Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp

[MINH HUỆ 21-6-2015] Sư phụ giảng:

“‘Từ bi’ chân chính là không có ‘tư tâm’ nào trong đó hết, đối với ai, đối với chúng sinh đều dùng chính niệm xét vấn đề, đều là từ ái.” (Thế nào là Đệ tử Đại Pháp)

Tôi tin rằng làm gì thì chúng ta cũng phải xuất phá từ tâm từ bi. Khi nhận xét về người khác chúng ta phải tập trung vào mặt tốt của họ.

Một mâu thuẫn gần đây hối thúc tôi chia sẻ những suy nghĩ của mình liên quan đến việc tu khẩu.

Có một học viên mà gần đây tôi gặp lần đầu tiên. Buổi gặp gỡ đầu tiên của chúng tôi, dường như có sắc thái tiêu cực. Sau khi làm việc với anh ấy một thời gian ngắn, đột nhiên chúng tôi đã phát sinh tranh cãi khi anh ấy nói: “Tôi đã nghe nói về anh” và gán cho tôi cái nhãn thiếu năng lực.

Tôi hướng nội tìm nguyên nhân của cảm xúc tiêu cực, lý do tại sao tôi lại có niệm đầu tiêu cực. Tôi nhớ lại rằng mình đã nghe nhiều tin đồn về những thiếu sót của học viên này trước khi gặp anh ấy. Tôi tin những tin đồn mình đã nghe được và nó đã trở thành một định kiến. Khi thực sự gặp anh ấy, tôi nhìn anh bằng định kiến này.

Hướng nội và đồng hóa với Chân – Thiện – Nhẫn là những gì các học viên Pháp Luân Đại Pháp nên làm. Tuy nhiên, tôi cảm thấy mình còn cách xa với yêu cầu này và đã dưỡng thành những niệm đầu bất hảo về những thiếu sót của người khác.

Tôi cần phải chú ý hơn đến cách nói chuyện với mọi người, và nó phải xuất phát từ chính tâm của tôi. Tôi cần phải cân nhắc đến cảm nhận của người khác, hoàn cảnh và môi trường xung quanh, ngay cả khi nói chuyện với một ai đó.

Tôi nhận ra cái tôi là nguyên nhân dẫn đến sai sót của mình. Tôi không khoan dung, coi bản thân mình hơn những người khác. Tôi đề nghị bất kỳ học viên nào cảm thấy họ đang coi thường người khác, hãy nghiêm túc hướng nội, vì đó không phải là trạng thái của người tu luyện. Mâu thuẫn nêu trên lại trở thành một cơ hội tốt để tôi nhận ra mình thiếu sót ở đâu.

Là học viên, chúng ta nên hình thành thói quen đứng từ Pháp lý mà hướng nội, tuy nhiên, cũng cần suy xét đến những gì Chính Pháp cần, và thiện ý của tất cả chúng sinh. Trong các mối quan hệ giữa chúng ta với nhau, tôi nghĩ rằng việc chú trọng đức khoan dung và giản dị thật quan trọng. Chúng ta sẽ thấy xung đột ít hơn theo cách đó.

Trên đây là nhận thức của cá nhân tôi.

Tôi sẽ kết thúc bằng cách trích dẫn một số Pháp của Sư phụ:

“Tâm thái của họ là như thế nào? Là ‘khoan dung’, là khoan dung rộng lớn phi thường, có thể dung [hoà] các sinh mệnh khác, có thể thật sự suy nghĩ như đang ở địa vị của sinh mệnh khác. Đây là điều mà rất nhiều người trong chúng ta vẫn chưa đạt đến được trong quá trình tu luyện, nhưng chư vị đang nhận thức dần dần, đang đạt đến. Khi một vị Thần [khác] đề xuất một cách làm nào đó, họ đều không vội vã phủ định, cũng không vội vã biểu đạt bản thân, cho rằng cách làm bản thân mình mới tốt; họ xem xem phương pháp của vị Thần kia đề xuất có kết quả cuối cùng ra sao. Các con đường đều khác nhau, con đường của mỗi người đều khác nhau, [Pháp] Lý chứng ngộ trong Pháp của các sinh mệnh đều là khác nhau, tuy nhiên kết quả rất có thể là tương đồng. Do đó họ xem xem kết quả của [vị] khác, kết quả của vị kia [nếu] cũng đạt được, thật sự có thể đạt được điều cần đạt, thì mọi người đều đồng ý; Thần đều suy nghĩ như thế cả; ngoài ra, nếu chỗ nào chưa hoàn thiện, thì còn im lặng bổ xung giúp vị kia một cách vô điều kiện, giúp vị ấy viên mãn hơn nữa. Họ đều xử lý vấn đề như thế.” (Giảng Pháp tại Pháp hội Philadelphia ở Mỹ Quốc)

“Giảng chân tướng, cứu chúng sinh, đó chính là điều chư vị cần làm, trừ đó ra thì không có điều chư vị cần làm, trên thế gian này không có điều chư vị cần làm. Điều chư vị cần làm chính là những việc này, nhưng một số người đã coi nhẹ việc tu luyện của bản thân mình, đã coi trọng những việc người thường, đối với chư vị mà nói, thì đó chẳng phải là đi lệch khỏi con đường tu luyện của đệ tử Đại Pháp hay sao?” (Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2015)


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2015/6/21/311197.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2015/7/1/151341.html

Đăng ngày 30-08-2015; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản

Share