đến chỗ tôi và tự lấy chúng? Con gái chị cũng không phải là không biết chỗ tôi. Nếu chị quá bận, tại sao chị không nhờ con gái qua chỗ tôi để lấy?” Tôi đã tiếp nhận đĩa CD từ cô ấy và mỉm cười nói: “Chị nói đúng. Tôi đã bận quá nên không nghĩ ra. Lần sau, tôi sẽ làm như vậy.”

Sau khi cô ấy rời đi, trong khi làm việc nhà, tôi đã hướng nội. Tôi nghĩ: “Nhân tâm nào khiến tôi nghĩ đến việc ‘dạy cho cô ấy một bài học’? Thật là tự phụ!” Cho dù điều học viên B nói là đúng hay sai thì chẳng phải là một cơ hội tốt để tôi đề cao tâm tính sao? Từ góc độ cứu độ chúng sinh mà nói, tôi cần phải có trách nhiệm hơn với điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng và cân nhắc đến các học viên khác hơn. Tôi nghĩ rằng con gái mình vẫn còn quá nhỏ, hơn nữa kỳ thi ở trường của con cũng đang đến gần, bởi vậy tôi không muốn nhờ con giúp. Nhưng học viên B hẳn cũng rất bận rộn, tôi vì điều gì mà lại không nghĩ cho cô ấy hơn? Khi đồng tu có thiếu sót nào đó hoặc làm việc nào đó không đúng, tôi nên chủ động đi làm cho tốt, như vậy mọi việc sẽ tốt hơn. Thay vì trốn tránh trách nhiệm, tôi cần chủ động có trách nhiệm khi phát hiện ra vấn đề. Tôi nghĩ rằng mình cần sắp xếp mọi việc sao cho tốt nhất.

Đệ tử Đại Pháp là một chỉnh thể. Khi có vấn đề, chúng ta cần đứng trên cơ điểm của Pháp mà hướng nội nhiều hơn nữa, phải xuy xét đến việc duy hộ Pháp, và suy nghĩ cho người khác thay vì ôm giữ tâm tự cao tự đại muốn “dạy ai đó một bài học”. Chỉ có hướng nội, chúng ta mới có thể đề cao toàn bộ chỉnh thể. Sư phụ đã yêu cầu chúng ta tu thành bậc chính giác vô ngã vị tha. Tôi đã làm được điều đó chưa? Tôi đã được điểm hóa qua lời một học viên khác nói với tôi trước đó: “Ngay cả khi người khác có lỗi, chị chỉ có thể thiện ý đưa ra lời khuyên cho họ và trong bất kỳ tình huống nào, chúng ta cũng không được chỉ trích lẫn nhau. Đó mới là cảnh giới mà một người tu luyện nên có.” Là một người tu luyện, tôi cần hướng nội vô điều kiện, đo lường mọi việc dựa trên Pháp Sư phụ giảng, học Pháp thật tốt, loại bỏ tư tâm của bản thân và những tư tưởng không phù hợp, làm tốt hơn nữa việc cứu độ chúng sinh. Đây là tầng thứ và tiêu chuẩn mà đệ tử Đại Pháp thời kỳ chính Pháp cần phải có.

Với suy nghĩ này, tâm tôt chợt minh bạch và thấy vô cùng thoải mái, trong tâm vô cùng biết ơn Sư phụ tôn kính. Sự việc nhỏ này đã giúp tôi nhận thức rõ hơn về việc hướng nội và đề cao chỉnh thể. Tu luyện thật là kỳ diệu!

Trên đây là thể ngộ cá nhân, có điều gì không phù hợp, xin từ bi chỉ rõ.

Ngày 26 tháng 6 năm 2008


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/6/27/180987.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/emh/articles/2008/7/14/98955.html

Đăng ngày 3-2-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share