Bài viết của học viên Yunchong ở ngoài Trung Quốc,

[MINH HUỆ 1-11-2015] Chính Pháp đang nhanh chóng tiến nhập vào giai đoạn cuối cùng. Tôi trở nên ý thức hơn rằng mọi việc dù rất nhỏ xảy ra đối với chúng ta hết thảy là để tu luyện tâm tính.

Nếu chúng ta buông lơi và không nghiêm ngặt với chính mình trong mọi ý niệm và hành động, khi đó những việc nhỏ sẽ tạo thành những chướng ngại lớn trong tu luyện cá nhân và cả đối với những nỗ lực cứu độ chúng sinh của chúng ta.

Tôi muốn chia sẻ một sự cố nhỏ tôi gặp phải một vài ngày trước, và nói về việc tôi đã hướng nội như thế nào. Nếu bạn thấy bất cứ điều gì không phù hợp, xin vui lòng chỉ ra.

Vùng của chúng tôi đã bắt đầu quảng bá Thần Vận với việc phân phát tờ rơi tới từng nhà. Tôi quyết định tham gia vào hạng mục quan trọng này vào một ngày thứ Hai khi tôi có thể bố trí được thời gian rảnh. Một học viên nam không biết lái xe, mới đến từ Trung Quốc Đại lục đề nghị đi cùng tôi.

Vì lịch trình của tôi rất chặt chẽ, tôi nghĩ công việc sẽ nhanh hơn khi có hai người phát tờ rơi tới các điểm phân phối tại các khu vực chúng tôi muốn bao quát. Có lẽ khi làm cùng nhau, chúng tôi có thể thậm chí phát nhiều tờ rơi cho nhiều khu vực hơn, và theo cách này, chúng tôi sẽ cứu được nhiều người hơn. Vì vậy, tôi vui vẻ đồng ý.

Khi chúng tôi đến địa điểm đã định từ trước, tôi đậu xe, và chúng tôi đi theo hai đường khác nhau. Khi tôi hoàn thành xong việc phát tờ rơi của mình, tôi trở lại xe và đợi nhưng học viên nam một lúc lâu mới xuất hiện.

Tôi gọi để tìm xem anh ấy ở đâu và phát hiện ra anh còn hầu như một phần tư tuyến đường chưa hoàn thành, vì vậy tôi quyết định giúp anh ấy. Nhưng tôi khá mất kiên nhẫn và khó chịu.

“Tại sao anh ta tốn quá nhiều thời gian và coi nhẹ việc này như vậy?” Tôi phàn nàn trong tâm. “Sao anh ấy không thể đẩy nhanh tiến độ của mình lên chứ? Anh ấy không thể đi nhanh hơn, như mình hay sao? Thời gian rất quý giá. Chúng ta cần phải làm nhiều nhất và nhanh nhất có thể để có thể phát được nhiều khu vực và cứu được nhiều người hơn. Ngoài ra, mình còn phải đảm bảo đón con gái đúng giờ nữa. Sau đó, mình phải nấu bữa tối, làm việc nhà, và lo nhiều việc khác… ”

Tôi quyết định, “Mình phải nói chuyện với anh ấy. Mình phải chỉ ra sai lầm của anh ấy. Anh ấy không thể chậm như thế. Mình phải làm cho anh ấy nhận ra bản thân đang làm trì hoãn cả quá trình như thế nào, và đang di chuyển chậm chạp ra sao. Mình phải cho anh ấy biết anh ấy đang ngăn trở mình. ”

Sau đó, tôi nghĩ, “Mình cần nói chuyện với anh ấy theo cách mà sẽ không làm cho anh ấy nghĩ xấu về mình. Mình phải nhớ mỉm cười. Mình phải nói chuyện với anh ấy thân thiện. Mình không thể để cho anh ta nghĩ rằng mình đang đổ lỗi cho anh ấy…”

Sau đó, một ý niệm khác lóe lên trong đầu tôi. Rồi bất ngờ, tôi nhận ra rằng những ý niệm của mình vừa rồi mới tệ làm sao, nó xảo quyệt và mánh khóe như thế nào. Tôi vờ là người tốt, chu đáo, và thông cảm trong khi tôi đã thực sự chỉ trích, trách móc, và làm tổn thương người khác. Tôi cảm thấy rất xấu hổ!

Tôi nhớ rằng đó chính là cách nói chuyện khiến tôi trước đây rất khó chịu nếu việc như vậy xảy ra với tôi. Nó được ngụy trang bởi sự quan tâm [ở bề ngoài]. Bạn tươi cười nhưng nụ cười của bạn là dao găm. Mục đích thực sự, mà có lẽ ẩn sâu và tiềm tàng, chính là vị tư theo lối cao ngạo. Bạn nghĩ rằng những người khác thật yếu kém. Bạn hy vọng sẽ thay đổi người đó để họ có lối suy nghĩ và hành động giống như bạn.

Đó không phải là hướng ngoại sao?

Tu luyện Đại Pháp dạy chúng ta hướng nội. Chẳng phải tôi nên tự hỏi tại sao mình lại khó chịu? Tại sao tôi lại thất vọng? Những chấp trước nào đã được phơi bày ra vậy? Tôi phải xả bỏ những chấp trước đó từng cái một.

Sư phụ đã an bài cho tôi có cuộc gặp gỡ này, không phải để tôi mắng nhiếc người khác nhằm thay đổi họ, mà là một cơ hội để tôi đề cao và thay đổi bản thân mình.

