Bài viết của một học viên Đại Pháp ở Đài Loan
[MINH HUỆ 6-11-2016] Tôi có hai con. Cháu trai lớn tên là Anh Tá học lớp sáu. Cháu gái bé tên là Duy Đình học lớp ba.
Khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, Duy Đình đang học mẫu giáo và vừa mới học những ký hiệu phiên âm của chữ Hán. Hàng ngày tôi giúp con đọc Chuyển Pháp Luân bằng những ký hiệu phiên âm đó. Một năm sau, cháu đã có thể tự đọc tất cả những bài giảng của Sư phụ.
Trong thời gian được nghỉ học, tôi đưa Anh Tá và Duy Đình đến khu du lịch Từ Hồ để nói cho mọi người biết về Pháp Luân Đại Pháp. Một đồng tu đã gợi ý rằng các con nên tham gia hệ thống gọi điện thoại trực tuyến do các tiểu đệ tử phụ trách để các con cũng có thể làm ba việc vào những ngày đi học.
Duy Đình là một cô bé thông minh và hoạt bát. Cháu nhanh chóng cảm thấy thoải mái với hệ thống đó, vì thế tôi đã để con tự làm. Một thời gian không lâu sau đó, tôi thấy rằng máy tính hoạt động không được tốt. Tôi hướng nội, nhưng không thể tìm thấy gốc rễ của vấn đề. Vì thế tôi nói chuyện với Duy Đình.
Tôi hỏi Duy Đình rằng con đã làm gì với cái máy tính. Tôi nhắc nhở con rằng con nên nói thật vì chúng tôi tu luyện Chân – Thiện – Nhẫn. Con đã thừa nhận rằng con đã chơi game trên chiếc máy tính đó. Tôi chia sẻ với con rằng chiếc máy tính đó là Pháp khí của chúng tôi, nó có thể bị trục trặc nếu chúng tôi không tu luyện tốt.
Anh Tá là một cậu bé điềm đạm, con cũng làm rất tốt trên hệ thống gọi điện thoại đó. Con không thích căn phòng tối mà đặt chiếc máy tính ở đó, vì thế con đã hỏi liệu con có thể sử dụng chiếc máy tính mà Duy Đình đang dùng ở phòng khác không. Tôi nhận ra rằng con sợ bóng tối. Rồi tôi phát hiện ra con đọc truyện trinh thám, tôi cho rằng đây là lý do vì sao con hình thành nỗi sợ bóng tối. Tôi đã bảo con dừng đọc những cuốn truyện đó.
Câu chuyện của Duy Đình
Tên cháu là Duy Đình. Khi cháu bắt đầu tham gia hệ thống giảng chân tướng, cháu đã làm rất tốt và tập trung vào hạng mục. Nhưng khi tìm hiểu thêm về máy tính, cháu đã ham thích các trò chơi điện tử. Cháu cũng bắt đầu chơi game giữa giờ nghỉ của hệ thống. Mẹ cháu sớm phát hiện ra việc này và khuyên cháu nên dừng lại, vì thế cháu đã ngừng chơi game.
Thế nhưng một hôm, khi mẹ cháu rời nhà để đi đón anh trai, cháu đã không thể cưỡng lại việc chơi một trò. Sau đó, qua thiên mục của mình, cháu nhìn thấy một vị thần chiến đấu với một con quỷ để ngăn không cho nó thao túng cháu. Khi nhìn thấy điều này, cháu đã tự hứa với bản thân rằng sẽ không bao giờ chơi game nữa.
Một thiếu sót khác của cháu là thường cãi lộn với anh trai. Cháu biết điều này không đúng, nhưng thỉnh thoảng cháu không thể kiểm soát được. Sau đó mỗi lần cháu cãi lộn với anh trai, cháu lại nhìn thấy lạn quỷ đang ăn mừng chiến thắng. Giờ đây cháu cố gắng kiên nhẫn hơn nữa với anh mình.
Câu chuyện của Anh Tá
Cháu là Anh Tá. Cháu đã tham gia hệ thống gọi điện thoại trực tuyến được sáu tháng.
Khi mới tham gia hạng mục, cháu rất cao hứng. Hàng ngày cháu học Pháp và gọi điện thoại giúp mọi người hiểu được chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp. Cháu cảm thấy việc tu luyện của mình tiến bộ nhanh chóng.
