Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Hà Nam, Trung Quốc

[MINH HUỆ 16-8-2017] Tối hôm 5 tháng 8 năm 2017, khi đi làm về, tôi thấy có một chiếc xe cảnh sát đỗ ngay phía trước nhà mình.

Hai viên cảnh sát bước ra khỏi chiếc xe. Tôi nói: “Hai mươi năm rồi tôi mới lại thấy cảnh sát đến sách nhiễu mình. Ồ, mà các anh đã đến đây rồi, vậy thì chúng ta cùng vào nhà nói chuyện nhé.”

Hai viên cảnh sát này trông rất trẻ, chỉ khoảng chừng 20 tuổi.

Tôi muốn chia sẻ lại cuộc đối thoại của tôi với hai viên cảnh sát này, cũng như với giám đốc của họ.

Tôi: “Tại sao các anh lại đến đây?”

Cảnh sát 1: “Bà đã từng luyện Pháp Luân Công. Giờ bà còn luyện nữa không?”

Tôi: “Nếu tôi không luyện Pháp Luân Công, thì các anh có tới đây không? Các anh biết đấy, Hiến pháp cho phép người dân có quyền tự do tín ngưỡng. Tôi có thể không trả lời câu hỏi của anh, bởi vì công dân có quyền được giữ im lặng. Nhưng chính là vì tôi muốn nói với các anh vài chuyện, nên tôi sẽ không làm vậy. Cho dù các anh hiểu được hay không hiểu được, thì thực chất cuộc bức hại Pháp Luân Công đơn thuần là quyết định cá nhân của riêng Giang Trạch Dân. Năm 2014, Quốc vụ viện đã ban hành Luật Dân sự, trong đó có nêu rõ rằng công chức nhà nước phải chịu trách nhiệm về pháp lý cho những việc mình làm ngay cả khi đã về hưu. Hàng loạt quan chức cao cấp tham gia bức hại Pháp Luân Công như Chu Vĩnh Khang, Quách Bá Hùng hay Tô Vinh… hiện giờ đều đã ngồi tù vì theo Giang Trạch Dân bức hại Pháp Luân Công.”

Cảnh sát 2: “Lý do chính chúng tôi có mặt tại đây là vì Đại hội Đảng lần thứ 19 sắp diễn ra. Bà có thể luyện Pháp Luân Công ở nhà, nhưng không được phép ra ngoài tụ tập cùng với các học viên khác.”

Tôi: “Lần trước cảnh sát có nói với cha tôi rằng tôi đã phạm tội cố ý lật đổ chính phủ. Tôi chỉ là một người dân phổ thông, hàng ngày lo làm việc để kiếm sống. Làm sao tôi lại có thể lật đổ được chính phủ và gây ảnh hưởng đến Quốc hội cho được? Thật là nực cười!”

Cảnh sát 2: “Hãy suy nghĩ một chút đến công việc khó khăn này của chúng tôi được không! Mong bà hãy cần ký tên của bà vào đây, để chúng tôi chụp ảnh bà và ghi lại lời tuyên bố của bà. Vậy là công việc của chúng tôi đã hoàn thành. Không làm được vậy thì chúng tôi sao có thể hoàn thành công việc theo mệnh lệnh của cấp trên được.”

Tôi: “Các anh thấy nếu bây giờ các anh gọi cho cấp trên để tôi nói chuyện trực tiếp với ông ấy thì có được không?”

Cảnh sát 2: “Được, để tôi gọi.”

Viên cảnh sát này đã gọi cho cấp trên của anh ta, và chuyển điện thoại sang chế độ loa ngoài

Tôi: “Xin chào ông. Chúng ta hãy đi thẳng vào vấn đề nhé: Ông yêu cầu nhân viên cảnh sát của mình đến sách nhiễu tôi mà không hề có lệnh ban hành từ phía lãnh đạo chính quyền. Chỉ đơn thuần là yêu cầu của những người thuộc phe cánh Giang Trạch Dân.

