Bài viết của Qingfeng, một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Trung Quốc

[MINH HUỆ 26 -11-2016] Mặc dù là một đệ tử Pháp Luân Đại Pháp trẻ tuổi, tôi có thể nhận thấy rất rõ rằng một vài học viên không giao thiệp với nhau hòa nhã, điều này đã dẫn đến các loại gián cách khác nhau, cũng như những mâu thuẫn dai dẳng. Có vẻ như là các học viên này chấp trước rất mạnh vào quan điểm của mình.

Một tình huống điển hình là một học viên cố gắng thuyết phục những học viên khác trong nhóm học Pháp làm theo ý kiến hoặc kế hoạch của mình.

Nếu có ai không nhận ra được những giá trị của ý kiến hoặc kế hoạch đó, hoặc không đồng ý với thể ngộ của học viên đó – điều mà học viên đó khăng khăng rằng là dựa trên Pháp – thì học viên đó có thể coi thường họ, trở nên phẫn nộ hoặc thậm chí có thể còn đối xử thờ ơ với họ.

Điều này dĩ nhiên xảy ra khi chúng ta cố gắng thay đổi người khác dựa trên những quan niệm hạn hẹp của mình. Nếu chúng ta nghĩ về điều này, chẳng phải nó cũng giống như là chứng thực bản thân hay sao?

Ví dụ, tôi biết một nữ học viên có tình cảm với một người thường. Tôi cảm thấy lo lắng về điều này, vì thế một hôm tôi quyết định nói chuyện với chị ấy.

Sau đó chị ấy nói: “Chị nhận thức được các Pháp lý mà em vừa nhắc đến.” Tuy nhiên, chị ấy vẫn chấp vào anh chàng đó. Tôi cảm thấy rất tức giận vì chị ấy đã phớt lờ lời khuyên của tôi.

Khi nghĩ lại buổi gặp mặt hôm đó, tôi nhận ra rằng tôi đã cố gắng thuyết phục chị ấy bằng những quan niệm của người thường, như là: “Bạn trai của chị có thể có những ảnh hưởng xấu đối với con đường tu luyện của chị.”

Về sau, chị ấy giải thích rằng chị ấy cũng cảm thấy giận mình vì không thể tu bỏ tình cảm đối với anh chàng đó. Thay vì cảm thấy thương chị ấy, tôi lại muốn mặc kệ chị ấy.

Giờ đây tôi nhận ra rằng mình đã áp đặt quan niệm của bản thân lên chị ấy thay vì cố gắng hiểu chị. Hậu quả là tôi bị chấp vào việc thay đổi học viên này.

Tuy nhiên, nếu chúng ta cố gắng gây ảnh hưởng lên hành vi của người khác theo một cách tích cực thì họ sẽ ngay lập tức cảm nhận được rằng chúng ta quan tâm đến họ, chấp nhận họ, và thật lòng muốn tốt cho họ.

Nếu bạn phê bình một ai đó gay gắt khi nêu ra quan điểm của mình, hoặc nói xấu sau lưng họ, điều này có thể làm cản trở việc phát triển một mối quan hệ cởi mở và tin cậy với họ. Thay vào đó, chẳng phải bạn đang tạo gián cách hay sao?

Sư phụ giảng:

“Tôi vẫn thường giảng rằng một người nếu hoàn toàn muốn tốt cho người khác, chứ không có bất kể chút nào mục đích hoặc nhận thức của mình, thì lời nói ra sẽ khiến người nghe rơi lệ. Tôi không chỉ là dạy chư vị Đại Pháp, tác phong của tôi cũng là để lưu lại cho chư vị, ngữ khí, thiện tâm trong công tác, thêm vào đó là đạo lý có thể cải biến nhân tâm, chứ mệnh lệnh vĩnh viễn không thể! Trong tâm người ta không phục mà chỉ là phục tùng ở bề ngoài, như vậy khi nhìn không thấy thì vẫn hành sự theo ý nguyện của chính mình.” (“Thanh tỉnh” – Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Nếu bạn thực sự muốn tốt cho một người nào đó khi nhận thấy những thiếu sót của họ, thì chẳng phải bạn nên kiên nhẫn và thiện tâm khi nói chuyện với họ sao?

Gần đây tôi đệ đơn kiện cựu độc tài Trung Quốc Giang Trạch Dân vì đã phát động cuộc đàn áp Pháp Luân Công. Không lâu sau đó, tôi bắt đầu nhận được những cú điện thoại sách nhiễu và đe dọa.

Tôi kể cho một học viên về tình huống của mình và giải thích rằng tôi khá lo lắng và rằng tôi không biết phải làm gì.

Sau đó anh ấy đã giới thiệu tôi cho một đồng tu lớn tuổi, người đã chia sẻ với tôi về việc ông ấy có thể duy trì chính niệm trong khi đối mặt với những khó khăn, và lòng kiên định tín Sư tín Pháp đã luôn mang đến những kết quả tốt đẹp như thế nào.

