[MINH HUỆ 3-2-2017] Từ ngày 4 đến 30 tháng 1, học viên Pháp Luân Công đã tổ chức Triển lãm Nghệ thuật Zhen-Shan-Ren (Chân-Thiện-Nhẫn) tại Tòa nhà Nghị viện Pennsylvania ở Harrisburg .

Vì các nghị sỹ bang Pennsylvania đang đề xuất nghị quyết lên án tội ác cưỡng bức mổ cướp tạng được nhà nước bảo hộ ở Trung Quốc, triển lãm nghệ thuật này đã mang đến cho các nhà lập pháp và nhân viên công tác trong chính phủ cơ hội để liễu giải Pháp Luân Công và cuộc bức hại từ một góc độ khác.

Thường được gọi với cái tên “cung điện nghệ thuật”, tòa nhà quốc hội hơn 100 năm tuổi này đã được lựa chọn là Di tích Lịch sử Quốc gia vào năm 2006. Triển lãm nghệ thuật được tổ chức ở đại sảnh phía đông (East Wing) của tòa nhà.

2017-2-2-philly-art-exhibition_01--ss.jpg

Du khách bình phẩm về các bức họa.

Mười lăm bức họa của các học viên Pháp Luân Công đã được trưng bày tại triển lãm. Năm tác phẩm trong đó truyền tải vẻ đẹp của pháp môn tu luyện cổ xưa này, và 10 tác phẩm còn lại phơi bày sự tàn khốc của cuộc bức hại.

Cô Linda Shylaske, trợ lý của Nghị sỹ Doyle Heffley, khích lệ các học viên hãy thảo luận với các tổ chức phi chính phủ và kêu gọi họ giúp chấm dứt cuộc bức hại này.

Nghị sỹ Heffley là một trong số các nghị sỹ đồng bảo trợ nghị quyết lên án tội ác cưỡng bức mổ cướp tạng.

Cô Schylaske chia sẻ rằng một số trường hợp bị bức hại được miêu tả trong các bức họa thật sự là quá khủng khiếp. Cô đã đã thảo luận với Nghị sỹ về đề đề tài này.

Một cảnh sát khu vực tòa nhà cho hay anh đã đọc các lời chú thích ở bên cạnh mỗi bức họa. “Nhiều người hơn nữa nên đến xem các bức họa này,” anh nói.

2017-2-2-philly-art-exhibition_03--ss.jpg

2017-2-2-philly-art-exhibition_04--ss.jpg

Ký tên thỉnh nguyện lên án tội ác cưỡng bức thu hoạch tạng

Cô Chantal Mulenga, du khách đến tham quan tòa nhà, rất lo lắng về cuộc bức hại. Cô mong các học viên hãy tổ chức các sự kiện tương tự ở Philadelphia. “Nếu tổ chức triển lãm ở đó, thì sẽ có nhiều người được xem các bức họa hơn nữa,” cô nói. Cô Mulenga là người đầu tiên ký tên thỉnh nguyện ủng hộ nỗ lực kháng nghị ôn hòa của các học viên.

Nhiều du khách rất chấn động khi biết đến cuộc bức hại, và một vài người còn so sánh nó với tội ác diệt chủng của Đức quốc xã. Một số người khuyến khích các học viên hãy tìm kiếm sự giúp đỡ của các nhà lập pháp.

Anh Steven, nhân viên chính phủ, không sao lý giải nổi tại sao Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) lại bức hại Pháp Luân Công.

Anh hỏi: “Họ chỉ thiền định ôn hòa. Vì sao chính quyền Trung Quốc lại có thể đàn áp một nhóm công dân tốt như vậy được chứ?” anh hỏi.

Các học viên giải thích với anh rằng ĐCSTQ không thể chấp nhận được nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Công, và rằng Đảng đó luôn cố gắng kiểm soát tư tưởng của người dân.

Sau đó Steven đã hỏi rằng việc phơi bày cuộc bức hại này với công chúng ở Mỹ, thì liệu có tác dụng hay không. Các học viên đã nói với anh: “Cộng đồng quốc tế đã và đang gây áp lực lên chính quyền Trung Quốc. Nhiều học viên bị bắt giam đã được giải cứu. Và, ở một chừng mực nào đó, áp lực này đã giúp giảm thiểu bức hại.

“ĐCSTQ sợ những tội ác của họ bị phơi bày. Càng nhiều người biết đến điều đó, thì cuộc bức hại sẽ càng sớm chấm dứt.”

Steven rất cảm động. Anh đồng tình và gợi ý cách làm thế nào để truyền rộng thông tin bức hại này đến nhiều người hơn nữa.

Trong khi khán giả đang bị chấn động bởi các hình ảnh mô tả cuộc đàn áp, thì nhiều người trong số họ cũng đồng thời cảm thấy sự tường hòa và năng lượng của Pháp Luân Công truyền tải qua mỗi bức họa.

Một người đàn ông nói với các học viên rằng ông có thể cảm thấy trường năng lượng mạnh mẽ tỏa ra từ mỗi bức tranh. Ông rất thích thú, nhưng không hiểu tại sao. Một học viên giải thích rằng có lẽ đó là bởi tác giả của các bức họa chính là những người tu luyện Pháp Luân Công, họ tu Chân-Thiện-Nhẫn, vậy nên, các tác phẩm của họ cũng thấm nhuần năng lượng chính diện.

Cô April Ashe, một nhân viên tại tòa nhà, nhận xét rằng các bức họa có nội hàm “rất sâu sắc.” “Mỗi nhân vật trong tranh đều rất chân thực. Từ gương mặt của họ, bạn có thể truyền tải được chân tướng,” cô nói.

Anh Martz, một nhân viên, đã từng biết đến Pháp Luân Công và muốn tìm hiểu nhiều hơn nữa. Các học viên giải thích rằng đây là một pháp môn tu luyện cổ xưa giúp đề cao cả tâm lẫn thân. Họ cũng chia sẻ một vài câu chuyện có thực về tác dụng chữa bệnh thần kỳ của Pháp Luân Công.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2017/2/3/342638.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2017/2/4/162069.html

Đăng ngày 12-2-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share