Bài viết của một phóng viên Minh Huệ tại Melbourne

[MINH HUỆ 16-07-2017] Ngày 15 tháng 7, các học viên Pháp Luân Công tại Melbourne đã tổ chức diễu hành và mít tinh nhân kỷ niệm 18 năm kháng nghị ôn hòa phản đối cuộc bức hại Pháp Luân Công tại Trung Quốc. Trong cuộc mít tinh này, các học viên, chính khách, các nhà lãnh đạo cộng đồng đã kêu gọi cộng đồng quốc tế tham gia kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.

c4134fa988488a0ccfcf2f46f3a8e999.jpg

7b9adc0c749a79fa7f82fd0f84f053e5.jpg

3a757ef52459656e380d9bc4694e91b1.jpg

Diễu hành ở Melbourne để nâng cao nhận thức về cuộc kháng nghị ôn hòa 18 năm của Pháp Luân Công phản đối cuộc bức hại ở Trung Quốc

67665362e11618acc982d44473aa32fb.jpg

Tưởng nhớ những người đã mất đi sinh mạng trong cuộc bức hại

60fed6d7f3d439a1c31c670b55949e11.jpg

Thu hút sự chú ý tới nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng các tù nhân lương tâm do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn

Cuộc diễu hành đi qua khu trung tâm thương mại và khu phố Tàu. Các học viên biểu diễn các bài công pháp, phơi bày sự thật tàn bạo của cuộc bức hại, và kêu gọi công chúng nhận ra bản chất của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

Trước và sau cuộc diễu hành, các học viên thu thập chữ ký cho một đơn thỉnh nguyện tố cáo nạn cưỡng bức thu hoạch tạng ở Trung Quốc. Người dân từ đủ mọi tầng lớp xã hội đã thể hiện sự ủng hộ bằng việc ký đơn thỉnh nguyện.

Cô Sarah Jacquier, một nhà sản xuất phim độc lập tới từ Pháp, tỏ ra đau lòng khi biết về cuộc bức hại đang diễn ra ở Trung Quốc.

“Ở Pháp, rất ít người quen của tôi biết về việc này”, bà nói. “Tôi đoán ở Úc cũng tương tự. Tôi muốn làm một đoạn phim để thu hút sự chú ý của mọi người về vấn đề này. Càng nhiều người biết thì nó sẽ càng sớm chấm dứt.”

“Mọi người cần phải biết những gì mà chính quyền Trung Quốc đã làm với Pháp Luân Công. Chúng ta cần phải nhận thức được việc này trong quan hệ với chính quyền Trung Quốc. Nhiều người chỉ nghĩ đơn thuần rằng ở Trung Quốc không có Facebook hay Twitter nên người Trung Quốc không nói chuyện về chính trị được. Nhưng thực tế còn tồi tệ hơn thế. Cuộc bức hại Pháp Luân Công đã bị phơi bày. Chúng ta cần phải phơi bày sự thật tới nhiều người hơn nữa.”

Bà Caroline Cell, một nhà thiết kế mẫu địa phương, đã nghe nói đến nạn thu hoạch nội tạng do chính quyền Trung Quốc hậu thuẫn.

“Thật điên cuồng”, bà nói. “Pháp Luân Công làm theo nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn. Nhưng vì vậy mà họ bị tra tấn. Thật là lố bịch.”

Bà Caroline cho rằng các hoạt động của các học viên nhằm nâng cao nhận thức về sự việc đang diễn ra ở Trung Quốc rất tốt, đặc biệt là vì nó cho mọi người một cơ hội để giúp đỡ.

Công dân địa phương, ông Ron Cooman đã biết rất nhiều về cuộc bức hại.

Ông tin rằng việc thu thập chữ ký là cần thiết. “Đơn thỉnh nguyện có thể gây áp lực khiến chính phủ Úc phải hành động. Nhiều chính phủ trên thế giới chỉ tập trung vào tiền và thương mại, mà lờ đi những vấn đề đạo đức”, ông Cooman nói, “tôi cảm thấy rằng chúng ta hành động quá ít về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng. Tôi sẽ cố gắng nói với bạn bè và gia đình tôi về tội ác này.”

Các nhà chính trị và các nhà lãnh đạo cộng đồng ủng hộ cuộc kháng nghị ôn hòa

Sau cuộc diễu hành, các học viên tổ chức một cuộc mít tinh trước Thư viện của bang. Các nghị sỹ và các nhà lãnh đạo cộng đồng phát biểu và biểu lộ sự ủng hộ cuộc kháng nghị ôn hòa của Pháp Luân Công đối với cuộc bức hại.

649ac8a7c1e760f04bc471cc71c69e29.jpg

Đoàn nhạc Tian Guo biểu diễn trước buổi mít tinh

f5b4ade94bdfed10bafbf73dd20633e0.jpg

Bà Janet Rice, nghị sỹ, tố cáo nạn thu hoạch cưỡng bức

Bà Janet Rice, nghị sỹ đảng Xanh, nói trong bài phát biểu nếu lờ đi nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng thì chính là đồng lõa với tội ác và những ai không bước ra hành động cũng chẳng khác nào kẻ tòng phạm.

Nghị sỹ Rice đã đề xuất một nghị quyết hồi tháng 10 năm ngoài nhằm hạn chế hoạt động kinh doanh ghép tạng phi pháp và đã được nhất trí thông qua.

99a72a8b3e9ad79a53fcf0f1d57405e2.jpg

Bà Rachel Carling-Jenkins, Đại biểu Đảng Bảo thủ Úc Vùng Đô thị phía Tây của Thượng viện Quốc hội Bang Victoria, đã kêu gọi các đồng nghiệp của bà ở Quốc hội lên tiếng cho Pháp Luân Công

e8eaeda0ba7656991193cd05cb821765.jpg

Ông Nguyễn Bôn, một lãnh đạo cộng đồng người Việt Nam ở khu vực này, đã ca ngợi sự ôn hòa của Pháp Luân Công và kêu gọi người Úc hãy chú ý tới những vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc

269e9f168bca59887c4e335359ced990.jpg

Ông Gerard Flood, cựu lãnh đạo Đảng Lao động Dân chủ của bang Victoria, đã kêu gọi điều tra nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng ở Trung Quốc và đưa thủ phạm ra công lý

c035cf5e25dba9787c898ee83aa13e7e.jpg

Ông Ruan Jie, một nhà hoạt động phong trào dân chủ người Trung Quốc, cho rằng cộng đồng quốc tế cần phải gây sức ép đối với Đảng Cộng sản Trung Quốc trong các vấn đề nhân quyền

Bà Leigh Smith từ Liên minh Điều tra Cuộc Bức hại Pháp Luân Công đã tổng kết lại thông tin về nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng do chính quyền hậu thuẫn ở Trung Quốc. Bà thông báo với những người tham dự cuộc mít tinh rằng những phim tài liệu gần đây về vấn đề này, bộ phim “Thu hoạch sống” (Harvested Alive), sẽ được công chiếu tại Melbourne vào tháng 8 này.

c151285d759c9d78027722a71e9d963a.jpg

7d2f504c9ae80dcc046b1626021747d1.jpg

2cff9229e0a748a01e7efd79641c66c2.jpg

Người qua đường ký đơn thỉnh nguyện ủng hộ cuộc kháng nghị ôn hòa của Pháp Luân Công


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/7/16/351181.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/7/17/164684.html

Đăng ngày 20-7-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share