Bài viết của học viên Pháp Luân Công tại Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-11-2017] Tôi gần như phát khóc khi đọc thông tri của Minh Huệ kêu gọi viết bài chia sẻ cho Pháp hội Trung Quốc. Tôi không liễu giải rõ được tâm trạng của mình, cũng có thể là do những khổ nạn mà tôi vừa trải qua. Cảm giác như thể tôi đang ở trong một trận chiến giữa sự sống và cái chết. Nhưng giờ đây, cuối cùng tôi cũng đã có thể có một khởi đầu mới.
Trước kia, khi tôi được thả ra khỏi tù, những người bức hại tôi vẫn tìm cách theo dõi tôi. Bởi vậy tôi không thể về nhà hay quay trở lại làm việc. Tôi phải chuyển hết nơi này đến nơi khác để tránh bị bức hại
Giảng chân tướng mới là mục đích căn bản
Mặc dù vẫn đang làm ba việc mà học viên cần làm nhưng tôi không thể công khai chứng thực Pháp. Tôi nhận ra rằng bản thân cần phải cải biến trạng thái này để trở thành một học viên chân chính.
Tôi bình tâm lại và phát chính niệm với niệm đầu mạnh mẽ: “Tôi là đệ tử của Sư phụ Lý Hồng Chí. Tôi là một người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp thời kỳ Chính Pháp. Tôi là một trong những người đang duy hộ Đại Pháp. Không ai có thể động đến tôi. Tôi cần phải bước đi trên thế gian này mà không sợ bị bức hại và tôi cần trợ Sư chính Pháp.”
Mặc dù vẫn nằm trong danh sách bị “truy nã” của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), tôi vẫn quyết định báo cáo sự việc với cơ quan cũ. Như thế rõ ràng là rất rủi ro.
Nhưng trong tâm tôi hiểu rõ rằng: “Dù là báo cáo sự việc đến cơ quan hay đồn cảnh sát thì mục tiêu chính yếu của tôi là để giúp mọi người hiểu rõ chân tướng của Pháp Luân Công và bản chất của cuộc bức hại. Giải quyết vấn đề cá nhân cũng như vấn đề danh tính chỉ là thứ yếu.”
Khi bị giam giữ trong trại lao động cưỡng bức, tôi bị lính canh tra tấn. Họ đã sử dụng đủ loại phương thức để hủy hoại thân thể và hệ thần kinh của tôi mà không để lại thương tổn đáng chú ý nào. Tôi vẫn còn cảm thấy sợ khi nghĩ đến điều đó. Bước ra giảng rõ chân tướng về Pháp Luân Công nghĩa là tôi sẽ phải chấp nhận nguy cơ có thể lại bị bỏ tù và tra tấn. Thực tế thật khắc nghiệt và những khổ nạn đều liên quan đến vấn đề sinh tử.
Do những bức hại mà tôi phải gánh chịu trong quá khứ quá tàn khốc nên mọi người trong gia đình tôi đều rất lo lắng. Vợ tôi không phải là học viên Pháp Luân Công.
Cô ấy đã nhiều lần nói với tôi rằng: “Anh đừng có nói bất kể điều gì bên ngoài nhà mình. Nếu có ai hỏi thì anh cứ bảo anh không còn tu luyện nữa. Bằng mọi giá anh phải cố gắng tránh đừng để bị bắt nữa.”
Cô ấy sợ vì lần nào ra tù, tôi cũng trong tình trạng nguy hiểm, mà cô ấy không biết chắc được là tôi có sống sót qua được hay không.
Biết cần phải làm gì
Mặc dù người nhà đều rất lo lắng nhưng tôi đã quyết định và tôi hiểu mình cần phải làm gì.
Vợ tôi và tôi cùng đến cơ quan của tôi để báo cáo sự việc. Đúng như dự kiến, ngày hôm sau một số cảnh sát đã đến nhà tôi và yêu cầu tôi đi với họ. Thật ngạc nhiên là lần này vợ tôi lại nói rằng cô ấy sẽ đi với tôi và cảnh sát đã đồng ý. Trong mắt cô ấy, tôi có thể thấy một nỗi buồn nhẹ nhưng ẩn chứa trong đó là lòng can đảm và sự quyết tâm.