Sau khi đã quen với hệ thống này rồi, cháu bắt đầu buông lơi. Thỉnh thoảng cháu ngủ gật trong khi học Pháp và thường xuyên đọc sai. Kết quả là chất lượng những cuộc gọi điện thoại đã giảm.
Sư phụ giảng:
“ … nhưng chính những việc này thì không được, là vì lời chư vị nói ra không có năng lượng, không ở tại Pháp. Chư vị muốn cứu họ, lời chư vị giảng ra không tiêu nghiệp được, không trừ đi chấp trước của họ, thì chư vị làm sao có thể cứu họ?!“(“Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2016”)
Cháu biết mình nên chính lại bản thân, và Sư phụ thường xuyên điểm hóa cho cháu. Ví dụ, khi trạng thái tu luyện của cháu tốt thì cái đèn bàn dùng để học Pháp nhóm trên hệ thống sẽ sáng, nếu không thì nó không sáng.
Gần đây, cái đèn không sáng lên nữa. Cháu cố gắng hướng nội, nhưng không thể tìm thấy vấn đề của mình. Các đồng tu đã giúp đỡ cháu. Cháu nhận ra rằng mình có tâm sợ hãi, và rằng cháu sợ bóng tối. Cháu rất sợ phải ở một mình ở tầng hai, nơi đặt máy tính để gọi điện thoại trực tuyến. Cháu nghĩ rằng đây là một khảo nghiệm để xem cháu tín Sư tín Pháp đến nhường nào.
Cháu cũng phát hiện ra rằng khi học Pháp, thỉnh thoảng cháu có những niệm đầu bất hảo, làm cho cháu rất khó tập trung vào việc học Pháp. Đôi khi, cháu nghĩ rằng mình đã nghe thấy những giọng nói nào đó và quay ra nhìn, nhưng chẳng thấy gì cả.
Điều này y hệt như Sư phụ giảng:
“ … bất kể tâm nào của chư vị đều có thể trở thành một chủng chấp trước, đều có thể bị tà ác lợi dụng. Ngay lúc niệm đầu của chư vị xuất lai, tà ác liền có thể vì chư vị mà diễn hoá xuất ra những [hiện] tượng giả, khi ấy sẽ tạo thành một thứ can nhiễu.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội quốc tế Washington DC” [2001])
Hướng nội
Trong suốt sáu tháng qua kể từ khi Duy Đình và Anh Tá tham gia vào chương trình, tôi đã chứng kiến sự thăng trầm trên con đường tu luyện của các con. Tôi luôn nhắc nhở các con hàng ngày học Pháp, không chạy theo hình thức, mà phải học bằng toàn bộ tâm trí của mình. Tôi nhắc các con rằng đừng nghĩ là đã làm ba việc tốt rồi chỉ bởi vì các con tham gia hệ thống. Nếu các con không học Pháp và phát chính niệm tốt, thì hiệu quả của việc cứu người sẽ bị ảnh hưởng.
Trong khi đó, trạng thái tu luyện của các con như một tấm gương cho tôi. Tôi học cách hướng nội khi thấy các con làm việc gì đó sai. Ví dụ, khi chúng cãi lộn, ban đầu tôi nghĩ đơn giản rằng đó là khảo nghiệm tâm tính của các con. Một hôm, tôi chợt nhận ra rằng việc chúng cãi lộn trông rất quen thuộc. Sau đó tôi thấy rằng nó giống y như lúc tôi và chồng tôi gây sự với nhau. Tôi đã rất choáng!
Vì tính chất công việc nên chồng tôi hiếm khi ở nhà. Bọn trẻ và tôi có lịch sinh hoạt khá là đơn giản. Mỗi tối, chúng đều tham gia hệ thống, và trong suốt các kỳ nghỉ, ba chúng tôi đều đến điểm du lịch Từ Hồ để giảng chân tướng. Ở nhà, chúng tôi chia sẻ việc nhà. Anh Tá và Duy Đình giúp làm việc nhà như lau nhà, đổ rác và gấp quần áo.
Về việc học thì Anh Tá luôn là học sinh đứng đầu lớp. Con biết mục tiêu của mình và học hành chăm chỉ. Tôi chỉ cần nhắc nhở con không nên chú tâm quá nhiều vào hư vinh.
