Bài viết của một học viên ở tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc Đại Lục

[MINH HUỆ 6-6-2017] Tôi tốt nghiệp trường luật năm 1990 và gia nhập cục cảnh sát vào tháng 9 cùng năm. Tôi đã tiếp xúc với các học viên Pháp Luân Công vào tháng 10 năm 1999, ba tháng sau khi Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công.

Tìm hiểu về Pháp Luân Công trong khi thi hành nhiệm vụ

Vào tháng 10 năm 1999, tôi được giao nhiệm vụ quản chế một nhóm học viên Pháp Luân Công đến Bắc Kinh để khiếu nại rồi bị cảnh sát chuyển về địa phương. Cục cảnh sát địa phương giam họ ở một địa điểm khác, không cho phép họ về nhà, hạn chế quyền tự do của họ và bắt họ thanh toán chi phí đồ ăn.

Theo Luật pháp Trung Quốc, điều này là phạm luật. Mặc dù vậy, những học viên này đều rất bình tĩnh và an hoà. Họ không giống những người bị giam giữ khác, họ không hề bị kích động khi bị đối xử bất công.

Họ đều rất minh bạch rằng việc mình đang làm là trong sạch và hợp pháp. Họ kiên định niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp, môn tu luyện chiểu theo nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn, giúp đề cao đạo đức và cải thiện sức khoẻ tinh thần và thể chất.

Họ tin rằng Pháp Luân Công mang lại lợi ích cho cả quốc gia và người dân, vì vậy họ chỉ bày tỏ hy vọng rằng chính phủ có thể hiểu được chân tướng.

Sau vài ngày tiếp xúc, tôi cảm thấy họ là những người tu dưỡng bản thân và rất thiện lương. Tôi biết rằng giam giữ họ như vậy là bất hợp pháp, nên khi đến ca trực của mình, tôi đều đối xử tốt và nhẹ nhàng với họ. Tôi chỉ ngồi đó và không ép buộc hay hạn chế họ làm gì.

Tôi cho phép họ đọc sách Chuyển Pháp Luân và chia sẻ kinh nghiệm tu luyện. Từ những gì họ chia sẻ, tôi hiểu được rằng các học viên Pháp Luân Công không được phép sát sinh. Tôi cảm thấy thoải mái khi nghe họ đọc sách, sau đó tôi mượn họ một cuốn Chuyển Pháp Luân và bắt đầu đọc.

Bước đi trên con đường tu luyện Đại Pháp

Sau khi đọc xong cuốn Chuyển Pháp Luân, tôi nhận ra rằng đó không phải là một cuốn sách bình thường dạy người ta làm người tốt, mà nó còn có thể giúp người ta chân chính tu luyện đề cao tầng thứ của sinh mệnh. Cuốn sách cũng khiến tôi hiểu rằng ý nghĩa chân chính của sinh mệnh là phản bổn quy chân. Tôi bắt đầu có mong ước được tu luyện, bước vào tu luyện trong Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi từng tự hỏi: Tôi là ai? Tôi đến từ đâu? Tôi sẽ đi về đâu? Các tín ngưỡng truyền thống đều nói rằng con người là do các vị Thần tạo ra, chuyển sinh từ kiếp trước đến kiếp này, và có thiên đường, địa ngục.

Một trong những mục tiêu quan trọng của thuyết vô thần là muốn con người tin rằng thiên đường và địa ngục không tồn tại, không có thiện ác báo ứng, từ đó mà buông thả những ước thúc của lương tâm, ngược lại coi trọng những vinh hoa và hưởng thụ của hiện thực. Còn những người tin vào Thần có thể nhìn thấu sinh tử và cõi hồng trần, khiến cho những cám dỗ của thế tục hay những uy hiếp của sinh mệnh trở nên nhẹ như lông hồng.

Trong thực tế, Pháp Luân Công lấy Chân Thiện Nhẫn làm tôn chỉ, mang đến cho người ta một loại văn hoá và cách sống, chính là cội nguồn văn hoá và truyền thống cổ xưa mà người dân Trung Hoa đã đánh mất từ lâu. Sự quay lại của văn hoá truyền thống chính là khôi phục lòng kính trọng của con người đối với trời, đất và tự nhiên, sự trân quý đối với sinh mệnh và kính trọng đối với Thần, giúp con người chung sống hài hoà với trời, đất và tự nhiên. Pháp Luân Đại Pháp chính là khoa học ở tầng cao hơn.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi không còn bệnh tật và cảm thấy toàn thân vô cùng nhẹ nhàng. Hàng ngày tôi luôn cảm thấy hạnh phúc. Tôi tuân theo nguyên lý Chân, Thiện, Nhẫn và gắng sức xả bỏ tâm ích kỷ. Tôi đối xử với mọi người xung quanh với sự chân thành và từ bi. Tất cả đồng nghiêp đều ca ngợi tôi là một người tuyệt vời.

