Bài viết của một đệ tử Đại Pháp tại Đài Loan

[MINH HUỆ 29-12-2014] Tôi đã từng cùng đồng tu giao lưu về vấn đề “Là chân tu hay chỉ là ức chế [bản thân]!”, xin được chia sẻ một chút về nhận thức của mình cùng với các bạn đồng tu.

Trong quá khứ, hầu như mỗi từng ý niệm tôi đều hướng nội tìm (nhưng sau này tôi phát hiện ra mình không hề “hướng nội tìm”, mà chỉ là sợ chính mình sẽ làm sai rồi từ đó ‘phán xét và quở trách bản thân’), sinh hoạt rất khẩn trương! Đối với việc hồng Pháp và cứu độ chúng sinh, hầu như chỉ cần nhìn thấy người Trung Quốc, thì nhất định muốn giúp họ làm tam thoái; khi trò chuyện cũng tìm cách nói đến đề tài Đại Pháp, rồi rất nhanh liên kết đến chủ đề mà có thể hồng Pháp và giảng chân tướng. Tuy nhiên, hình thức này làm tôi cảm thấy căng thẳng, áp lực rất lớn! Bởi vì mục tiêu quá lớn, quá tuyệt đối, không tự nhiên và cực đoan…

Sau này đào sâu thêm, tôi thấy nó giống câu “Kim ngọc kỳ ngoại, bại nhứ kỳ trung” (vàng ngọc ở ngoài, xú uế ở trong) trong bài “Kim Phật – Bài viết có bình chú của Sư Phụ”. Trước đây, bản thân tôi vì lo sợ làm sai điều gì đó hoặc để lỡ mất cơ duyên Sư phụ khổ tâm an bài mà gây tội, từ đó mang các pháp lý mà bản thân ngộ được, hình thành chủng quan niệm tựa như cố hết sức kiểm soát từng ý từng niệm của bản thân trong cuộc sống, rất muốn làm cho tốt, nhưng lại là vì để tránh gây ra hậu quả do làm sai hoặc lựa chọn sai.

Vì vậy, một khi tôi ý thức được những tư tưởng, cảm xúc không phù hợp với các pháp lý bản thân ngộ được, thì “cơ chế kìm nén tự bảo vệ” nhằm “tránh phạm sai lầm [trong tu luyện]” đó sẽ khởi động, không dám trực tiếp đối diện và nhẫn [chịu] sự kích khởi nhân tâm, mà là ép nhập [nó] vào trong bản thân mình…

Tiếp theo đó, còn có thể vì cảm thấy cách nghĩ hoặc cảm xúc của mình không phù hợp một số pháp lý ngộ đến được mà lại sinh ra “cảm giác tội lỗi“, do đó, trong thân thể đã tích tụ “các loại các dạng nhân tâm dơ bẩn”, cùng với “cảm giác tội lỗi” ấy.

Càng gắng sức, thì sẽ khiến thân thể dồn tích càng nhiều vật chất xấu; lại càng khó tiếp tục “khống chế” nhân tố cường đại được bồi đắp kia, càng cảm thấy bản thân không được nữa… thì càng nghĩ muốn dùng lực kìm nén, tránh việc bản thân lại lâm vào tình huống bi đát đó, cuối cùng đã hình thành vòng tuần hoàn ác tính …

Thật không ngờ rằng, chấp trước lớn nhất chính là cái tư tâm mạnh mẽ “sợ chính mình có thể làm sai, làm không tốt mà dẫn tới hỏng việc”.

Sau đó tôi ngộ ra rằng, Pháp Luân Đại Pháp là không có giới luật, bất kể ngộ được pháp lý nào, một khi nghĩ nhiều, nghĩ nặng về nó thì liền là chấp trước, nếu hình thành quan niệm rồi thì có thể sẽ tạo ra can nhiễu, kể cả khi coi cách nghĩ này tựa như một tư tưởng chân chính!

Luôn mang theo “điều kiện/ quy định”( nên/ không nên như thế nào hay sẽ không/ sẽ ra sao) mà dè dặt cân nhắc vì để bảo hộ bản thân, tôi cảm thấy đây không phải là phương hướng cần đi của người tu luyện Đại Pháp, không nên che đậy mà cần trực tiếp đối diện với nhân tâm của bản thân, chân chính dựa trên pháp lý mà biết được đó là nhân tâm, thế nào là không tốt, xuất tự nội tâm không muốn tái phạm, nguyện ý buông bỏ, đây mới chính là phương hướng nỗ lực.

Phát hiện được những điều này rồi, sau khi buông bỏ cơ chế tự bảo vệ đó, thì tôi cảm thấy thoải mái hơn rất nhiều!

Dựa vào sự ức chế mà tu xuất lai thì rất hời hợt bề ngoài, sức chứa đựng rất nhỏ nhưng tự mình lại cho là lớn; chỉ có chân chính xem xét chỗ thiếu sót của bản thân, khiêm tốn thừa nhận thiếu sót, biết được khả năng của bản thân giới hạn như thế nào, mới có thể trong quá trình tu luyện từ từ, đối chiếu theo Pháp, hướng nội tìm, để chính mình càng lúc càng tốt, sức chứa đựng càng lúc càng lớn!

Trên đây chỉ là thể ngộ cá nhân, có chỗ nào không đúng với Pháp, kính mong quý đồng tu từ bi chỉ rõ!


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2014/12/29/302123.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/1/6/147859.html

Đăng ngày 07-11-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share