Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Ấn Độ

[MINH HUỆ 18-2-2016] Từ ngày 26 tháng 1 đến ngày 7 tháng 2 năm 2016, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tham dự Hội chợ Sách Kolkata. Đây là lần thứ hai các học viên tham dự hội chợ sách phi thương mại lớn nhất thế giới này, cũng là hội chợ sách lớn nhất Châu Á, và có lượng người tham dự đông nhất thế giới với hơn hai triệu khách tham quan. Hội chợ cũng mang đến cho khách tham dự không khí hội chợ đặc trưng với các hoạt động ngoài trời, nhạc sỹ kiêm ca sỹ, và gian ẩm thực.

Kolkata, còn có tên là Caltutta dưới thời Anh cai trị, là thủ phủ của bang Tây Bengal thuộc Ấn Độ. Nổi tiếng với các di sản về văn học, nghệ thuật, và cách mạng, Kolkata được mệnh danh là Thủ đô Văn hóa hay Thủ đô Văn học của Ấn Độ.

Tại Hội chợ Sách Kolkata năm ngoái, khách tham quan đã hỏi mua sách Pháp Luân Đại Pháp tiếng Bengali, tiếng bản địa. Một học viên đã nỗ lực phối hợp với nhiều học viên khác để có thể xuất bản được cuốn sách bằng tiếng Bengali. Một ngày trước khi diễn ra hội chợ, họ đã hoàn thành việc này.

406f116d04aa34f0dd577d55c7f330c0.jpg

Học viên Pháp Luân Công biểu diễn các bài công pháp và phát tờ rơi tại gian hàng ở Hội chợ Sách Kolkate

Các học viên ở Mumbai, Bangalore, Sarnath, cũng như ở Hàn Quốc và Việt Nam đã đến hỗ trợ các học viên ở Kolkata. Gian hàng đông khách cả ngày và nhận được nhiều phản hồi tích cực, còn các học viên thì biểu diễn và hướng dẫn khách ghé thăm tập các bài công pháp, và phát tờ rơi.

Những người bán hàng gần đó muốn tìm hiểu lý do vì sao gian hàng Pháp Luân Đại Pháp lại luôn đông khách đến như vậy. Quả thực rất tuyệt vời khi thấy nhiều vị khách đứng đọc câu chuyện về Pháp Luân Đại Pháp được in chữ lớn trên phông nền của gian hàng.

a06ffb6cced2ca56806dd928007fd973.jpg

Một học viên giải đáp thắc mắc của khách đến gian hàng trong khi những người khác đọc thông tin được trưng bày tại gian hàng

Chưa có ở hội chợ sách nào mà sách Đại Pháp lại bán được với số lượng lớn như vậy. Mọi người đến từ những nơi xa xôi để mua sách. Ngay cả khi các học viên đóng quầy hàng vào cuối ngày, vẫn có người tìm đến mua sách như thể họ không muốn bỏ lỡ thứ gì đó quý giá vậy. Nhiều người mua được sách đã trở lại mua thêm cho cả người thân nữa.

Một số người lớn tuổi mua sách Đại Pháp bằng tiếng Bengali nói rằng lần này họ đọc sẽ dễ hiểu hơn bởi cuốn sách được viết bằng tiếng địa phương họ. Họ cũng nói rằng họ rất ngạc nhiên khi những cơn đau và nhức mỏi của họ đã thuyên giảm khi vừa đọc sách được một chút, và họ tin rằng cuốn sách này có huyền năng kỳ diệu.

eaf8a0185293a9105e034103221eac2b.jpg

Cảnh sát viên dừng chân tìm hiểu về Pháp Luân Đại Pháp

Năm nay, nhiều cảnh sát và nhân viên an ninh đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt đến sách Đại Pháp. Họ cùng nhau quay trở lại và đưa cả người thân đến gian hàng. Họ nói rằng họ muốn tổ chức một buổi để các học viên biểu diễn các bài công pháp.

Chính quyền Cộng sản đã thống trị ở Tây Bengal 34 năm và đã sụp đổ cách đây sáu năm, bởi vậy các thế hệ cao niên có thể hiểu chân tướng ngay khi biết đến cuộc bức hại Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc. Những người trẻ tuổi bị đánh lừa bởi câu chuyện thịnh vượng về kinh tế ở Trung Quốc thì cần phải giải thích và giảng chân tướng thêm.

Các học viên tham gia Hội chợ Sách Kolkata đều cảm thấy rằng đây là một cơ hội tuyệt vời để tiếp cận và nâng cao nhận thức về Pháp Luân Đại Pháp cho nhiều người hơn nữa. Các học viên địa phương đã liên tục tổ chức các buổi hướng dẫn luyện công. Họ mong muốn được tiếp tục tham gia hội chợ sách vào năm tới và sẽ chuẩn bị chu đáo để có thể tiếp cận với nhiều người hơn nữa.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2016/2/18/155607.html

Đăng ngày 19-3-2016; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share