Trước khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi giải quyết công việc cho mọi người đều có điều kiện và thường nhận quà cáp và nhận lời tham gia các bữa ăn chiêu đãi. Nếu tôi không được hối lộ hậu hĩnh, tôi sẽ không giải quyết công việc một cách suôn sẻ.

Sư phụ Lý Hồng Chí, nhà sáng lập Pháp Luân Công, đã dạy chúng ta phải làm người tốt ở bất cứ nơi đâu. Tôi đã làm theo những lời dạy của Sư phụ và cố gắng hết sức để trở thành một người tốt, một người tốt hơn nữa và liên tục đề cao cảnh giới của mình.

Sau khi tu luyện Pháp Luân Công, tôi không bao giờ nhận hối lộ từ người dân địa phương khi họ cần sự giúp đỡ, và tôi cũng không nhận lời mời ăn uống của họ. Tôi không còn lười biếng làm việc nữa. Tôi làm việc chăm chỉ và đối xử tốt với mọi người. Tôi cũng tận dụng cơ hội trong công việc để nói với mọi người về Pháp Luân Đại Pháp và cuộc đàn áp.

Mất việc và bị bắt giữ vì nói với mọi người về Pháp Luân Công

Vào năm 2008, cuối cùng tôi cũng liên hệ được với vài học viên khác. Chúng tôi lập một nhóm học Pháp. Chúng tôi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình, nói với mọi người chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp, và cùng phân phát các tài liệu chân tướng. Dần dần, tôi hiểu hơn về ý nghĩa của việc tu luyện trong thời kỳ Chính Pháp. Một số người tố cáo tôi với cảnh sát vào năm 2014 trong khi tôi đang phân phát các tài liệu về Pháp Luân Đại Pháp. Tôi đã bị giam giữ ở trụ sở cảnh sát và sau đó bị đưa về cơ quan. Một người cấp trên cố gắng thuyết phục tôi ký vào bản tuyên bố từ bỏ tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Lúc đầu tôi từ chối ký tên. Tôi nghĩ rằng tôi sẽ không bao giờ từ bỏ tu luyện ngay cả khi tôi phải mất việc.

Sau đó, cựu thế lực bắt đầu giở mánh khoé. Một người cấp trên cầm mảnh giấy và nói: “Hãy ký tên đi, mai cô có thể quay trở lại làm việc”.

Suốt một ngày dài bị giam giữ và thẩm vấn khiến tôi mệt mỏi. Tôi có một suy nghĩ người thường vào lúc đó rằng mình không nên gây khó khăn cho người cấp trên. Tôi đã ký vào tờ giấy đó. Hôm sau, tôi không được “quay trở lại làm việc” nữa. Thay vào đó, tôi bị sa thải.

Tốt xấu xuất tự một niệm

Ngay từ khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, tôi đã có một niềm tin kiên định rằng các học viên Đại Pháp cần phải hoàn hảo ở mọi phương diện: sức khoẻ tốt, điều kiện kinh tế tốt, công việc tốt và có các mối quan hệ tốt với những người khác. Thực tế, đúng là như vậy.

Tôi không hề lo lắng chút nào khi mất việc. Tôi nhanh chóng tìm được một công việc khác đúng như mong muốn. Đòi hỏi ít thời gian làm việc hơn và được trả lương tốt hơn. Đó là phúc lành từ Đại Pháp. Trải nghiệm này đã cho tôi một thể ngộ tốt hơn về nguyên lý “tốt xấu xuất tự một niệm”.

Phản đối cuộc bức hại

Một lần, tôi được điểm hoá trong khi học Pháp rằng chúng tôi nên giảng chân tướng về Pháp Luân Công ở những nơi có bức hại xảy ra.

Sử dụng việc bị sa thải vì tu luyện Pháp Luân Công, tôi đến các cơ quan chính phủ để nói với mọi người về cuộc bức hại và gửi thư. Tôi đã bị bắt và bị đưa đến trại tạm giam vào đầu năm 2016 trong khi đang nói với đặc vụ Phòng 610 ở thành phố tôi về Pháp Luân Công.

