Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc

[Minh Huệ 24-8-2016] Vào ngày 16 tháng 6 năm 2015, bà Đặng Thư Thục, một học viên Pháp Luân Công ở tỉnh Sơn Đông, đã đệ đơn khởi kiện hình sự Giang Trạch Dân, cựu Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc.

Trong khoảng thời gian từ năm 2000 đến năm 2002, bà đã bị bắt giữ 5 lần vì từ chối từ bỏ Pháp Luân Công, gia đình bà cũng phải chịu ảnh hưởng từ cuộc bức hại này.

Đơn khởi tố của bà Đặng

Lần bắt giữ gần nhất lần thứ 5: Tàn phế sau cú ngã xuống đất từ cửa sổ tầng 3

Vào tháng 10 năm 2002, Dư Hưng , một nhân viên an ninh nơi tôi làm việc, yêu cầu tôi tới văn phòng của ông ta để nói chuyện. Khi tới đó, tôi bị cảnh sát bắt đi và chuyển tới một trung tâm tẩy não.

Tại trung tâm tẩy não, nhằm “chuyển hóa” tôi, ngay lập tức có tới sáu người cùng nói những lời phỉ báng về Pháp Luân Công.

Điều tiếp theo tôi có thể nhớ được là, tôi đã bị ngã từ cửa sổ của căn phòng đó. Tôi không nhớ chính xác nó xảy ra như thế nào, nhưng cảnh sát đã nói với chồng tôi rằng tôi đã nhảy ra ngoài.

Chồng tôi đã hỏi vì sao họ không ngăn tôi lại, và khẳng định rằng trong điều kiện hoàn toàn tỉnh táo thì tôi sẽ không bao giờ nhảy ra ngoài cửa sổ. Ông ấy đã bắt bọn họ phải chịu trách nhiệm cho thương tích của tôi vì việc này xảy ra khi tôi đang bị cảnh sát bắt giữ. Họ đã không đoái hoài trước những lời cáo buộc của chồng tôi.

Kết quả chụp X – quang ở bệnh viện cho thấy, xương ở vùng lưng dưới của tôi đã bị gãy và mắt cá chân trái của tôi bị vỡ vụn. Vết thương của tôi yêu cầu phải phẫu thuật khẩn cấp và chồng tôi đã quyết định tiến hành vì lúc đó tôi đã bất tỉnh.

Đầu tiên, họ làm ngưng chảy máu trong ổ bụng của tôi. Một lúc sau tôi bị đưa vào phẫu thuật lưng.

Tôi vẫn nhớ cảm giác đau đớn khủng khiếp, như hàng ngàn mũi kim xuyên thấu cơ thể mình. Tôi đã không thể chợp mắt trong suốt ba ngày liền.

Họ thông báo rằng đã gắn một miếng kim loại vào lưng tôi và cắt bỏ xương gót chân của tôi do bị nhiễm trùng. Đến giờ tôi đi lại vẫn rất khó khăn.

Họ giữ tôi trong viện khoảng năm tháng. Khi sức khỏe của tôi hồi phục, tôi quay lại đơn vị công tác, nhưng khi trở lại, tôi đã bị sa thải.

Lần bắt giữ thứ 4: Bị ép phải trả 2000 Nhân dân tệ

Vào tháng 11 năm 2001, tôi đã bị bắt giữ lần thứ tư. Có khoảng 5 người đẩy tôi ngã xuống đất, kéo tôi và dẫn xuống cầu thang. Họ tống tôi lên một chiếc xe tải và đưa tới một trại tạm giam.

Tại trại giam, tôi không thể nuốt được thức ăn và bị đau ngực, khó thở và nhịp tim bất thường. Họ đưa tôi tới một bệnh viện và tôi được tiêm kháng sinh vào tĩnh mạch.

Trên đường trở về trại giam, tôi lúc tỉnh lúc mê. Sau khoảng 2 tuần, tôi được thả ra sau khi nhân viên của trại giam đòi gia đình tôi phải trả 2.000 Nhân dân tệ.