Trước đây, Khi bị bắt giữ, tôi nói với vợ: “Sẽ thật là tốt nếu em có thể cùng đi với anh – không phải là để nói điều gì đó mà đơn giản chỉ là ở bên cạnh anh. Điều này sẽ ngăn cản các cảnh sát đánh anh.” Cô ấy hẳn là đã nhớ những lời nói ấy của tôi nên lần này đã quyết tâm đi cùng với tôi.
Đến đồn cảnh sát, họ bảo chúng tôi ngồi chờ. Tôi tiếp tục phát chính niệm với niệm đầu: “Tôi là đệ tử của Sư phụ Lý Hồng Chí. Không một ai có thể động đến tôi. Tôi phải ngăn những cảnh sát này phạm tội với Pháp Luân Công. Tôi sẽ tiêu hủy tất cả các nhân tố tà ác.”
Điều quan trọng là tôi cần giảng chân tướng và nói với họ rằng Pháp Luân Công là tốt và giúp họ hiểu rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp đang bị bức hại phi pháp.
Sau đó, cảnh sát các cấp bao gồm: đồn cảnh sát địa phương và trên quận, sở cảnh sát thành phố, bộ phận an ninh nội địa và các cơ quan có trách nhiệm liên quan khác đã thẩm vấn tôi. Trên bề mặt, dường như mọi thứ đều đang tiến triển thuận lợi. Nhưng tôi biết rằng đó chính là cuộc chiến giữa chính và tà ở các không gian khác.
Sư phụ giảng:
“Chúng ta giảng rằng, tốt xấu xuất tự một niệm của người ta, sai biệt ở một niệm ấy đưa đến hậu quả khác nhau.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi đến đây là để giúp những cảnh sát này hiểu được mức độ nghiêm trọng của những hành động của họ chứ không phải là để đối mặt với họ bằng tâm thù hận. Nếu tôi chính niệm đầy đủ thì tôi sẽ thắng trong trận chiến này. Tuy nhiên, nếu không đủ chính niệm mà mang đầy hận thù hay sợ hãi thì tôi sẽ phải đối mặt với việc bị bức hại một lần nữa.
Sư phụ giảng:
“…Tất nhiên, người tu luyện không coi người nào là kẻ thù cả; ai cũng không xứng làm địch nhân của Đại Pháp; vạch trần tà ác là có mục đích ngăn chặn hành vi tà ác.” (Chuyển Luân hướng thế gian – Tinh tấn yếu chỉ III)
Trước đây, mặc dù cảnh sát và lính canh muốn làm hại tôi và tìm cách khiến tôi phát điên, nhưng trong tâm, tôi hiểu rằng họ không phải là kẻ thù của tôi. Họ phạm tội là do các nhân tố tà ác đang thao túng họ. Tôi biết mình cần thanh trừ những nhân tố này.
Cuộc thẩm vấn chuyển thành giảng chân tướng
Việc thẩm vấn đã đem lại cho tôi cơ hội giảng chân tướng. Họ đã thu âm mọi thứ và yêu cầu tôi ký biên bản. Tôi nghĩ: “Nếu những gì họ ghi trên giấy đúng là những gì tôi đã nói và không phương hại gì đến tôi và đức tin của mình thì tôi cũng có thể ký. Điều này cũng giống như tôi đã nói với họ chân tướng bằng tên thật của mình. Về cơ bản đây là tạo một cơ hội để họ không tiếp tục phạm tội theo tà ác nữa. Nếu không phải như thế thì tôi nhất định sẽ không ký biên bản đó.”