Duy Đình thì lại là một câu chuyện khác. Khi Duy Đình lên lớp ba thì nhà trường thêm một môn học mới – Khoa học tự nhiên. Hai tuần trước bài kiểm tra đầu tiên, chồng tôi gọi vài lần để nhắc tôi chăm lo cho việc học hành của Duy Đình. Vì thế tôi kèm cặp con, đặc biệt là tuần trước khi kiểm tra. Khi tôi nghe thấy con đạt 86% điểm, tôi đã thất vọng và mắng con, làm cho con khóc.
Tối hôm đó, tôi đã hướng nội và phân vân liệu kết quả thi của Duy Đình có phải là điểm hóa cho tâm chấp trước của mình. Có thể tôi nên học cách chấp nhận rằng Duy Đình không thể giống như Anh Tá. Cả tối hôm đó tôi nghĩ về điều này.
Tôi tự hỏi vì sao mà điểm số của Duy Đình lại quá quan trọng với tôi đến thế. Tôi phát hiện ra tâm người thường của mình muốn tất cả người thân và bạn bè đều nghĩ rằng việc học Đại Pháp đã làm cho các con tôi thông minh. Đây là tâm thái hiển thị.
Về sau Duy Đình đã hỏi tôi: “Mẹ, mẹ có biết vì sao con không làm tốt hơn trong bài kiểm tra môn Tự nhiên không? Khi vật lộn trong giờ kiểm tra, con không thể tập trung vào việc giải bài. Tất cả những gì con nghĩ đến chỉ là việc mẹ sẽ phản ứng như thế nào nếu con làm bài không tốt.”
Sau đó, tôi đã bỏ chấp trước vào điểm số của Duy Đình. Lần kiểm tra tiếp theo, tôi đã không tạo áp lực cho con về việc học hành, và con đã thực sự đạt điểm cao nhất lớp.
Duy Đình thường giúp tôi trong tu luyện. Khi tôi không hành xử đúng theo Pháp, con đã chỉ ra cho tôi thấy. Ví dụ, khi tôi cãi lộn với chồng, con ngồi bên cạnh yên lặng quan sát chúng tôi. Khi cuộc tranh cãi kết thúc, con nói với tôi: “Mẹ, mẹ lại cãi lộn với bố rồi. Mẹ đã không thực hiện tốt chữ Nhẫn. Tâm tính của mẹ đã rớt mất rồi.”
Thực ra, tôi rất vui vì Duy Đình đã mang lại cho tôi rất nhiều cơ hội tu luyện. Trước kia, tôi thường nhận được những lời phàn nàn của nhà trường về con. Từ khi con tham gia hệ thống, tôi đã không còn phải nhận bất cứ một lời phàn nàn nào. Hạng mục đã đem lại cho Anh Tá và Duy Đình một môi trường tuyệt vời để học Pháp và tu luyện. Tôi cũng gợi ý các con nên đọc những bài chia sẻ trên Minh Huệ.
Sư phụ dạy chúng ta rằng:
“hướng nội là một Pháp bảo.” (“Giảng Pháp tại Pháp hội Quốc tế Washington DC” – 2009)
Nhìn vào những điểm tốt của người khác
Khi viết bài chia sẻ này, tôi đã chia sẻ hai lần với một vài đồng tu. Lần nào họ cũng nhắc tôi rằng tôi nên viết nhiều hơn nữa về điểm mạnh của các con.
Tôi nhận ra rằng tôi cũng thường chỉ nhìn thấy điểm yếu của các con. Khi cách hành xử của các con không đạt được đến tiêu chuẩn của tôi, tôi nhanh chóng chỉnh lại. Giờ đây, tôi nhận ra rằng tôi đã áp thêm những niệm đầu không tốt lên các con từ rất lâu rồi.
Gần đây Anh Tá nói: “Mẹ, mẹ luôn nói với con rằng con không chú tâm học Pháp, nhưng dường như mẹ không thấy rằng con thường hoàn toàn tập trung học Pháp.”
Tôi nhận ra rằng mình vẫn dùng phương thức truyền thống của người thường để giáo dục con. Đây là điều mà tôi cần phải chính lại.
Giống như Sư phụ dạy chúng ta:
“do vậy người tu luyện phải vứt bỏ hết thảy các tâm hết thảy các lý của người thường, thì mới có thể tu lên cao tầng, thì mới có thể nhảy ra khỏi tam giới vốn là thứ tương phản với vũ trụ.” (“Đại Pháp viên dung” Tinh Tấn Yếu chỉ II)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/6/337231.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/7/160243.html
Đăng ngày 18-2-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.