Phủ định cựu thế lực và từ chối hợp tác với tà ác

Tại trại tạm giam, tôi nhận ra lý do bị bắt là vì tôi đã không hoàn toàn phủ nhận cựu thế lực. Trong khi tôi đang suy xét làm thế nào để phủ nhận cựu thế lực, một học viên khác đã được chuyển đến phòng giam của tôi. Chúng tôi đã chia sẻ kinh nghiệm tu luyện của mình. Cô ấy giúp tôi nhìn ra những vấn đề trong tu luyện. Chúng tôi cùng nhau nói với các tù nhân về Pháp Luân Đại Pháp. Tất cả đều đồng ý về sự tốt lành của Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi kiên trì làm ba việc tại trại tạm giam: đọc Pháp, phát chính niệm, và nói với các tù nhân về chân tướng của Đại Pháp. Tôi phủ nhận cựu thế lực và từ chối hợp tác với lính canh. Ví dụ, mỗi buổi sáng đều phải điểm danh. Khi lính canh đi đến trước mặt tôi, tôi nói với cô ấy: “Chúng tôi không nhắm vào cô. Xin đừng điểm danh chúng tôi, vì việc đàn áp Pháp Luân Công là phi pháp”. Một số lính canh mỉm cười và không bắt tôi phải điểm danh vào buổi sáng nữa.

Vào các phiên nghỉ buổi trưa và buổi tối, cần sắp xếp hai người mặc đồng phục để làm nhiệm vụ. Vị đồng tu nói với tôi rằng chúng ta không nên hợp tác với tà ác hay làm theo lệnh của họ. Tôi nghĩ cô ấy đúng và bỏ qua nỗi sợ hãi bị chỉ trích. Tôi giải thích với các tù nhân: “Chúng tôi đang bị bức hại ở đây, vì vậy chúng tôi sẽ không mặc đồng phục nhà tù, và chúng tôi cũng không làm việc. Vào giờ nghỉ giải lao, tôi sẽ luyện các bài công pháp của Pháp Luân Công.”

Trưởng phòng giam đã giao cho một người khác thay thế tôi khi đến lượt tôi làm nhiệm vụ để tôi có thể luyện công. Lính canh cũng bỏ qua và không làm phiền chúng tôi.

Giảng chân tướng cho cảnh sát

Một ngày nọ, chúng tôi bắt đầu nghĩ về việc nói với cảnh sát về Pháp Luân Công và cuộc bức hại. Khi chúng tôi thảo luận về vấn đề này, Sư phụ điểm hoá cho chúng tôi nên đăng ký thủ tục xem xét hành chính. Chúng tôi liền chuẩn bị viết đơn.

Quy tắc hành chính quy định rằng bất cứ ai tin rằng họ bị giam giữ một cách không công bằng có thể viết một lá thư để kháng nghị.

Chúng tôi tận dụng cơ hội này để viết một lá thư cho cảnh sát để giải thích tại sao đàn áp Pháp Luân Công là bất hợp pháp. Họ rất ngưỡng mộ chúng tôi và nói: “ Chúng tôi thực sự muốn thả cô, nhưng chúng tôi không dám làm vậy.”

Vị đồng tu đã kháng nghị bằng cách tuyệt thực ngay khi cô bị đưa về phòng giam. Tôi biết rằng mình có chấp trước vào thân thể vật chất này và tôi cũng nên bỏ chấp trước này đi. Do đó tôi cũng tham gia tuyệt thực để phản đối bị bức hại.

Thật bất ngờ, chúng tôi cảm thấy rất khoẻ và không hề thấy đói, mặc dù không ăn không uống trong vài ngày liên tiếp. Tuy nhiên, các cảnh sát đã bức thực chúng tôi bằng cách ra lệnh cho vài tù nhân giữ chúng tôi và cưỡng bức đổ chất lỏng vào dạ dày chúng tôi. Tôi có một suy nghĩ: “Họ đang phạm tội ác với các đệ tử Đại Pháp. Chúng tôi không thể nhìn những người này bị cựu thế lực hãm hại.” Lúc đó, hai chữ “thần tích” trong Luận ngữ xuất hiện trong tâm trí tôi. Họ đã dừng bức thực chúng tôi.

Cảnh sát yêu cầu tôi ký một bản tuyên bố khi tôi được thả khỏi trại tạm giam. Tôi đã từ chối. Người bảo vệ yêu cầu tôi trả tiền cho những ngày tôi ở đó. Một cảnh sát viên nói với anh ta: “Cô ấy được miễn phí.”

Sau khi tôi trở về nhà, tôi học Pháp và hướng nội. Tôi đã xác định được tâm ích kỷ ẩn sâu bên trong. Tuy nhiên, tôi tin rằng các học viên Đại Pháp sẽ được chính lại trong Đại Pháp, và không ai được phép bức hại các học viên Đại Pháp và chúng sinh. Tôi có trách nhiệm nói với mọi người về chân tướng của Pháp Luân Đại Pháp.

Tôi ngộ ra rằng chúng ta có thể vượt qua các khảo nghiệm và phủ nhận cựu thế lực nếu chúng ta luôn nhớ rằng: “Chủ ý thức phải mạnh, tâm nhất định phải chính.”