Tôi bắt đầu giảng chân tướng về Pháp Luân Công: “Pháp Luân Công dạy con người trở nên tốt hơn và hành xử theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn trong cuộc sống hàng ngày. Pháp Luân Công là một môn tu luyện tốt chứ không phải là tà giáo.“
“Văn phòng Chính phủ Trung ương và Văn phòng Hội đồng Nhà nước đã chính thức công nhận bảy tà giáo trong Văn kiện Số 50 năm 1995, nhưng Pháp Luân Công không có tên trong danh sách này.”
“Bộ Công An đã chính thức công nhận 14 tà giáo tại Công văn số 39 của Bộ này năm 2000 và Công văn Số 39 năm 2005, và Pháp Luân Công cũng không nằm trong danh sách này. Điều 300 của Bộ Luật hình sự, từng được sử dụng để bức hại các học viên Pháp Luân Công, cũng không hề đề cập đến Pháp Luân Công.”
Tôi nói tiếp: “Chính Giang Trạch Dân đã vu khống cho Pháp Luân Công là tà giáo. Tuy nhiên, không có điều luật nào của Trung Quốc xác định Pháp Luân Công là tà giáo. Hành vi của ông ta là vi phạm Hiến pháp. Giang nói Pháp Luân Công là một tà giáo khi trả lời phỏng vấn của Phóng viên Le Figaro vào ngáy 25 tháng 10 năm 1999.”
“Tờ Nhân dân Nhật báo sau đó đã đăng một bài xã luật vào ngày 27 tháng 10 năm 1999 để vu khống Pháp Luân Công. Tuy nhiên, lời của Giang cũng như bài xã luận đăng trên tờ Nhân dân Nhật báo đều không thể được xem là luật. Nhưng chúng đã được sử dụng để biện minh cho cuộc bức hại Pháp Luân Công và các học viên.”
Nhiều cảnh sát thậm chí chưa hề nghe nói đến những văn bản mà tôi đã đề cập. Họ nói: Thật vậy không? Có những loại văn bản này sao? Tôi sẽ kiểm tra lại.” Một số người dường như đã hiểu ra và không nói gì cả.
Để ngăn họ không phạm tội thêm nữa, tôi nói với họ rằng không có một cơ sở pháp lý nào cho việc bức hại các học viên Pháp Luân Đại Pháp.
Tôi tiếp tục: “Phiên họp Toàn thể lần thứ tư của Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 18 đã thông qua các quyết định của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về các vấn đề chính liên quan đến việc đẩy mạnh toàn diện luật pháp” vào ngày 23 tháng 10 năm 2014.
“Có hai phần chính. Một là để thực thi hệ thống trách nhiệm suốt đời trong các vụ việc do cá nhân xử lý. Hai là để triển khai một hệ thống cho phép truy cứu và điều tra lại đối với những người có trách nhiệm trong các vụ việc bị xử lý sai. Các nhà lãnh đạo cầm quyền ngày nay đang nhấn mạnh việc quản lý đất nước bằng luật pháp. Họ sẽ tiến hành điều tra và trừng phạt các tội phạm thực sự.”
“Trọng tâm cơ bản của Bộ luật Hình sự này là nguyên tắc về tính hợp pháp. Không có điều luật hay văn bản chính thức nào của chính quyền trung ương quy kết Pháp Luân Công là vi phạm pháp luật. Các vụ việc phi pháp đối với các học viên Pháp Luân Công rồi sau này sẽ được điều tra lại.”
Được thả sau lần thẩm vấn cuối cùng
Lúc đó đã khá muộn nhưng họ vẫn bảo tôi: “Anh vẫn phải đến ‘trung tâm hành án’ cùng với chúng tôi. Chúng ta sẽ quay trở lại nhanh thôi.”
Tôi không hề sợ hãi, tín tâm tròn đầy. Tôi thấy vợ mình vẫn đang đứng và đợi ở đó khi chúng tôi ra đến cửa. Cô ấy thấy tôi bị đưa đi đâu đó nên đã khóc. Tôi nắm lấy tay vợ và nói: “Cuối cùng rồi sẽ tốt thôi. Hãy đợi anh.”