Từ năm 1999 đến năm 2000: Bị bắt ba lần

Ngay sau khi cuộc đàn áp Pháp Luân Công bắt đầu, tôi đã tới Bắc Kinh để thỉnh nguyện quyền được tu luyện Pháp Luân Công, tôi đã bị chặn lại tại một nhà ga địa phương, bị bắt giữ và nhốt qua đêm trong đồn cảnh sát. Đồng nghiệp của tôi đã đến đón tôi về vào ngày hôm sau.

Suốt mùa đông năm 2000, Lưu Thục Chi, giám đốc an ninh nơi tôi làm việc, thường xuyên gọi tôi tới phòng của ông ta. Hai viên cảnh sát đã yêu cầu tôi phải nói ra ai là người đã đưa cho tôi các tài liệu về Pháp Luân Công. Tôi đã từ chối hợp tác, vì vậy họ đã bắt tôi và đưa tôi tới một nhà giam của địa phương.

Họ dùng gia đình tôi để gây áp lực khiến tôi phải từ bỏ đức tin của mình. Chị gái tôi và chồng của chị ấy, vì quá lo lắng cho sự an toàn của tôi, nên đã đánh đập tôi và yêu cầu tôi phải hợp tác với cảnh sát. Cha tôi 70 tuổi, đã khóc lóc và van nài tôi từ bỏ Pháp Luân Công.

Sau 15 ngày bị quản thúc chặt, tôi bị chuyển tới một trại tạm giam trong 1 tháng và phải chịu lao động khổ sai.

Ngay sau khi được thả khỏi trại tạm giam, tôi bị bắt trở lại và bị đưa tới một trung tâm tẩy não và bị giam ở đó suốt 45 ngày. Tôi đã bị ép phải xem các băng hình phỉ báng Pháp Luân Công, và phải viết một bản cam kết sẽ từ bỏ đức tin của mình. Tôi cũng buộc phải làm các công việc đồng áng.

Pháp Luân Công đã cải biến sức khỏe tinh thần của tôi

Năm 1994, khi một người thân yêu trong gia đình tôi qua đời, tôi đã rất đau buồn và suy sụp tinh thần. Đây là quãng thời gian mà không bao giờ tôi muốn nhắc lại, vì lúc ấy tôi không thể ăn, ngủ được. Tôi cũng luôn bị cảm giác hồi hộp, lo lắng và sợ hãi. Thuốc men không giúp ích được gì cho tôi.

Có người đã nói với tôi về Pháp Luân Công. Sau khi bắt đầu tu luyện, trạng thái tinh thần của tôi đã được cải thiện. Không chỉ nhận ra những thay đổi ở bản thân mình, mà tôi thấy mối quan hệ của tôi và gia đình cũng trở nên tốt đẹp hơn và tôi luôn cảm thấy tràn đầy sinh lực.

Bối cảnh

Năm 1999, Giang Trạch Dân, khi đó là Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), đã bỏ ngoài tai ý kiến của các Uỷ viên Thường vụ Bộ Chính trị khác và thi hành cuộc đàn áp tàn bạo đối với Pháp Luân Công.

Cuộc đàn áp đã dẫn đến cái chết của nhiều học viên Pháp Luân Công trong 17 năm qua. Nhiều người bị tra tấn bởi niềm tin của họ và thậm chí bị giết để cướp nội tạng. Giang Trạch Dân phải chịu trách nhiệm trực tiếp đối với việc phát động và duy trì cuộc đàn áp tàn bạo này.

Dưới sự chỉ đạo cá nhân của Giang Trạch Dân, ĐCSTQ đã thành lập một cơ quan an ninh ngoài vòng pháp luật, “Phòng 610,” vào ngày 10 tháng 6 năm 1999. Tổ chức này vượt trên các lực lượng công an và tòa án trong việc thi hành chỉ đạo của Giang Trạch Dân đối với Pháp Luân Công theo chính sách: bôi nhọ thanh danh, vắt kiệt tài chính và hủy hoại thể xác.

Luật pháp Trung Quốc cho phép công dân là nguyên đơn trong các vụ kiện hình sự, và hiện tại nhiều học viên đang thực hiện quyền đệ đơn kiện hình sự truy tố kẻ cựu độc tài.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/8/10/332753.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/8/24/158394.html

Đăng ngày 21-9-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share