Bài của một học viên Pháp Luân Đại Pháp từ tỉnh Thiểm Tây, Trung Quốc

[MINH HUỆ 18-6-2017] Ngày nay, trong một cuộc tranh luận, câu hỏi “ai đúng, ai sai” có thể tồn tại lâu hơn so với bản thân cuộc tranh luận. Ngoài ra, tiêu chuẩn đúng và sai trong xã hội người thường được đo lường bởi quan niệm con người hơn là chuẩn mực đạo đức. Một học viên Pháp Luân Đại Pháp phải làm gì khi có mâu thuẫn?

Câu trả lời rất đơn giản.

Bất kể người thường nghĩ gì, các học viên Đại Pháp nên luôn hướng nội tìm trong mọi mâu thuẫn hay vấn đề gặp phải. Các học viên nên hiểu rằng khổ nạn xảy ra là để giúp chúng ta tìm ra vấn đề và đề cao. Chỉ qua việc hướng nội chúng ta mới có thể đề cao tâm tính.

Tuy nhiên, vì là người còn đang tu luyện, nên khi mâu thuẩn xảy đến một số chúng ta vẫn có xu hướng đổ lỗi cho người khác thay vì tìm lỗi ở bản thân mình.

Quan niệm người thường

Thật khó để mọi người nhận ra rằng mình bị các quan niệm khống chế khi gặp vấn đề. Người ta sống trong các hoàn cảnh khác nhau và do vậy hình thành những quan niệm khác nhau. Một người nóng tính có thể bị mất kiên nhẫn với những người chậm chạp; một người thận trọng có thể không thích sự bất cẩn; một người ồn ào có thể bị sự im lặng làm cho khó chịu; và một người sạch sẽ, gọn gàng có thể không thể chịu đựng được những người bẩn thỉu và lộn xộn.

Mọi người thường hiểu rằng người ta nên có những tính cách tốt và nếu có ai đó lệch khỏi những điều được mong đợi này, cuối cùng họ sẽ bị khó chịu và bắt đầu phàn nàn.

Cho rằng các học viên Pháp Luân Đại Pháp bây giờ đi theo con đường tu luyện ngay chính, thì liệu có thực sự bình thường khi họ đánh giá người khác như người thường vẫn làm không?

Có những tiêu chuẩn để mọi người quyết định điều gì là đúng và sai trong xã hội nhân loại, nhưng các học viên Đại Pháp phải chiểu theo các tiêu chuẩn cao hơn. Theo thể ngộ của tôi, tu luyện là liên tục tự giải thoát mình khỏi những quan niệm người thường. Chỉ khi từ bỏ những điều này, duy trì chính niệm và đề cao tâm tính, chúng ta mới có thể ngộ được những nội hàm sâu hơn của Pháp.

Quan niệm người thường không phải là chân ngã của chúng ta. Không thể phân biệt được giữa chân ngã và quan niệm người thường là rào cản lớn nhất trên con đường tu luyện, vì nó sẽ tạo ra mâu thuẫn và hiểu lầm giữa các học viên. Chỉ qua việc hướng nội tìm, chúng ta mới có thể tìm ra nguyên nhân gốc rễ của vấn đề và chính lại bản thân chiểu theo Pháp.

Trả nghiệp

Có những trường hợp mà học viên bị người khác buộc tội oan. Ví dụ, có những đồng tu đã khóc lóc nói với tôi rằng họ bị các học viên khác hiểu lầm hay bị buộc tội phản bội, ngoại tình hoặc không trả nợ.

Các học viên này có thể bị đối xử bất công như vậy sao? Làm thế nào có thể lý giải được chuyện này?

Tuy nhiên, hành vi của tôi là không chính. Tôi bị cái tâm thương hại và muốn bảo vệ người khác lừa gạt, và đã không dùng Pháp lý để giải quyết các vấn đề.

Sư phụ đã giảng rằng:

“Trong tu luyện, khi đối xử với các mâu thuẫn cụ thể, khi người khác đối xử với chư vị không tốt, có thể có tồn tại hai loại tình huống: một là chư vị tại đời trước có thể đã đối xử không tốt với người ta; trong tâm chư vị thấy bất bình: ‘Cớ chi đối xử với tôi như vậy?’ Nhưng tại sao trước đây chư vị đối xử với người ta như thế? Chư vị nói rằng chư vị đâu có biết được lúc ấy, rằng đời này đâu liên quan gì với chuyện của đời kia; [suy nghĩ] thế không được.” (Bài giảng thứ tưChuyển Pháp Luân)

Sư phụ đã giảng cho chúng ta nguyên nhân có thể gây ra những khổ nạn cho các học viên Đại Pháp. Chúng ta than khóc vì những thống khổ và bất công mình phải chịu đựng, nhưng chúng ta cần xem xét mình có thể đã ngược đãi những người khác trong những kiếp trước như thế nào.

Là học viên Đại Pháp, chúng ta nên minh bạch rằng những điều không hay xảy đến với mình là do nghiệp lực gây ra từ những việc làm sai trái của chúng ta trước đây.

Nếu không từ bỏ chấp trước, cuối cùng chúng ta sẽ bị đè nặng bởi tất cả những buồn phiền và nghiệp lực của mình. Sư phụ đã tiêu trừ phần lớn nghiệp lực và chỉ để lại một chút cho chúng ta tự hoàn trả.

Sao chúng ta có thể bỏ lỡ cơ hội để trả hết nợ nghiệp của mình, buông bỏ các chấp trước, đồng thời đề cao tâm tính?

Trân quý các đồng tu

Khi một người phát nguyện muốn tu luyện Đại Pháp và nhận trách nhiệm trợ Sư Chính Pháp, cho dù tầng thứ tu luyện họ cao đến đâu, sinh mệnh đó đã là rất trân quý trong con mắt của những sinh mệnh cao tầng.

Vì chúng ta được Sư phụ và các sinh mệnh cao tầng trân quý, sao chúng ta có thể bài xích và coi thường nhau được? Việc người khác phán xét là do họ bị những quan niệm và chấp trước người thường thao túng. Một học viên chân chính nên đồng hóa với Pháp và trân quý tất cả các học viên khác, cũng như Sư phụ trân quý họ.

Lúc này, sẽ là điều bình thường khi chúng ta không thể nhận ra rằng thiếu sót của học viên khác không phải là chân ngã của họ. Với sự trợ giúp của Sư phụ và Pháp, tất cả những điều này có thể được chính lại trên con đường tu luyện.

Sư phụ đã giảng rằng:

“Tu luyện là tu nhân tâm, tu chính mình; khi có vấn đề, khi có mâu thuẫn, khi có khó khăn và bị đối xử bất công bằng, thì vẫn có thể hướng nội tìm trong bản thân mình, thế mới là tu luyện thật sự, mới có thể đề cao không ngừng, mới có thể đi cho chính con đường tu luyện, mới có thể tiến về viên mãn!” (Lời chúc gửi Pháp hội Đài Loan)

“Tu chính mình” có ý nghĩa gì?

Thể ngộ của tôi là khi có mâu thuẫn hoặc vấn đề, phản ứng đầu tiên của chúng ta nên là hướng nội để tìm ra điều gì sai ở phía mình.

Chỉ qua việc hướng nội vô điều kiện chúng ta mới có thể trở thành những học viên Đại Pháp chân chính và “tiến đến viên mãn”.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/18/349808.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/8/4/164904.html

Đăng ngày 27-8-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share