Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại hải ngoại
[MINH HUỆ 5-1-2017]
Hành xử sau khi phát hiện sách bị sao chép bất hợp pháp
Năm 1996, trước khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã biên tập và xuất bản một quyển sách nổi tiếng, khá phổ biến lúc bấy giờ. Các bản in đều đã bán hết, việc này cũng đã qua rồi, nên tôi cũng không để tâm nữa.
Vài năm sau, tình cờ tôi phát hiện có người đang bán sách của tôi, lại còn để lại các thông tin như số điện thoại, địa chỉ trang web, điều này đã khiến tôi kinh ngạc. Trước đây tôi đã từng nghe về việc sách của người khác bị sao chép bất hợp pháp, nhưng không ngờ nó lại xảy ra với tôi. Tôi cũng muốn tìm hiểu đến gốc rễ, nên đã nhấp vào trang web, thì nhận được thông tin của người ăn cắp bản quyền đó. Xét về lý, tôi hoàn toàn có thể kiện anh ta vi phạm bản quyền, và yêu cầu trả phí bồi thường. Tuy nhiên vì nhớ mình là người tu luyện, Sư phụ đã dạy chúng ta:
“Tại hoàn cảnh phức tạp nơi người thường, trong ma sát giữa người với người, chư vị có thể thực sự vượt lên, ấy là điều khó khăn nhất. Khó là khó ở chỗ chư vị chịu thiệt thòi một cách minh bạch rõ ràng nơi lợi ích người thường, với lợi ích thiết thân [bày] trước mắt, chư vị có bất động tâm hay không; khi đấu tranh lục đục giữa người với người, chư vị có bất động tâm hay không; khi bạn bè thân quyến gặp chuyện thống khổ, chư vị có bất động tâm hay không, chư vị nhìn nhận sự việc như thế nào đây; làm người luyện công khó khăn như vậy đấy!” (Chuyển Pháp Luân)
Đối chiếu theo lời dạy của Sư phụ, tâm tôi đã mau chóng trở nên bình tĩnh trở lại, vì thế tôi đã không kiện người vi phạm bản quyền đó, ngược lại còn cảm thấy anh ta thật đáng thương, chỉ vì chút lợi nhỏ nhoi mà phải mạo hiểm, thật không đáng. Nếu gặp phải người khác, anh ta đã gặp rắc rối lớn. Tôi vẫn còn phải tìm anh ấy tranh cao thấp sao? Trong tu luyện Đại Pháp, buông bỏ lợi ích và đấu tranh, tất cả sẽ trôi qua một cách sóng yên biển lặng.
Đối mặt với tài sản phân phối không công bằng
Năm 2010, ngôi nhà thừa kế từ tổ tiên bên ngoại của tôi đã bán được 1,2 triệu nhân dân tệ, mặc dù trường hợp của tôi có hơi đặc biệt nhưng theo “Luật Kế thừa” và các quyết định liên quan, thì tôi được kế thừa một số tài sản. Nhưng bất ngờ là các anh chị của tôi đã chia đều số tiền 1,2 triệu nhân dân tệ sau lưng tôi. Đợi đến khi họ đem tiền của họ để vào tài khoản của mỗi người, thì anh tôi mới gọi điện cho tôi, nói rằng họ đã trả xong tiền bán nhà, và nói sẽ gửi cho tôi 10.000 nhân dân tệ số tiền mẹ tôi để lại khi còn sống.
Nghe được tin này, tôi hơi bối rối một lúc. Tôi thực sự không thể lường được rằng, trước đây tôi đối xử rất tốt với các anh chị, vậy mà bây giờ đúng vào lúc tôi đang gặp khó khăn họ không những không giúp đỡ mà ngược lại còn làm chuyện như vậy, trong tâm tôi rất thống khổ. Chồng tôi cũng nói, anh của em thật là quá đáng, sao có thể đối đãi như vậy với em gái út được chứ! Khi đó, tôi có thể chọn cách nhờ pháp luật để bảo vệ lợi ích của bản thân. Nhưng tôi nghĩ mình là đệ tử Đại Pháp, không thể so sánh được mất lợi ích với người thường.
