Bài viết của đệ tử Đại Pháp Đại Lục
[MINH HUỆ 22-6-2017] Tối ngày 22 tháng 6 năm 2016 sau khi học Pháp, tôi đi đánh răng, rửa mặt thì con gái tôi bất cẩn chốt khóa cửa trong. Vậy nên cả hai mẹ con tôi đều không thể vào trong nhà. Tôi bắt đầu oán hận con gái và nói rằng: “Con làm chuyện gì vậy? Chỉ xuống dưới đánh răng, rửa mặt một chút là lên thôi mà, con đóng cửa lại làm gì? Trời thì lạnh, bây giờ lại hơn 11 giờ đêm rồi, phải làm thế nào đây?” Con gái tôi nói: “Thì chuyện cũng đã xảy ra rồi, mẹ tức giận có ích gì kia chứ? Bây giờ phải tìm cách giải quyết mới đúng.”
Thế là con gái thương lượng rằng cháu sẽ ra ngoài tìm thợ khóa. Tôi tức giận đứng ở cổng nói với ra: “Không biết mở được khóa thì phải mất bao lâu nữa?” Lúc ấy tâm lợi ích của tôi lại nổi lên. Kết quả là con gái tôi quay trở về và nói rằng: “Cửa hàng đã đóng cửa từ lâu rồi mẹ ạ.”
Khi tôi chán nản tột độ vì hết cách thì cô gái cùng xóm trọ nói: “Dì ơi, ở đây có một cái thang này. Dì xem có thể leo vào trong nhà được không ạ?” Một tia hy vọng lóe lên, khiến tôi và con gái nghĩ tới sự từ bi che chở của Sư phụ, trong tâm trào dâng niềm cảm kích vô hạn.
Thế là con gái tôi vác cái thang tới, leo chót vót lên trên ngó ngó. Cái tường cách ô cửa sổ còn chừng 1m, hầu như không thể leo lên được. Căn phòng này là phòng từ những năm 70, vôi vữa trên tường đã tróc ra, rơi lả tả từng mảng, làm gì còn chỗ nào mà để chân. Lúc đó tôi đứng giữ thang mà vẫn còn oán hận con gái. Căn bản là tôi đã quên mất mình là một người tu luyện.
Sau đó tôi vác cái thang tới mép cửa sổ bên kia. Con gái tôi leo lên, thì nhìn thấy mấy cái đinh to mắc dây điện trên tường. Cháu bèn đứng trên cầu thang, xin Sư phụ gia trì. Con gái tôi để chân vào chỗ cái đinh, kéo cánh cửa sổ rồi leo vào trong. Trong tâm tôi tràn đầy lòng biết ơn Sư phụ. Nếu không phải học Đại Pháp thì con gái tôi chắc chắn không có dũng khí và gan to như vậy. Con gái tôi mỉm cười, nói: “Con đã đề cao rồi, trong tâm đã giữ vững được rồi.”
Ngẫm lại bản thân, khi xảy ra việc, tôi đã không bao dung và thấu hiểu cho người khác, mà lại đi bới móc những điều không tốt của họ. Sống trong văn hóa đảng mấy chục năm, tôi đã bị đầu độc quá sâu. Tính tình thì nóng nảy, tâm thái tranh giành hiếu thắng được bộc lộ ra hết thảy. Tôi cho rằng mình là bề trên nên tôi nói gì cũng đúng. Đây chẳng phải là một đặc tính điển hình của cựu thế lực, đã gây ra rất nhiều nhân tố bất hòa cho gia đình, bản thân và con cái chúng ta hay sao? Nếu không phải là học Pháp Luân Đại Pháp thì sao tôi có thể nhìn thấy nhiều thiếu sót ở bản thân mình như vậy? Tôi phải hướng nội tìm một cách vô điều kiện. Sư phụ giảng:
“Chư vị không cải biến cái Lý của con người vốn được hình thành vào tận xương cốt cả trăm nghìn năm ở người thường ấy, thì chư vị vẫn không bỏ đi được cái tầng xác bề mặt của con người, nên không cách nào viên mãn. ” (Lời cảnh tỉnh, Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Kỳ thực con gái tôi chính là tấm gương trên con đường tu luyện của tôi, cháu phản chiếu rất nhiều thiếu sót của tôi. Tôi phải buông bỏ nhân tâm và nói lời xin lỗi con gái.