Ông ấy cũng động viên tôi làm tốt hơn, nói rằng tất cả chúng tôi là đệ tử của Sư phụ. Ông ấy không phán xét tôi – là điều mà tôi cảm thấy dễ chịu nhất, nói với tôi rằng tôi thiếu chính niệm hoặc nhận xét về trạng thái tu luyện của tôi.

Tôi rời nhà ông mà cảm thấy tràn đầy tự tin, điều này đã tăng thêm sự tín Sư, tín Pháp của tôi. Ngay sau đó, tôi không còn nhận những cuộc gọi điện thoại sách nhiễu nữa.

Cách giao thiệp của một vài học viên là phản tác dụng. Họ nói kiểu như: ‘Bạn không thể làm như thế được.” hay “ Bạn có một chấp trước!” hay “Những gì bạn làm thể hiện rằng bạn không tín Sư tín Pháp.”

Tuy nhiên, những người này không giúp bạn hiểu được cốt lõi của vấn đề.

Tôi cho rằng chia sẻ những kinh nghiệm tích cực với các học viên với mục đích giúp đỡ mọi người cùng đề cao thì tốt hơn nhiều.

Tôi biết có một nữ học viên trẻ kết hôn với một người thường. Mẹ của chị này cũng là một học viên, ngay từ đầu đã kịch liệt phản đối cuộc hôn nhân này. Kết quả là cựu thế lực đã lợi dụng gián cách giữa họ và sau đó người mẹ đã bị bắt.

Mọi người trong nhóm của chúng tôi nói với nữ học viên này rằng chị ấy kết hôn với người thường là sai.

Có lúc, học viên đó đã cảm thấy quá bị lấn áp nên đã cắt đứt mọi giao thiệp với nhóm. Hơn thế nữa, chị ấy gần như không hề có nỗ lực nào trong việc giải cứu mẹ của mình.

Sau đó cả nhóm hướng nội và ngộ ra được một điều rằng mọi người đang cố gắng tạo ra một kết quả nhất định dựa trên những quan niệm cá nhân của bản thân. Sau đó, họ đã phối hợp tốt và người mẹ đã sớm được tại ngoại.

Sư phụ giảng:

“Lúc chư vị phối hợp với nhau là vì nhân tâm mới sản sinh ma sát với nhau, đấy là trạng thái và quá trình của người tu luyện, quyết không phải ai đó trong chư vị thật sự không tốt. Phía mặt tốt đã không nhìn thấy, đã cách ra rồi, những gì chư vị nhìn thấy vĩnh viễn là phía mặt chưa tu xong, nhưng chư vị không được không ôm giữ tâm từ bi, không được nhìn người một cách cố định. Tôi nhắc lại, phía mặt tốt thì chư vị nhìn không thấy, bên đó đã phi thường tốt rồi, đạt tiêu chuẩn rồi. Đạt tiêu chuẩn là sao? Tiêu chuẩn của Thần. Còn phía chưa tu xong kia của họ, càng hướng ra bề mặt thì càng hiển ra không tốt, tuy nhiên, họ đã tu được rất tốt. Hy vọng mọi người trân quý chính mình, trân quý người khác, trân quý hoàn cảnh này của chư vị. Trân quý con đường mà chư vị đi, đó chính là trân quý bản thân chư vị.” (“Thế nào là đệ tử Đại Pháp”Giảng Pháp tại Pháp hội New York năm 2011)

Tôi ngộ ra một điều rằng trạng thái tu luyện của tất cả các học viên là một quá trình xả bỏ, và rằng chúng ta không nên nhìn người khác một cách cứng nhắc.

Từ khía cạnh của thế giới vật chất này, khi bạn bị mắc vào một cuộc mâu thuẫn hoặc bạn thấy mình không thể phối hợp tốt với một học viên khác, thì điều đó không có nghĩa là chân ngã của bạn có mâu thuẫn với người đó.

Thêm vào đó, những chấp trước và quan niệm của một người chỉ ảnh hưởng đến chấp trước và quan niệm của người khác – không phải chân ngã của họ.

Nếu có một gián cách lâu giữa hai học viên thì nó thường là vì họ không nhận ra được họ đang bị nhân tâm thao túng.

Những chấp trước và quan niệm của một học viên sẽ thường làm cho mọi người xung quanh bực mình.

Tuy nhiên, chẳng phải chúng ta nên cho đồng tu thời gian và khoảng không gian cần thiết để họ tu bỏ những sai lầm đó sao?

Sư phụ giảng:

“Quan niệm đó không chỉ lèo lái một đời con người, nó còn lèo lái tiếp tục nữa. Khi nào phát sinh cải biến, thì khi đó vứt bỏ đi. Nếu không, nó tiếp tục lèo lái tiếp. Khi quan niệm ấy càng ngày càng mạnh, thì quả thực là tự kỷ của họ đã mất rồi.” (Chuyển Pháp Luân II)


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/12/17/160365.html

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/11/26/对同修间隔的一点认识-337833.html

Đăng ngày 27-1-2017; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share