Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại hải ngoại
[MINH HUỆ 22-6-2016] Gần đây, tôi có một vài thể ngộ mới về một bài thơ của Sư phụ:
Đối đích thị tha
Thác đích thị ngã
Tranh thậm ma.“ (Thùy thị thùy phi, Hồng Ngâm III)
Tạm dịch:
“Cái đúng là họ
Cái sai là mình
Còn tranh gì nữa” (Ai đúng ai sai)
Tôi đã tu bỏ được nhiều tâm chấp trước cũng như quan niệm của người thường, nhưng đôi lúc tôi vẫn cảm thấy tâm oán hận các đồng tu vẫn còn ẩn sâu trong tôi.
Tôi thấy tâm tính của họ không tốt và họ cũng không tu luyện được tốt lắm. Dần dần, tôi hình thành định kiến với họ. Thỉnh thoảng nếu ai đó nhắc đến tên của họ, trong đầu tôi liền hiện lên những tư duy và suy nghĩ phụ diện.
Gần đây, tôi gặp một quan khảo nghiệm tâm tính lớn hơn một chút. Một đồng tu đã nhiếc móc tôi rất gay gắt, khiến tôi bị đả kích và không vui. Tôi hướng nội và thấy rằng mình đã có tâm tranh đấu, tật đố, oán hận, hẹp hòi và đã không tu khẩu.
Mặc dù đã tìm ra được những chấp trước này, nhưng tôi vẫn nghĩ rằng đồng tu ấy sai, và trong đầu tôi còn luôn hiện lên ý nghĩ: “Mắng người khác gay gắt như thế mà đúng sao?”
Tôi đã không ngộ được những gì Sư phụ dạy chúng ta qua bài thơ “Thùy thị thùy phi” trong Hồng Ngâm III. Tôi nghĩ rõ ràng đồng tu ấy đã sai khi họ nổi cáu với tôi, và tôi cũng cho rằng tôi hầu như đã im lặng nhẫn nại suốt thời điểm đó.
Nhưng khi nghĩ kỹ lại, tôi nhớ Sư phụ không bao giờ giảng chúng ta đúng và người khác sai. Vì thế vấn đề chắc hẳn là ở tôi, những suy nghĩ của tôi chắc hẳn là đã sai và đó là lý do vì sao tôi không thể hoàn toàn lý giải được Pháp của Sư phụ về phương diện này.
Một ngày tôi bỗng ngộ ra rằng: Ồ đúng rồi, trên bề mặt thì đồng tu kia là sai nhưng người đó đã tạo ra khảo nghiệm tâm tính đối với mình. Đó chính là cơ hội để cho mình đề cao, vì vậy người đó không phải là sai, họ đã đúng.
Trước đây, khi gặp mâu thuẫn với các đồng tu, tôi thường suy nghĩ theo quan niệm của người thường và đánh giá ai đúng ai sai ở trên bề mặt. Tôi không vui khi các đồng tu khác trách mắng tôi. Tôi cảm thấy họ hành xử còn không bằng người thường.
Nói một cách khác, tôi đã không nghiêm chính tu luyện bản thân và đã không chiểu theo Pháp để giải quyết các mâu thuẫn.
Nếu lấy Pháp làm cơ sở để nhìn nhận mâu thuẫn, lẽ ra tôi nên nghĩ rằng: “Chắc hẳn là mình đã sai ở đâu đó, vì vậy mà người khác mới đối xử với mình như thế này.”
Mặc dù trách mắng người khác là sai, nhưng đây là cơ hội cho tôi đề cao tâm tính và mở rộng trái tim từ bi của mình. Nếu như không có những mâu thuẫn này, những tâm chấp trước ẩn giấu sâu trong tôi đã không bộc lộ ra.
Tôi cũng nhận ra rằng xuất phát điểm suy nghĩ của tôi là sai bởi tôi vẫn luôn cho rằng mình đúng. Tôi chỉ nhẫn ở trên bề mặt còn tôi vẫn chưa thực sự ngộ được những gì Sư phụ giảng trong bài “Thùy thị thùy phi” trong Hồng Ngâm III. Tôi vẫn luôn có tâm oán hận và những suy nghĩ bất hảo.
Sư phụ giảng:
“Tu hành như đăng thê.” (Mê, Hồng Ngâm)
Tạm dịch:
“Việc tu hành như là đi lên thang” (Mê, Hồng Ngâm)
Thể ngộ hiện tại của tôi là nếu chúng ta muốn tu luyện đến điểm cuối cùng, chúng ta cần phải vượt qua từng nấc thang như thế này. Những nấc thang này chẳng phải là những khảo nghiệm tâm tính đối với chúng ta hay sao? Những khảo nghiệm này xuất hiện dưới đủ mọi hình thức và cũng xuất hiện với những người khác nhau mà chúng ta gặp, có thể là họ hàng, bạn bè hay các đồng tu. Chẳng phải chúng ta nên thực sự cảm ơn tất cả những người đã tạo ra những nấc thang này cho chúng ta hay sao?
Một người thường họ còn sẽ biết cách bày tỏ lòng biết ơn đối với những người đã giúp đỡ họ huống chi là một người tu luyện. Vì vậy chúng ta cần thực sự cảm ơn các đồng tu đã tạo ra những khảo nghiệm tâm tính cho chúng ta. Hãy coi đây là những bước đi trên con đường tu luyện của chúng ta và giúp chúng ta trở thành những vị Thần vĩ đại. Sư phụ giảng:
“Chẳng phải chư vị nên cảm tạ người ta? Trong tâm chư vị phải hết mực cảm ơn người ta, thực sự là như vậy.” (Chuyển Pháp Luân)
Tôi ngộ ra rằng quá trình tu luyện là một quá trình không ngừng mở rộng tâm từ bi. Tâm từ bi của tôi là không đủ, vì vậy trong tâm, tôi đã không thể cảm ơn những người đã giúp khảo nghiệm tâm tính của mình. Thay vào đó, tôi lại nảy sinh tâm oán hận và phán xét họ. Để đạt được mục tiêu tu luyện viên mãn, tôi phải hướng nội vô điều kiện và tu bỏ các quan niệm người thường của mình.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/6/22/330365.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/7/7/157724.html
Đăng ngày 25-7-2016; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.