Trong 3 năm rưỡi tôi bị bức hại, chồng tôi vô cùng chán nản. Anh ấy mất hết niềm tin vào cuộc sống. Cả ngày anh ấy chìm đắm trong bài bạc. Anh ấy không chỉ mang gần 400 trăm triệu vốn đầu tư xây dựng xưởng nướng hết vào chiếu bạc, mà còn nợ gần 1 tỷ tiền cờ bạc. Sau khi về nhà, tôi cũng hiểu rằng anh ấy cũng là một trong số những chúng sinh đã bị đầu độc rất nặng mà thôi. Tôi bình tĩnh nói với anh ấy: “Chúng ta ra ngoài kiếm việc làm vậy, bắt đầu mọi thứ lại từ đầu.” Nhưng anh ấy nói: “Thua nhiều tiền như vậy, đi làm thuê thì làm đến già cũng không trả hết nợ à?” Thế là anh ấy đá thúng đụng nia, không chịu đi làm.
Tôi cũng chẳng còn cách nào, vì sinh tồn mà đành phải đi làm thuê trả nợ. Những khi mệt mỏi tâm oán hận trong tâm tôi lại trào lên. Tôi chẳng muốn ngó ngàng gì tới anh ấy. Đôi khi anh ấy gọi điện cho mẹ con tôi, tôi thường bảo con gái nhận điện thoại. Đến Tết về nhà, tôi và con gái chỉ để tâm tới việc học Pháp, luyện công, phát chính niệm. Chồng tôi bị cảm cúm, tôi cũng không thực lòng quan tâm tới anh ấy, không khiến anh ấy cảm nhận được sự ấm áp của gia đình và sự tốt đẹp của Đại Pháp.
Tới ngày tôi sắp phải đi làm và rời xa anh ấy, anh ấy nói với con gái rằng: “Mẹ con mày đừng về nhà nữa, thế này có giống người một nhà không?” Lúc đó tâm tôi vẫn thấy bất bình, tôi lẳng lặng không nói một lời và đi mất.
Một tháng sau, chồng tôi gọi điện cho con gái nói rằng: “Mấy hôm nữa cha về quê Thẩm Quyến tìm việc.” Nghe thấy vậy, tôi nói với con gái: “Cha con ở nhà không sống nổi nữa rồi, ngay cả miếng cơm cũng phải chạy ăn từng bữa.” Con gái tôi nói: “Mẹ ơi, sao mẹ nói khó nghe thế?” Nghe con gái nói vậy, tôi lập tức ý thức được rằng: Trong tâm tôi vẫn còn hận anh ấy, hơn nữa còn hận rất sâu. Ngẫm đi ngẫm lại, khi đệ tử Đại Pháp gặp nạn, người nhà và bạn bè, họ hàng của chúng tôi đều phải gánh chịu áp lực và nỗi khổ rất lớn. Họ ở trong mê không nhìn thấy tương lai, không thấy phương hướng. Họ mới đúng là những người bị hại thực sự. Đệ tử Đại Pháp dẫu vất vả hơn nữa thì trong tâm cũng có Pháp, có Sư phụ che chở. Trong ma nạn chỉ cần chúng ta đề cao tâm tính, thì quan nạn không là gì cả, đều là đang trả nợ nghiệp trước kia đã mắc nợ người ta mà thôi.
