Biên tập: Vân Hạo
[MINH HUỆ 25-11-2015] (Tiếp theo Phần 4 Phần 3 Phần 2 Phần 1)
“Tả truyện” tên đầy đủ là “Xuân Thu Tả Thị truyện”, là một tác phẩm biên niên sử đầu tiên thời cổ đại Trung Quốc, tương truyền là do quan sử nước Lỗ Tả Khâu Minh biên soạn vào cuối những năm Xuân Thu, từ năm nguyên niên Lỗ Ẩn Công (năm 722 trước Công nguyên) đến năm Lỗ Ai Công thứ hai mươi bảy (năm 468 trước công nguyên). “Tả truyện” chủ yếu ghi chép những sự kiện lớn về chính trị, kinh tế, văn hóa, ngoại giao tại các nước thời bấy giờ và những thực tế lịch sử cụ thể, những câu chuyện về thiên đạo, thần minh, dự ngôn và các phương diện đời sống xã hội, ngoài ra tác giả còn ghi chép những câu danh ngôn mang tính tham khảo và khuyên răn.
Trong “Tả truyện” có rất nhiều câu danh ngôn nhắc nhở về khái niệm đạo đức của văn hóa truyền thống, giúp mọi người xây dựng nền tảng văn hóa và đạo đức để liễu giải được chân tướng Đại Pháp, dưới đây xin trích dẫn một vài câu:
22. Phu lệnh danh, đức chi dư dã. Đức, quốc gia chi cơ dã. (Tả truyện-Tương Công năm thứ 24)
Dịch văn: Danh tiếng chỉ là biểu hiện cụ thể của đức hạnh mà thôi. Đức mới là cái gốc của quốc gia (đại trị).
23. Kỳ sở thiện giả, ngô tắc hành chi; kỳ sở ác giả, ngô tắc cải chi. (Tả truyện-Tương Công năm thứ 31)
Dịch văn: Bách tính cho là tốt thì tôi thi hành; bách tính cho là xấu thì tôi sửa đổi. Câu này ví von cho việc hiểu được lòng dân và tôn trọng ý dân.
24. Dân sinh tại cần, cần tắc bất quỹ. (Tả truyện-Tuyên Công năm thức mười hai)
Dịch văn: Sinh kế của người dân là sự cần cù, chỉ cần cần cù thì không lo thiếu thốn.
25. Vô đức nhi lộc, ương dã. (Tả truyện-Mẫn Công năm thứ hai)
Dịch văn: Không có đức mà hưởng thụ bổng lộc chính là tai họa.
(Còn nữa)
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/25/319480.html
Đăng ngày 16-12-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.