Tôi bắt đầu hướng nội một cách chân thành, từ bi và bao dung hơn, “Xét tư cách là một học viên, có thể anh ấy chậm, nhưng tâm của anh ấy thuần tịnh và chính niệm của anh ấy mạnh. Còn mình, chẳng phải khi đang treo tờ rơi trên mỗi tay nắm cửa mình chỉ nghĩ có bao nhiêu hộ gia đình mà mình đã tới sao? Liệu ý niệm và hành động đó có thực sự cứu được chúng sinh không? Chẳng phải mình chỉ quan tâm đến những thứ trên bề mặt? Những gì thần nhìn thấy là tâm của chúng ta.”

Trong mỗi hạng mục, vai trò mỗi người là khác nhau, và mức độ trách nhiệm là khác nhau. Tâm tính mỗi người là khác nhau. Nó không phải là vấn đề bình đẳng, làm được chính xác số lượng công việc. Nếu bạn nhanh, hãy cứ làm nhiều hơn một chút. Có gì mà phải làm ầm ĩ chứ? Căn cứ ở đâu để tôi suy nghĩ về sự công bằng hay không công bằng? Tôi đánh giá ai đây?“

Tâm của tôi đột nhiên cảm thấy nhẹ nhàng và từ bi khi cuối cùng tôi nhận ra Sư phụ đã cố gắng giúp tôi nắm bắt cơ hội này để hướng nội tìm ra những thiếu sót của mình.

Sư phụ muốn chúng ta

“… tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã.” (“Phật tính vô lậu” Tinh tấn yếu chỉ)

Sau đó tôi biết rằng mình vẫn còn một chặng đường dài để đi trên con đường tu luyện, rằng có rất nhiều phương diện cần phải tu sửa và đề cao.

Với niệm đầu chân chính, khi học viên đó và tôi đã sẵn sàng làm việc ở một khu vực khác, tôi có thể cân nhắc tốc độ của anh ấy để chúng tôi có thể làm việc theo khả năng của mỗi người.

Đối với phần thời gian còn lại trong ngày, tất cả mọi việc đã diễn ra ổn thoả. Tâm của tôi đặc biệt hòa ái và không cố chấp vào thiếu sót dễ nhận ra của người khác.

Toàn bộ quá trình suy nghĩ của tôi chỉ kéo dài một vài phút. Nếu tôi không chia sẻ những gì đã diễn ra trong tâm, hẳn là không ai biết. Nhưng tôi muốn chia sẻ điều này để có thể loại bỏ nó ra khỏi tâm mình.

Tôi nhận ra rằng nếu mình chỉ nhìn nhận vụ việc này như là vấn đề nhỏ như tôi thường làm trước đây, nó có thể không dẫn đến bất kỳ mâu thuẫn lớn nào, nhưng nó vẫn không phù hợp với Đại Pháp. Đó là hướng ngoại, không phải hướng nội.

Nếu tôi không phơi bày nó ra, tôi có thể chia sẻ phàn nàn của mình với các học viên khác và khiến họ có những ý niệm không đúng đắn, và sau đó tất cả chúng tôi sẽ rơi vào bẫy của cựu thế lực.

Khi chúng ta phải đối mặt với khổ nạn lớn, chúng ta không thể không ý thức được chúng và cố gắng hết sức để vượt qua, nhưng chúng ta đang thực ra ở một vị trí bị động.

Đối với những việc nhỏ mà chúng ta có thể không chú ý nhiều, nhưng nếu chúng ta có thể học được cách nhận ra và loại bỏ chúng, chúng ta đang đặt mình ở một vị trí chủ động. Khi đó chúng ta sẽ tu luyện ở một trạng thái “vô lậu”.

Khi chúng ta có một ý niệm sai lầm, chúng ta không cần phải sợ hoặc xấu hổ. Nếu nó được phơi bày, nó thực sự là một điều tốt, bởi vì chúng ta có thể không ý thức được sự tồn tại của nó cho đến khi một số việc xảy ra để đẩy nó lên bề mặt. Khi đó, chúng ta có thể tu bỏ đi. Điều quan trọng là chúng ta có tuân theo những gì Sư phụ yêu cầu chúng ta là hướng nội, để loại bỏ nó vô điều kiện không.

Sư phụ giảng:

“Vũ trụ quá khứ kết thúc rồi, vũ trụ mới bắt đầu rồi. Đây không phải một khái niệm nhỏ đâu. ”( Giảng Pháp tại Pháp hội miền tây Mỹ quốc năm 2015)

Chúng ta nên tự hỏi: Liệu chúng ta đã đáp ứng các tiêu chuẩn của vũ trụ mới chưa? Cơ chế vũ trụ mới là viên dung tự chính. Nếu chúng ta vẫn còn hướng ngoại tất cả mọi việc, dù lớn hay nhỏ, và chỉ hướng nội có điều kiện, không phải là nó tương phản với cơ chế của vũ trụ mới sao? Làm thế nào chúng ta có thể đồng hóa vào vũ trụ mới đây?

Tôi hy vọng tất cả chúng ta thật sự tu luyện bản thân tinh tấn trong thời khắc cuối cùng này, để đạt được các yêu cầu và mong đợi của Sư phụ đã đặt ra cho chúng ta.


Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/11/25/153810.html

Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/11/1/318380.html

Đăng ngày 12-12-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share