Nghĩ tới đây, nỗi oán hận của tôi với anh ấy không còn nữa, tôi chỉ một lòng một dạ mong anh ấy minh bạch chân tướng và được cứu. Thế là tôi quyết định nghỉ việc về nhà, động viên anh ấy ra ngoài làm thuê, cứ yên lòng mà làm ăn. Kỳ thực, tôi vẫn luôn giảng chân tướng cho anh ấy, nhưng dường như có một bức bình phong ngăn cách giữa chúng tôi, mãi mà tôi cũng vẫn không thể tháo được nút thắt trong tâm anh ấy. Ngẫm sâu lại về bản thân mình: Vẫn là do tôi trong cuộc sống tu luyện hàng ngày, không thực sự buông bỏ cái tôi của mình để suy nghĩ cho anh ấy. Tôi đã mang theo rất nhiều quan niệm hậu thiên, tư tâm, tâm oán hận, tâm tranh đấu, tâm khinh thường người khác, dẫn tới hiệu quả giảng chân tướng không tốt. Khi gặp mâu thuẫn trong gia đình, tôi lại trở về với người thường. Tôi thường không thể giữ vững tâm tính. Tôi không coi đó là cơ hội để đề cao tâm tính, từ đó hướng nội tìm xem mình sai ở đâu để quy chính lại. Sau này tích tụ nhiều lên, thành ra tôi lại đi theo an bài của cựu thế lực. Nên tôi mới bị bức hại nghiêm trọng và gây tổn thất cho Đại Pháp, khiến những người thân xung quanh không thể hiểu nổi, từ đó mà họ không được đắc cứu.
Là Sư phụ từ bi vĩ đại đã cấp cho đệ tử cơ hội tu luyện, để quy chính tư tưởng và hành vi của bản thân theo tiêu chuẩn Chân-Thiện-Nhẫn. Sư phụ giảng:
“[Nếu] thông thường toàn tâm của chư vị luôn hoà ái từ bi như thế, [thì] khi đột nhiên xuất hiện vấn đề, chư vị sẽ có thêm một khoảng hoà hoãn, [để] cân nhắc thêm. [Còn nếu] trong tâm cứ luôn nghĩ đến tranh [đấu] với người khác, đấu [tranh] này khác, [thì] tôi nói rằng hễ gặp vấn đề là chư vị liền gây sự với người ta; đảm bảo là như vậy. ” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi phải dùng pháp lý của Đại Pháp để thay đổi quan niệm, từ đó cân bằng tốt gia đình.
Ngày mà tôi tới đây làm việc, tôi đã dẫn một đồng tu cùng tới. Kỳ thực là tôi không hiểu rõ cô ấy lắm, tôi gặp cô ấy ở nhà đồng tu. Bởi vì cô ấy không có việc làm, tôi nghĩ ở đây dễ kiếm việc, bèn dẫn cô ấy đến. Đến tối, một đồng tu gọi điện tới cho tôi nói rằng: “Trạng thái của cô ấy không tốt lắm, tự ngã rất lớn. Cô ấy không nghe lọt tai lời góp ý của ai cả. Hơn nữa cô ấy còn rất hiếm khi hòa nhập vào cùng tập thể, hành vi thì không lý trí.“ Đồng tu ấy e rằng cô sẽ làm ảnh hưởng tới tôi.
Tối hôm ấy, tôi hỏi về tình hình của cô ấy, cô ấy không nói gì. Trong tâm tôi thấy vô cùng mâu thuẫn: Rốt cuộc là nên để cô ấy về hay vẫn giữ ở đây? Để cô ấy ở lại, thì môi trường ở đây còn phức tạp hơn ở quê. Để cô ấy về thì tôi lại không nỡ, vì cảm thấy cô ấy bám trụ được bao nhiêu năm như vậy cũng chẳng dễ dàng gì. Dẫu sao thì các đồng tu ở quê cô ấy đều bài xích cô ấy, cô ấy có về thì cũng không có được một môi trường tu luyện tốt. Nhưng cuối cùng tôi chia sẻ rất nhiều chuyện với cô ấy nhưng đều chẳng đi đến đâu. Cái tôi của cô ấy rất lớn, thế là tôi quyết định đưa cô ấy về nhà. Nhưng trong tâm tôi vẫn không nhìn thấu đoạn duyên nợ này nên xử lý thế nào.