Sư phụ giảng:
“Những người tu luyện chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; cái gì của chư vị thì sẽ không mất, cái gì không của chư vị thì chư vị [dù có] tranh [giành] cũng không được. Tất nhiên cũng không tuyệt đối. Nếu tuyệt đối đến vậy, thì không tồn tại vấn đề con người làm điều xấu, vậy nghĩa là nó cũng còn tồn tại một số nhân tố bất ổn định. Tuy nhiên chúng ta là người luyện công, thì về lý là do Pháp thân của Sư phụ quản; người khác có muốn lấy thứ gì của chư vị thì cũng không lấy được. Do đó chúng ta giảng ‘tuỳ kỳ tự nhiên’; có lúc chư vị thấy rằng thứ ấy là [của] chư vị, người ta cũng nói với chư vị rằng thứ ấy là [của] chư vị; kỳ thực nó không phải [của] chư vị. Chư vị có thể cho rằng đó là của mình, [nhưng] rốt cuộc nó lại không phải của chư vị; qua đó thấy được rằng đối với sự việc này chư vị có thể vứt bỏ được không; vứt bỏ không được thì chính là tâm chấp trước; chính là dùng cách này để chư vị vứt bỏ tâm [chấp trước] vào lợi ích ấy; chính là vấn đề này. Bởi vì người thường không ngộ được [Pháp] lý này, nên với lợi ích trước mắt mà tranh mà đấu.” (Chuyển Pháp Luân)
Lời dạy của Sư phụ đã giải được nút thắt trong tâm tôi. Tôi nghĩ số tiền này có lẽ vốn dĩ không thuộc về mình; cũng có thể trước đây tôi từng thiếu nợ họ, có thể họ thực sự không đúng, nhưng dù thế nào đi nữa đã đến bước này, là để tử Đại Pháp mà nói không thể nhận thức như người thường, hãy để tất cả thuận theo tự nhiên vậy! Một năm sau, anh tôi đến nhà tôi, tỏ ý xin lỗi. Tôi nói: “Anh vẫn còn nhớ việc đó, còn em thì quên lâu rồi, chúng ta vẫn là người thân!” Qua việc này, các anh chị tôi đều công nhận và tán đồng Pháp Luân Đại Pháp, trong 6 gia đình họ, 22 người đều đã tam thoái, lựa chọn tương lai tốt đẹp.
Đối mặt với tiền lương phát nhầm
Tới hải ngoại, vì kế sinh nhai, tôi xin việc tại một siêu thị của người Trung Quốc. Vì không biết nói tiếng Anh, tôi chỉ có thể ở phía sau làm việc tay chân, rất khổ và mệt, mỗi giờ chỉ được 7,25 USD, ông chủ mỗi tuần trả lương một lần. Tính theo thời gian làm việc của tôi, mỗi tuần tôi có thể được nhận khoảng 300 USD. Có một lần, tôi nhận được phiếu tiền lương, trên đó ghi hơn 700 USD, hơn gấp đôi so với bình thường.
Tôi biết ông chủ này là người keo kiệt, chắc chắn không đột nhiên hào phóng tăng tiền lương cho tôi như vậy, chắc chắn là nhân viên kế toán đã tính nhầm, lúc ký tên ông chủ cũng không để ý. Nếu tôi không nói ra, thì cũng không ai biết. Hơn 300 USD, tuy không nhiều, nhưng đối với một người hơn 60 tuổi như tôi mà nói, thì phải làm việc vất vả hơn một tuần mới kiếm được.
Trước lợi ích, điều tôi nghĩ đến đầu tiên là: Mình là đệ tử Đại Pháp, dù bất kỳ lúc nào, bất kỳ tình huống nào, cũng không thể làm trái với tiêu chuẩn của người tu luyện, không thể vô cớ chiếm đoạt lợi ích của người khác. Vì thế, tôi nói với ông chủ, có thể họ bị phát nhầm tiền lương của tôi rồi. Ông chủ nghe xong, lập tức mặt mày sa sầm, biểu hiện ra có vẻ không vui. Tôi hiểu rằng, bởi vì đồng nghiệp đã nói, trước đây ông ấy phát thiếu tiền lương cho những nhân viên có văn hóa thấp, còn vì thế mà sinh ra tranh chấp. Lần này, ông chủ cho rằng tôi đến bới móc đòi tăng tiền lương, vì thế mặt không vui. Tôi vội nói thêm: “Ông chủ, có thể phòng kế toán đã tính nhầm rồi, tuần này tôi chỉ có thể nhận 300 USD, trên phiếu tiền lương ghi hơn 700 USD, ông đã cho tôi nhiều hơn, tôi không thể lấy, xin trả lại ông!”
Ông chủ nghe xong mới hiểu là tôi đến trả lại tiền, đầu tiên là kinh ngạc, sau đó nhanh chóng chuyển thành mỉm cười, liên tục nói “Cảm ơn”, còn nói tôi tìm kế toán xem sao. Ngày thứ hai, ông chủ nói với tôi, là kế toán đã làm sai. Ông ấy còn nói: Không cần trả tiền lại, khấu trừ vào tiền lương tuần sau là được rồi.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2018/1/5/面对错发的工资-359297.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2018/1/16/167610.html
Đăng ngày: 26-1-2018; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.