[MINH HUỆ 02-08-2015] 15 bạn trẻ tham gia phong trào “Đạp xe hướng đến Tự do” đã đạp xe qua 13 bang nước Mỹ trong sứ mệnh nâng cao nhận thức và giải cứu 5 trẻ mồ côi ở Trung Quốc. Họ đã khởi hành từ Los Angeles vào ngày 1 tháng 6 năm 2015 và đến thành phố Washington D.C., thủ đô nước Mỹ vào ngày 16 tháng 7 sau 3.000 dặm đạp xe.

Trong suốt sự kiện “Đạp xe hướng đến Tự do” này, các bạn trẻ đã kêu gọi thế giới chú ý tới cuộc bức hại Pháp Luân Công của Đảng Cộng sản Trung Quốc và những đứa trẻ bị mồ côi do cha mẹ chúng đang bị tra tấn đến chết vì tu luyện Pháp Luân Công.

Tất cả các bạn trẻ này đều học Pháp Luân Công. Họ tham gia vào hạng mục này bởi đức tin và sự kiên trì tu luyện, cùng hy vọng rằng công lý sẽ được thực thi.

Mục tiêu đạt được từ chuyến đi

“Các bạn học của tôi nghĩ rằng tôi là một người trầm tính và sống nội tâm. Nếu họ biết tôi đạp xe xuyên nước Mỹ, họ sẽ rất sửng sốt,” học viên Jenny Zhi nói. “Hành trình này không dễ dàng chút nào, nhưng chúng tôi đã đạt được mục tiêu của chuyến đi.”

cab178f2bb2adcec0631183394111632.jpg

Các thành viên trong nhóm “Đạp xe hướng đến Tự do”

“Việc đạp xe dễ hơn dự đoán. Tuy nhiên cuộc sống hàng ngày của chúng tôi khó khăn và bất tiện hơn tôi nghĩ ban đầu,” Jenny, cô gái trẻ sinh ra và lớn lên ở Detroit, Michigan nói.

Cô nói tiếp: “Chúng tôi được sống trong một căn nhà có máy điều hòa và được ăn uống tốt. Tuy nhiên lúc trên đường, thậm chí việc sử dụng nhà tắm cũng bất tiện. Buổi đêm, tôi phải dùng đèn pin và trong đó có nhiều con bọ.” Ngoài những bất tiện trải qua trên đường, còn có những khảo nghiệm liên quan tới việc đề cao trong tu luyện cá nhân, hay còn gọi là đề cao tâm tính.

Đối đãi từ bi với các bạn trong nhóm

Một trong những khảo nghiệm mà các bạn trẻ, bao gồm cả Jenny phải vượt qua là làm sao để từ bi với các bạn cùng nhóm.

Có một thành viên tới ngày 19 tháng 6 mới tham gia cùng nhóm do có lịch học ở trường. Trước đó, các thành viên khác đã đạp xe được ba tuần. Do vậy, cô cảm thấy thiếu kiên nhẫn khi thành viên này, người nhỏ hơn cô hai tuổi, cần thời gian để làm quen với môi trường đạp xe.

“Nếu em không giúp được gì, vậy tại sao em lại tham gia hạng mục này?” cô hỏi cậu ấy.

Các thành viên khác nghe được câu này và khuyên cô không nên đối xử với đồng tu như vậy.

Một thành viên nói: “Hãy nghĩ xem, Sư phụ chúng ta (Nhà sáng lập của Pháp Luân Công) không bao giờ đối xử với chúng ta như vậy. Ngài sẽ không nói: ‘Nếu chư vị không thể tinh tấn, tại sao chư vị còn tu luyện?’ và không từ bỏ chúng ta.”

Jenny nghĩ rằng điều đó có lý và bắt đầu quan tâm hơn tới các bạn trong nhóm của cô.

Cô nhận ra rằng rốt cuộc cậu ấy nhỏ hơn cô hai tuổi. Tất nhiên, cậu ấy còn ham chơi. Nhưng cậu ấy đã đặt tâm vào việc đạp xe bởi cậu ấy muốn nhanh chóng bắt kịp với những người khác. Cậu ấy đã cố gắng rất nhiều để làm điều đó.

Cô không còn chỉ trích cậu nữa. Thỉnh thoảng khi cô trở nên mất kiên nhẫn, cô tự nhắc nhở mình về những điểm mạnh của cậu ấy.

Vượt qua đau đớn

Một khảo nghiệm tâm tính khác liên quan tới việc vượt qua thử thách. Ngày 22 tháng 6, Jenny bị ngã xe ở Kansas và vết thương không hề nhẹ bởi cô bị ngã trên một con đường đá. Một mẩu đá đã đâm vào chân của cô.

“Nó rất đau. Lúc đó tôi đã bị sốc và không thể tin được điều đó,” cô nói. “Trạng thái của tôi không tốt vào hôm đầu tiên đó. Tôi cảm thấy tôi là một rắc rối cho tất cả mọi người, bởi nhiều người trong nhóm đã phải dừng lại để chăm sóc cho tôi.”