Hôm sau, trên đường con gái tôi đưa cô ấy tới bến xe thì gặp một đồng nghiệp rửa bát với tôi. Người đồng nghiệp ấy đang thiếu người rửa bát nên muốn giữ cô ấy ở lại. Thế là tôi để mọi chuyện thuận theo tự nhiên, bèn đồng ý để cô ấy ở lại đây làm việc. Đều là đệ tử của Sư phụ, cô ấy cũng sống độc thân nhiều năm như vậy nên tính cách khá cô độc, thích ở một mình. Dẫu sao thì Sư phụ cũng đã an bài đồng tu ở bên cạnh tôi, thì chúng tôi sẽ hình thành một chỉnh thể, cùng nhau học Pháp, luyện công, cùng nhau tinh tấn. Sư phụ giảng:
“Thật sự độ một cá nhân rất khó; nhưng huỷ [hoại] một cá nhân lại cực kỳ dễ dàng. Hễ tâm của chư vị bất chính, liền lập tức kết thúc ngay.” (Chuyển Pháp Luân)
Chúng tôi cùng thuê một phòng. Vừa ở cùng nhau được một hôm thì sáng hôm sau, sau khi luyện công xong chúng tôi chuẩn bị học Pháp thì con gái tôi đột nhiên nhìn thấy cô ấy đang đeo chiếc dây chuyền có mặt lá bùa hộ mệnh mà con gái tôi mang từ Đài Loan về. Con gái tôi cảm thấy hành vi này của cô ấy quả là bất thường, cháu bèn hỏi: “Sao dì lại đeo chiếc bùa hộ mệnh của cháu trên cổ vậy ạ?” Cô ấy nói: “Tối qua lúc dọn nhà dì nhặt được. Đồ của Đại Pháp dì nhặt được thì là của dì, sao lại phải trả lại cho cháu?” Con gái tôi cảm thấy lời của cô ấy thật đáng sợ, cô ấy làm sao vậy nhỉ? Cháu bèn lấy lại sợi dây chuyền trên cổ cô ấy. Lúc đó mọi người đều cãi cọ không ngừng. Tôi cũng không hiểu hành vi của cô ấy, bèn chen vào: “Cô không thể đeo trên cổ như vậy được. Cô nói nhỏ một chút, đừng để ảnh hưởng tới người thường phòng trọ bên cạnh đang nghỉ ngơi. Chúng ta học Pháp thôi.”
Học xong một bài giảng thì con gái tôi xin lỗi cô ấy: “Dì ơi, dì thích thì cầm đi ạ!” Cô ấy mỉm cười. Đến tối tôi nói: “Người thường ở phòng bên hỏi chúng ta sáng nay có chuyện gì thế?” Cô ấy nói: “Đều là nhân tâm mà.” Chúng tôi cùng thấu hiểu và bao dung cho nhau, tiêu trừ gián cách của nhân tố tà ác, hình thành chỉnh thể, làm tốt ba việc, theo Sư phụ về nhà.
Cuối cùng, xin trích một đoạn Pháp của Sư phụ cùng khích lệ các đồng tu:
“Nếu chư vị ai ai cũng có thể từ nội tâm nhận thức Pháp, ấy mới là thể hiện của Pháp uy lực vô biên – Phật Pháp lớn mạnh tái hiện ở nhân gian!” (Tinh Tấn Yếu Chỉ)
Trên đây là một chút thể ngộ của cá nhân tôi, những chỗ không dựa trên Pháp, mong đồng tu từ bi lượng thứ.
Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2017/6/22/349505.html
Đăng ngày 16-8-2017. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.