Bài viết của một học viên Pháp Luân Công bên ngoài Trung Quốc

[MINH HUỆ 05-03-2016] Mẹ tôi ở Trung Quốc đã gọi điện cho tôi để nói về một số vấn đề mà bà đang gặp phải với vợ chồng cậu em trai tôi. Bà phàn nàn rằng chúng đối xử với bà không tốt. Tôi đã đồng cảm với bà và thấy phẫn nộ sau khi nghe bà nói, đồng thời nghĩ rằng sẽ gọi điện để mắng cậu em trai tôi một trận. Nhưng, những lời giảng của Sư phụ đã hiện lên trong tâm trí tôi.

Sư phụ giảng:

“…những sự việc nơi người thường, chiểu theo Phật gia [tuyên] giảng, đều có quan hệ nhân duyên…” (Chuyển Pháp Luân)

Tôi nhận thấy mình đã bị cái tình dẫn động, do đó tôi đã bình tĩnh lại. Mẹ của tôi lại gọi điện cho tôi và bảo tôi đừng nói cho cậu em trai tôi những gì mà bà ấy đã nói với tôi. Bà lo lắng rằng vợ chồng cậu ấy sẽ tức giận và sẽ khiến bà gặp thêm nhiều vấn đề. Tôi cảm thấy thất vọng, bởi mẹ tôi đã không tin tưởng tôi. Tôi nói với bà: “Mẹ đừng nói với con những chuyện như thế nữa,” rồi cúp máy.

Sau đó, tôi cảm thấy hối tiếc, vì thái độ của tôi có thể sẽ khiến bà bị tổn thương. Những từ “chư vị như vậy làm sao có thể tu xuất tâm từ bi” đã hiện lên trong tâm trí tôi.

Sư phụ đã giảng:

“…hết thảy mọi thứ trong toàn bộ xã hội nhân loại đều từ cái ‘tình’ ấy mà ra. Nếu ‘tình’ kia chẳng đoạn, thì chư vị không thể tu luyện được. Người ta nếu nhảy ra khỏi cái ‘tình’ này, thì không ai động đến chư vị được, tâm người thường không động đến chư vị được; thay vào đó là ‘từ bi’, vốn là điều cao thượng hơn.” (Chuyển Pháp Luân)

Với một học viên không có gì là ngẫu nhiên cả

Với một học viên, không có gì là ngẫu nhiên cả. Vì vậy, tôi đã hướng nội và nhớ lại một vài chuyện gần đây đã xảy ra [đối với tôi]. Trong lúc tham dự một buổi chia sẻ kinh nghiệm tu luyện ở Đài Loan, tôi đã tranh cãi với một học viên. Tôi cảm thấy rằng mình bị hiểu lầm và đối xử bất công. Tất cả mọi thứ tôi muốn làm đều là xuất phát từ những ý định tốt đẹp và có ý nghĩa sẽ mang lại kết quả tốt nhất. Tôi không thể hiểu nổi tại sao vị đồng tu của tôi lại không chấp nhận lời đề nghị của tôi. Tôi đã phàn nàn rất nhiều.

Sau đó, tôi thấy rằng mình vẫn còn muốn tranh đấu, phản bác lại những lời chỉ trích, muốn được ghi nhận và cải biến người khác. Tôi nghĩ rằng tôi có thể xử lý tốt các việc và ôm giữ tâm cho rằng mình giỏi hơn người khác.

Thật tốt vì tôi đã hướng nội để tìm ra các chấp trước của mình. Sau đó, tôi đã thực sự biết ơn Sư phụ và người bạn đồng tu kia. Mẹ tôi đã gọi điện lại cho tôi và nói rằng em dâu tôi đã tình cờ nghe được cuộc trò chuyện của bà với người khác. Cuối cùng, sau khi cùng nhau nói chuyện, bà và em dâu tôi đã lại có được mối quan hệ tốt đẹp.

Điều này đã giúp tôi hiểu rằng chỉ khi nào chúng ta tu bỏ tâm oán hận, chúng ta mới có thể xuất thiện và từ bi.

Sư phụ đã giảng:

“Từ bi là tu xuất ra ấy, [chứ] không phải biểu hiện ra ngoài; là từ nội tâm, chứ không phải làm để người khác coi; nó vĩnh viễn [tồn tại] ở đó, nhưng không thuận theo thời gian hay hoàn cảnh mà biến đổi theo.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Washington DC năm 2003)

Các quan niệm người thường có thể chiếm ưu thế

Một người có thể trải nghiệm tâm oán hận trong cuộc sống thường nhật. Ví dụ, một số người bạn cùng lớp đối xử không tốt với một ai đó ở trong trường học, người dì của một người hàng xóm đã phàn nàn với mẹ tôi rằng con dâu bà đã không tôn trọng bà ấy, và chuyện tôi cảm thấy rằng người giám thị của tôi đã không công bằng [với tôi]. Sau khi trải qua những chuyện này, các chủng quan niệm [người thường] đã hình thành.

Sư phụ đã giảng:

“Một chủng quan niệm khi đã hình thành rồi, sẽ khống chế một đời của chư vị, lèo lái tư tưởng của cá nhân ấy, cho đến cả hỷ nộ ai lạc của người ta. Đó là hậu thiên hình thành. Nếu những thứ đó qua thời gian lâu, sẽ hoà tan vào tư tưởng con người ta, hoà tan vào đại não chân chính của bản thân; nó sẽ hình thành tính cách một cá nhân.” (Phật tính, Chuyển Pháp Luân II)

Tâm oán hận là rào cản khiến các học viên bị ngăn cách với sự từ bi. Những người có tâm phàn nàn thường chỉ nhìn nó bằng các quan điểm riêng của mình và nghĩ rằng họ đã bị ngược đãi. Đây chính là bản tính ích kỷ, khi họ cố để được ghi nhận, chứng thực cái tôi của họ, hoặc hy vọng vào sự đồng cảm của người khác. Những người luôn nuôi dưỡng tâm oán hận này thường nhìn sự việc một cách tiêu cực.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2016/3/5/324975.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/3/14/155913.html

Đăng ngày 28-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share