Bài viết của một học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 26-6-2017] Tôi đã tranh cãi với một điều phối viên. Khi tôi cố gắng thuyết phục anh ấy nhìn nhận các việc theo cách của tôi, anh ấy đã nói: “Thật là cứng đầu. Bạn có thể bớt ương ngạnh hơn một chút có được không?“

Những lời của anh ấy khiến tôi phải suy nghĩ. Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi vốn nóng tính và luôn khăng khăng làm mọi việc theo ý mình, gây ra nhiều vấn đề cho bản thân. Tôi nghĩ mình đã thay đổi nhiều qua những năm tu luyện, tuy nhiên lời phê bình của người điều phối đã nhắc tôi rằng mình vẫn còn đoạn đường dài phía trước.

Một vấn đề mà tôi nhận ra đó là tôi nói rất nhiều và luôn muốn thuyết phục người khác nhìn nhận các việc theo góc độ của mình. Đôi lúc người mà tôi đang nói chuyện cùng có thể không phàn nàn về những gì tôi nói nhưng những cảm xúc tiêu cực của họ tạo nên những rào cản giữa chúng tôi.

Điều này liên quan đến hành vi thiếu ý thức của tôi. Khi đọc Cửu Bình tôi nhận ra mình bị nhiễm văn hoá Đảng. Dưới đây là một vài ví dụ.

Thứ nhất là tâm tranh đấu. Do tâm tật đố và hiển thị, tôi cảm thấy tự mãn về bản thân và luôn tranh cãi lại. Khi lấn át được đối phương, tôi cảm thấy rất hài lòng. Khi người khác có vẻ cao hơn tôi, tôi liền tật đố và phớt lờ họ.

Thứ hai là thiếu kiên nhẫn. Ví dụ như, tôi thường hay ngắt lời người khác trong khi họ đang nói, nghĩ rằng điều mình nói quan trọng hơn điều họ đang nói. Nhưng khi đến phiên mình tôi lại không muốn ai ngắt lời mình cả. Một biểu hiện khác của chấp trước này là tôi luôn hăng hái chia sẻ những điều mới, như thể tôi sợ mọi người không biết đến hay sẽ nghe được qua người khác.

Có lần tôi nhìn thấy một học viên vượt đèn đỏ để tiết kiệm thời gian. Tôi nhìn thấy những người khác chọn chỗ tốt để ngồi khi học Pháp cùng nhau, không để ý đến việc các học viên lớn tuổi có thể cần chỗ có ánh sáng tốt vì mắt của họ kém. Điều đó là không đúng.

Thứ ba là cái tôi. Vì tâm tranh đấu và tính thiếu kiên nhẫn, tôi đã chiếm độc quyền trong các cuộc hội thoại và không muốn để cho ai nói cho đến khi tôi không còn gì để nói. Đây là đặc trưng của người đã bị nhiễm văn hoá Đảng.

Điểm cuối cùng là tôi không muốn nghe phê bình. Bất cứ khi nào người khác đưa các nhận xét không tích cực về hành vi của tôi, tôi sẽ lập tức bao biện. Cái tâm này xuất phát từ sự vị tư. Đó là do tôi không muốn thừa nhận là mình sai. Hoặc ngay cả khi trên bề mặt tôi có thừa nhận là mình sai đi nữa thì thực lòng tôi vẫn không nghĩ là mình sai.

Trong Hồng Ngâm III, Sư phụ viết:

Thiểu biện

Như ngộ cường biện vật tranh ngôn

Hướng nội trảo nhân thị tu luyện

Việt tưởng giải thích tâm việt trọng

Thản đãng vô chấp xuất minh kiến”

(Hồng Ngâm III)

Diễn nghĩa:

Biện giải ít đi thôi

Nếu gặp phải biện giải mạnh mẽ thì đừng tranh lời

Hướng nội tìm nguyên nhân, ấy là tu luyện

Càng muốn giải thích thì tâm càng nặng

Mà lòng khoáng đãng không chấp thì lại nảy ý kiến sáng suốt”

Tôi nghĩ mình thật sự cần phải làm tốt hơn về các phương diện này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/26/350162.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/6/164926.html

Đăng ngày 6-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share