“Ông hãy nghe cho kỹ tôi nói nhé, vì điều này rất quan trọng: Bức tường Berlin của Đức đã chia cắt nước Đức thành Đông Đức và Tây Đức. Nửa phía Đông là xã hội vận hành theo chế độ cộng sản, trong khi nửa phía Tây thì là một xã hội tự do. Bất cứ người nào từ phía Đông muốn vượt qua bức tường để đến với nửa phía Tây sẽ bị lính gác bắn chết theo chỉ lệnh từ cấp trên. Khi bức tường Berlin bị phá bỏ, những người lính từng chỉ tuân theo mệnh lệnh đó cũng đã bị đưa ra xét xử. Những người lính tự bào chữa cho mình khi nói rằng họ chỉ đơn giản là làm theo chỉ lệnh từ cấp trên. Tuy nhiên, thẩm phán vẫn nói rằng mặc dù họ chỉ là tuân theo mệnh lệnh từ cấp trên, nhưng giết người vẫn là một tội phạm. Những người lính đó vẫn bị kết án như thường.”

Cảnh sát trưởng: “Được rồi, nhưng chúng tôi là theo lệnh từ cấp trên của chúng tôi. Hãy ký tên đi, và chúng tôi sẽ nói rằng bà tuân thủ luật pháp và yêu đảng, yêu nước Trung Quốc.”

Tôi: “Chúng ta là con cháu Trung Hoa, chứ không phải là con cháu của Marx.”

Hai cảnh sát trong phòng bắt đầu cười to.

Cảnh sát trưởng: “Tôi chưa hề ép buộc bà ký hay chụp ảnh bà đấy nhé. Không phải là tôi chỉ đơn giản là đang thảo luận với bà sao?”

Tôi: “Tôi cũng muốn để ông biết rằng vào cuối Cách mạng Văn hóa, 810 quan chức Bắc Kinh từng tuân theo các chính sách của Các mạng Văn hóa, đã bị đưa tới tỉnh Vân Nam và bị xử tử bí mật. Thân nhân của họ chỉ nhận được thư báo là họ đã chết trong khi làm nhiệm vụ. Đừng quên rằng sau mỗi cuộc vận động chính trị, Đảng Cộng sản luôn giết chết một số lượng người nhất định để xoa dịu nỗi tức giận của công chúng. Đừng để chính bản thân mình hay cấp dưới của mình làm bia đỡ đạn. Đừng phạm luật khi biết rằng sai mà vẫn làm.”

Cảnh sát trưởng: “Được rồi, được rồi, bà có thể dừng lại ở đây.”

[Viên cảnh sát trưởng gác máy, và viên cảnh sát bỏ chiếc điện thoại ra chỗ khác]

Cảnh sát 1: “Bà hãy ký tên đi.”

Tôi: “Cậu không nghe được những gì tôi vừa nói chuyện trên điện thoại à? Sếp của cậu im lặng. Cậu còn muốn tôi ký sao? Đưa bút cho tôi, tôi sẽ viết cho cậu vài chữ.”

[Anh ta đưa bút cho tôi, và tôi viết: Vô tội, điều tra bất hợp pháp]

Cảnh sát 2: “Bà cứ ký tên đi không được sao?”

Tôi: “Không. Tôi đã viết cho các anh vài chữ rồi, đó là để cảnh báo các anh đừng phạm luật đấy.”

Cảnh sát 1: “Thôi được rồi. Lần sau chắc người ta lại cử người khác đến tìm bà. Chúng tôi vẫn phải đến gặp bà trong tương lai không xa thôi!”

Tôi: “Không sao cả. Tôi rất vui khi được nói chuyện thêm với các cậu. Bất cứ khi nào các cậu muốn, hãy cứ đến đây uống trà với tôi nhé.”

Sau đó những viên cảnh sát này đã rời khỏi nhà tôi.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/8/16/352559.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/9/24/165532.html

Đăng ngày 8-11-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share