Cô thú nhận: “Tôi cảm thấy rằng vì tôi bị thương, tôi mong mọi người chăm sóc mình.” Ngày hôm sau, những người khác không đạp xe để sửa xe của họ và bổ sung những vật dụng cá nhân mà họ cần. Rất nhiều người trong nhóm quan tâm chăm sóc cô.

“Jenny, bạn nên có thể tự chăm sóc cho bản thân,” một thành viên nói. Cô đồng tình với các bạn của mình và không cảm thấy bực bội vì hiểu nguyên lý “Nhẫn” của Pháp Luân Công.

“Các bạn không cần phải chăm sóc mình. Mình có thể tự lo được những việc này,” cô nói với những người bạn đồng hành của mình. Bốn ngày sau, cô lại đạp xe trở lại.

Nói chuyện về Pháp Luân Công và cuộc bức hại.

46cd1d9200a6d31e96c85d0d45edcbdc.jpg

Jenny Zhi phát biểu tại buổi mít tinh ở Đài tưởng niệm Lincoln, Washington D.C.

Các học viên đã tổ chức một buổi hòa nhạc trước Đài tưởng niệm Lincoln, một đài tưởng niệm cỡ quốc gia ở Washington D.C. Vào ngày 7 tháng 7. Họ hy vọng rằng nhiều người hơn nữa sẽ biết về cuộc bức hại kéo dài 16 năm ở Trung Quốc. Jenny Zhi đã phát biểu tại sự kiện này.

Kể với mọi người về cuộc đàn áp đang diễn ra ở Trung Quốc và câu chuyện bi thương về những đứa trẻ mồ côi, việc mà các học viên gọi là “giảng chân tướng” Pháp Luân Công là một cách mà Jenny chuyển biến từ một cô gái nhút nhát và sống nội tâm thành một người cởi mở hơn.

Cô nói rằng trước khi tham gia hạng mục “Đạp xe hướng đến Tự do”, cô hiếm khi nói với mọi người về Pháp Luân Công, bởi cô lo lắng mọi người sẽ nghĩ rằng cô kỳ cục. Trong chuyến đi này, cô đã nói về Pháp Luân Công với hầu hết tất cả những người mà cô gặp.

Cô đặc biệt nhớ lại nỗ lực giảng chân tướng khi nhóm của cô dừng chân hai tiếng gần trung tâm mua sắm Magnificent Mile ở Chicago để tiếp xúc với mọi người.

Từng người một đã chụp ảnh với các học viên và đưa cho các học viên xem để thể hiện sự ủng hộ của họ dành cho Pháp Luân Công. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, nhóm của cô đã thu thập được 180 bức ảnh.

“Nhiều người ủng hộ chúng tôi. Họ còn chia sẻ quan điểm của họ với chúng tôi,” cô nói.

6fe5111f613fd40d012bf0979553d14f.jpg

Cuộc mít tinh bên ngoài trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York

Các học viên Pháp Luân Công đã tổ chức một buổi mít tinh bên ngoài trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York vào ngày 20 tháng 7 năm 2015. Họ kêu gọi cộng đồng quốc tế chấm dứt cuộc bức hại tàn nhẫn của Đảng Cộng sản Trung Quốc lên Pháp Luân Công. Jenny Zhi đã phát biểu tại buổi mít tinh này.

Văn hóa Trung Hoa truyền thống

Jenny sẽ học năm thứ hai ở trường trung học vào tháng 9 năm 2015 và lên đại học vào năm 2016. Cô yêu thích máy tính và nghệ thuật, và hy vọng sẽ học ngành thiết kế đồ họa hoặc trí tuệ nhân tạo.

Cô đã quan sát các sinh viên gốc Hoa trong dịp làm một bài tập lớn ở trường trung học. Cô nói rằng nhiều sinh viên Trung Quốc sinh ra ở Mỹ muốn tách khỏi gốc gác Trung Quốc của họ và không muốn học tiếng Trung, cũng như không quan tâm tới lịch sử và văn hóa Trung Quốc.

“Tôi khác họ bởi tôi biết chắc chắn rằng lịch sử và văn hóa truyền thống của Trung Quốc huy hoàng như thế nào. Tôi thật sự yêu thích nó. Thỉnh thoảng, họ nói với tôi rằng: ‘Jenny, bạn thật kỳ cục trong vấn đề này,’ nhưng tôi nghĩ rằng đây là một khía cạnh độc đáo trong cuộc sống của tôi,” cô nói.

Khi được hỏi liệu có phải sở thích của cô bắt nguồn từ việc cô tu luyện Pháp Luân Công hay không“, cô đã trả lời rằng: “Đúng vậy!”


Bản tiếng Hán:https://www.minghui.org/mh/articles/2015/8/2/15岁女孩骑车横穿美国的艰难与收获(图)-313467.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/9/6/152414.html

Đăng ngày 14-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share