Cảnh sát nói với cô ấy rằng chúng tôi sẽ sớm quay lại. Cô ấy hỏi liệu cô ấy có thể đi cùng được không nhưng không còn chỗ trong xe. Anh cảnh sát kia trấn an cô ấy và nói: “Chị đừng lo. Anh ấy sẽ sớm quay trở lại.”
Trên đường đi, tôi nhận thấy họ đang ghi âm toàn bộ chuyến đi. Tôi thầm nghĩ: “Thế càng tốt, càng nhiều người được nghe chân tướng về Pháp Luân Công thì càng tốt.”
Sau đó, tôi đã kể cho họ về một tảng đá lớn được phát hiện mà trên đó có tạc chữ “Trung Quốc Cộng sản Đảng Vong” (Đảng Cộng sản Trung quốc sẽ bị diệt vong) ở Quý Châu.
“Các anh phải xem tảng đá đó. Anh có thể tra thông tin về tảng đá đó trên trang Baidu.com. Trang Baidu không phải là trang web do các học viên Pháp Luân Công vận hành. Và phiến đá đó là có thật. Người ta đã phân tích và xác định nó khoảng 270 triệu năm tuổi. Có sáu chữ được khắc trên đó nhưng mọi người chỉ dám nói về năm chữ đầu tiên là “Đảng Cộng sản Trung Quốc”. Tại sao họ chỉ dám nói như thế. Bởi vì chữ thứ sáu là chữ “vong” ngụ ý “diệt vong”. Các nhà nghiên cứu của Học viện Khoa học Trung Quốc đã 2 lần tiến hành điều tra về nó. Anh có thể lên mạng mà tự mình tìm hiểu.”
Có lẽ do tâm tính chưa cao nên hôm đó, tôi đã không thể giúp được cảnh sát nào thoái Đảng và các tổ chức liên đới của nó. Nhưng họ đã yên lặng lắng nghe tôi và một lúc sau họ bảo tôi hãy nghỉ ngơi. Vì vậy, tôi chỉ có thể nói với họ những chân tướng cơ bản.
Khi đến “trung tâm điều tra vụ việc một cửa“, tôi được thông báo: “Trường hợp của anh có thể có hai khả năng xảy ra. Trường hợp thứ nhất là anh sẽ được thả. Trường hợp thứ hai là anh có thể được bảo lãnh tại ngoại.”
Trong phiên điều trần này, tôi đã bị chất vấn từ tất cả các cấp cảnh sát. Sau đó, họ đưa tôi trở lại đồn cảnh sát. Tôi không rõ kết quả ra sao nhưng tôi vẫn tiếp tục giảng rõ chân tướng.
Khi đó đã rất muộn và hai cảnh sát từ Phòng An ninh Nội địa đã tới. Mặc dù dường như vụ việc của tôi đã kết thúc nhưng cảnh sát có vẻ do dự để tôi rời đi. Tôi nghĩ có thể hai vị cảnh sát này tới đây để nghe thêm chân tướng cuộc bức hại. Bởi vậy tôi đã giảng thêm chân tướng cho họ và cũng cảnh báo họ: “Các anh không muốn vi phạm luật với tư cách là cán bộ thực thi pháp luật đấy chứ?”
Tôi hỏi tên một trong hai cảnh sát này nhưng anh ta chỉ im lặng. Bởi vậy, tôi đã nói với anh ta về quyết định ‘Thúc đẩy việc Thực thi Pháp luật’ đã được chính phủ trung ương thông qua. “Anh có thể chịu trách nhiệm suốt đời về vụ việc của tôi được không? Sau này, vụ này chắc chắn sẽ được điều tra lại đấy.” Anh ta dường như có vẻ hơi lo lắng và vẫn không nói gì.
Đến gần nửa đêm, tôi được thông báo là có thể về nhà. Vừa ra ngoài, tôi đã thấy vợ mình đứng ở gần đó. Thế là chúng tôi cùng đi bộ về nhà.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/11/12/356171.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/11/21/166474.html
Đăng ngày 9-12-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.