Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Bắc Kinh
[MINH HUỆ 24-5-2017] Một bài viết trên trang web Minh Huệ được đăng vào ngày 22 tháng 5 năm 2017, chia sẻ về việc trả lời như thế nào trước câu hỏi của những người thường về sự ra đi của một học viên. Tác giả bài viết, một học viên ở tình Hồ Bắc, cho rằng việc một học viên qua đời sẽ có ảnh hưởng tiêu cực đến việc giảng chân tướng về Đại Pháp và hy vọng có thể giải thích với mọi người chuyện này theo chiều hướng tích cực.
Chính lại quan niệm
Trước tiên, là học viên, chúng ta cần có nhận thức rõ ràng từ Pháp lý về sự ra đi của các học viên. Sư phụ cũng đã vài lần giảng về việc này. Quan điểm của tôi là, không cần phải giải thích với người khác vì sao một học viên qua đời. Việc cần làm là chính lại quan niệm của chúng ta.
Trong Pháp chưa từng giảng rằng một học viên Pháp Luân Đại Pháp sẽ không bao giờ chết hay không bao giờ có biểu hiện tiêu nghiệp. Đây là cái cớ để một số người công kích Đại Pháp.
Trong một câu chuyện cổ về cuộc đời của Milarepa, trước khi rời khỏi nhân gian, ông cũng có biểu hiện của trạng thái bệnh tật và tuổi già. Phật Thích Ca Mâu Ni cũng có biểu hiện của bệnh trước khi ông khai ngộ. Jesus cũng ra đi sau khi bị đóng đinh trên cây thập tự giá.
Những việc này đều không trở thành nguyên nhân khiến người ta tin hay không tin vào tôn giáo đó, các giáo đồ của tôn giáo đó cũng không cần phải giải thích với người khác. Một bác sĩ qua đời cũng không ảnh hưởng đến việc người dân đến bệnh viện khám bệnh. Cái chết luôn là một phần tự nhiên của kiếp nhân sinh, ai ai cũng hiểu được điểm này.
Các nhân tố ảnh hưởng đến sự tu luyện
Pháp Luân Đại Pháp có chỗ khác biệt là chúng ta tu luyện cả thân lẫn tâm. Tu luyện mang đến cho chúng ta những cải biến to lớn về sức khoẻ, nhưng nó phụ thuộc vào mức độ tinh tấn trong tu luyện và rất nhiều các nhân tố khác. Trong thời kỳ Chính Pháp đặc biệt này, nhiều nhân tố cũng đang gây ảnh hưởng và tìm cách chi phối Chính Pháp và sự tu luyện của chúng ta, tìm cách chi phối quá trình tu luyện và biểu hiện tại thế gian của đệ tử Đại Pháp. Những nhân tố phức tạp này, chúng ta sao có thể giải thích rõ ràng cho người thường.
Nếu một người không tu luyện hỏi tại sao một học viên lại qua đời, chúng ta nên hướng nội và hỏi bản thân mình: “Tại sao học viên đó lại qua đời và tại sao một người thường lại hỏi chúng ta về cái chết của học viên đó?”
Giải thích một cách quá cao siêu
Tôi thường cố gắng giải thích các nguyên lý của Đại Pháp bằng cách sử dụng những lý luận khoa học, dựa vào nền tảng kiến thức khoa học kỹ thuật của tôi. Với tôi, đây là phương tiện để tôi có thể giải thích các nguyên lý Đại Pháp cho những người khác.
Sau khi tu luyện một thời gian, tôi nói với mọi người: “Bạn có thể hỏi tôi bất cứ câu hỏi nào về tu luyện. Tôi đảm bảo sẽ cho bạn một câu trả lời thích đáng.” Tuy nhiên, điều này không có tác dụng khi tôi giảng chân tướng. Ngược lại, nó lại trở thành chấp trước của tôi. Tôi đã nói những điều quá cao siêu, khiến cho người khác thấy khó hiểu.
Sau khi nghe tôi nói một lúc lâu, một sinh viên đã tốt nghiệp nói: “Dường như em đã hiểu được một chút. Thật khó quá! Có vẻ như cần phải học chuyên ngành khoa học mới có thể tu luyện Pháp Luân Đại Pháp!”
Vì những chấp trước vào khoa học của tôi, tôi đã dùng kiến thức kỹ thuật của mình để giới thiệu về Đại Pháp, thay vì điều chỉnh theo nhu cầu và mức độ hiểu biết của người nghe. Tôi cứ nghĩ rằng mọi người đều muốn nghe cách giải thích của tôi, nhưng không phải như vậy, và nó không có tác dụng.
Trừ bỏ tâm chấp trước
Đối với một số người không phải là học viên, dường như sự qua đời của một học viên đã trở thành trở ngại cho họ trong việc nhận thức Đại Pháp. Tôi tin rằng đó có thể là do chúng ta có tâm chấp trước hiển thị sức khoẻ trong khi chứng thực Đại Pháp.
Khi đang tiêu nghiệp, một số học viên đều tránh né mọi người, kể cả các thành viên trong gia đình, hoặc giả vờ rằng mình vẫn khoẻ. Khi có học viên qua đời, chúng ta cố gắng giấu chuyện đó bởi chúng ta sợ ảnh hưởng không tốt. Phản ứng của chúng ta khiến mọi người cảm tưởng rằng người tu luyện không nên bị “bệnh” hay qua đời.
Một vài học viên giải thích rằng sự ra đi này không phải do bệnh tật, và nó khác với cái chết của người thường, nhưng họ không thể nào giải thích cho rõ ràng. Tôi tin rằng điều này xảy ra đều là do nhân tâm và chấp trước vào danh của chúng ta. Hãy thửu nghĩ xem, như vậy cũng không phù hợp với nguyên lý Chân – Thiện – Nhẫn.
Chìa khoá của việc giải quyết vấn đề này là trừ bỏ tâm chấp trước. Tâm chấp trước càng mạnh, ảnh hưởng tiêu cực càng lớn. Nó có thể thành cái cớ để cựu thế lực dùi vào.
Nếu chúng ta có thể trừ bỏ các chấp trước, mọi việc sẽ thay đổi, và mọi người sẽ không coi đó là một vấn đề nữa. Hãy thử nghĩ xem, một người thật sự cho rằng luyện công sẽ không thể mắc bệnh hay qua đời, người này có thể có nhận thức hay sự tin tưởng nhất định về Đại Pháp rồi, hoặc chính chúng ta trước đây đã tạo cho họ sự hiểu nhầm này, hoặc có thể đây là người chuyên soi mói phá rối. Chúng ta phải là người tháo gỡ nút thắt trong tâm họ. Chuyển biến quan niệm của bản thân là cách tốt nhất để cải biến những người xung quanh.
Sự đề cao trong tu luyện sẽ phản ánh vào những gì chúng ta làm, kể cả việc giảng chân tướng. Hướng nội chính là chìa khoá. Buông bỏ những chấp trước vào quan niệm của bản thân và quan niệm người thường sẽ có lợi cho việc giảng chân tướng. Tôi tin rằng đó là lý do vì sao nhiều học viên ở vùng nông thôn, những người không được học cao, họ có cách nghĩ đơn giản, lại có thể làm rất tốt việc giảng chân tướng cho mọi người.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/5/24/与“对常人提到学员去世而想到的”的交流-348636.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/6/13/164245.html
Đăng ngày 30-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.