Đàn áp Pháp Luân Công là bất hợp pháp ngay cả khi chiểu theo luật pháp của ĐCSTQ

Theo luật pháp Trung Quốc, Pháp Luân Công là hoàn toàn hợp pháp ở Trung Quốc. Giang Trạch Dân, người đứng đầu chế độ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã sử dụng các cơ quan chính phủ để phỉ báng Pháp Luân Công, bắt giữ các học viên trong các trại lao động và các trung tâm tẩy não, khiến họ mất việc và bức hại họ theo nhiều cách khác nhau. Hành động của Giang đã vi phạm ngay cả những quy tắc của chính ĐCSTQ.

Tuy nhiên, tôi nhận ra rằng người dân Trung Quốc dưới thời ĐCSTQ chưa bao giờ được coi là công dân, và cũng không được hưởng các quyền con người thực sự theo luật Hiến pháp.

Tôi đã quyết định nói chuyện với các nhân viên làm việc trong các cơ quan công an, kiểm sát, tư pháp theo quan điểm này. Tôi trích dẫn các điều khoản pháp lý liên quan để làm cơ sở cho thư khiếu nại gửi đến các cơ quan chính phủ. Tôi yêu cầu có lại công việc của mình. Tôi cũng đã đến các phòng cảnh sát thành phố và cấp huyện để xin xem xét hành chính. Họ đã không trả lời.

Sau đó, tôi quyết định đến toà để khởi kiện văn phòng cảnh sát. Trong lần gặp mặt đầu tiên, các viên chức toà án từ chối thư khiếu nại của tôi và nói rằng nó không đáp ứng được yêu cầu của họ. Họ yêu cầu tôi viết lại lá thư, và tôi đồng ý.

Trong quá trình này liên tục có sự can nhiễu. Máy tính tại cửa hàng photo không thể nhận diện được USB của tôi, vì vậy hôm đó tôi đã không thể gửi hồ sơ của tôi.

Ngày hôm sau tôi lại đến toà. Nhân viên lễ tân yêu cầu tôi đợi thẩm phán chủ tọa. Tôi phát chính niệm trong khi chờ đợi. Tôi biết rằng các quan chức tòa án đã liên lạc với sở cảnh sát và cố tìm cách nào đó để giải quyết với trường hợp của tôi.

Cuối cùng, tôi đã gặp thẩm phán và các quan chức tòa án khác trong văn phòng của họ. Tôi đã nói với họ: “Cuộc bức hại Pháp Luân Công là bất hợp pháp. Đó là cuộc đàn áp chính trị.” Họ cố gắng ngăn cản tôi và nói với tôi: “Cô có một công việc tốt và một cuộc sống bình thường là được rồi. Toà án không thể giải quyết vụ án này. ”

“Nếu các ông không muốn giải quyết vụ án, hãy cho tôi một lý do.”

“Chúng tôi sẽ không đưa ra bất cứ văn bản nào. Chúng tôi chỉ không chấp nhận trường hợp này.”

Rõ ràng là các quan chức này biết khá rõ rằng việc ngược đãi các học viên Đại Pháp là bất hợp pháp. Họ sợ hãi trước chính niệm của chúng tôi. Tôi có thể cảm thấy sự dẫn dắt của Sư phụ và sự gia trì trong từng bước của quá trình này. Tôi cũng đã sử dụng trải nghiệm của mình để viết thư cho các cơ quan chính phủ. Trong suốt quá trình này, tôi đã bỏ tâm ích kỷ của mình sang một bên và đề cao tâm tính liên tục.

Tiêu chuẩn của một học viên Đại Pháp là sống hoàn toàn vì người khác và loại bỏ hoàn toàn tâm ích kỷ. Mỗi khi nghĩ đến sự từ bi vô lượng của Sư tôn, tôi lại cảm nhận sâu sắc về trách nhiệm của mình.

Lời kết

Nhân thân nan đắc, chính Pháp nan cầu. Nhờ một suy nghĩ và hành động tốt của tôi với các đệ tử Đại Pháp, Sư phụ đã an bài để tôi đắc được Đại Pháp quý báu này. Tôi vô cùng trân quý! Tôi đã không bỏ lỡ cơ hội ngàn năm chờ đợi. Chúng ta vẫn còn một chặng đường dài để đi trên con đường tu luyện, và chúng ta đang gánh vác trách nhiệm rất lớn. Đại Pháp vô biên. Hãy đồng hoá với Đại Pháp và cố gắng hết sức để cứu được càng nhiều người càng tốt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/6/6/349233.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/6/28/164445.html

Đăng ngày 5-9-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share