Bài viết của một học viên ở Phủ Thuận, tỉnh Liêu Ninh

[MINH HUỆ 17 – 12 – 2014] Tôi giữ vai trò hỗ trợ kỹ thuật trong các dự án Đại Pháp và tiếp xúc với nhiều đồng tu. Trong số đó, một học viên cao tuổi mà tôi gọi là “Dì” đã cảm thấy bất bình với tôi trong một thời gian dài, khiến cho việc phối hợp giữa chúng tôi trở nên căng thẳng trầm trọng.

Trải nghiệm này giúp tôi nhận ra rằng khi chúng ta có thể loại bỏ càng nhiều chấp trước, rộng lượng hơn, và xử lý vấn đề một cách lý trí, chúng ta có thể tận dụng hiệu quả tài nguyên Đại Pháp trong các dự án cứu người.

Tôi xin chia sẻ về việc mình đã học cách hướng nội, phát hiện thiếu sót của bản thân và giải quyết vấn đề giữa Dì và tôi như thế nào. Tôi hy vọng rằng chia sẻ của mình sẽ có ích với những học viên đang gặp phải vấn đề tương tự, cũng như các học viên làm công tác hỗ trợ kỹ thuật giống tôi.

Dì không có thu nhập đều đặn mà sống dựa vào khoản tiền tiết kiệm kiếm được từ một vài công việc kinh doanh mà bà làm cách đây vài năm. Bà sống một mình. Tình trạng của bà rất lý tưởng cho việc sản xuất tài liệu giảng chân tướng.

Trong vài tháng đầu chúng tôi làm việc cùng nhau, tôi thường đến chỗ của bà. Tôi dạy cho bà nhiều kỹ thuật mà các điểm sản xuất tài liệu giảng chân tướng thường sử dụng. Sau đó, khi kỹ năng của bà đã thuần thục và các điểm khác cần tôi giúp đỡ nhiều hơn, tôi đã giảm tần suất đến đó. Nhưng một vài việc đã bất ngờ xảy ra.

Dì mong rằng tôi sẽ thường xuyên đến chỗ bà. Một lần nọ, tôi đi đến chỗ của các học viên khác để giải quyết một số vần đề hóc búa. Sau khi tôi giải quyết xong thì cũng đã khá muộn. Vì không có hẹn với Dì nên ngày hôm đó, tôi đã không đến nhà bà.

Vào cuối ngày nọ, khi tôi trở lại chỗ của bà, Dì không còn cười khi mở cửa. Dì lạnh lùng nói: “Con không muốn đến chỗ dì đúng không? Nếu thế, con có thể trực tiếp nói với dì. Đừng cứ để dì phải đoán!”

Dì tiếp tục không vui với tôi: “Nếu con không muốn đến thì đừng đến nữa! Con đến trễ như vậy. Con lại đang vội vã rời đi phải không? Chỉ cần nói vậy thôi nếu con không muốn đến đây. Nếu không thể giải quyết vấn đề kỹ thuật thì dì sẽ không làm nữa!” Trước giờ chưa có học viên nào nói chuyện với tôi như vậy.

Bề ngoài thì tôi khá điềm tĩnh và nói chuyện với bà gần hai giờ đồng hồ trong ngày hôm đó. Sự không hài lòng của Dì dần dần biến mất. Tuy nhiên, tôi cảm thấy nặng nề và khó chịu. Tôi từng nghĩ rằng mình không dễ bị ảnh hưởng bởi người khác, nhưng khi khảo nghiệm đến, tôi phát hiện rằng mình không vững vàng đến vậy. Tôi cảm thấy đỡ khó chịu hơn một chút khi nghe các bài thu âm của Sư phụ trên đường về nhà.

Dì tiếp tục than phiền qua e-mail. Bà hỏi: “Tại sao con không thích đến chỗ dì?” “Có phải là con không quan tâm đến những việc đang xảy ra ở nhà dì không?” “Con luôn đi đến những chỗ khác, nhưng không bao giờ đến chỗ dì,” “Hàng ngày con lãng phí thời gian vào việc gì?” v.v.

Sau khi đọc những e-mail của bà, tôi cố giải thích cho từng lời buộc tội. Khi tôi hỏi về cơ sở của những than phiền đó, bà chỉ trả lời rằng bà tin vào đánh giá của bà.

Tình trạng này tiếp diễn trong vài tháng. Tôi cảm thấy bất lực và không muốn đến chỗ bà nữa. Tôi không muốn nghe những lời buộc tội lặp đi lặp lại của bà, không muốn phải liên tục giải thích mọi thứ cho bà, nhắc bà nhìn nhận vấn đề từ quan điểm của Pháp, và rồi cuối cùng bắt đầu giải quyết các vấn đề kỹ thuật sau một hoặc hai tiếng đồng hồ.

Sau đó, tôi không còn giải quyết các vấn đề mà bà e-mail cho tôi. Tôi chỉ miễn cưỡng trả lời ngắn gọn qua email để việc sản xuất tài liệu giảng chân tướng của bà không bị gián đoạn.

Các học viên khác đánh giá rất cao và thấu hiểu tôi khi tôi đến chỗ của họ. Họ luôn nói: “Bạn thật bận rộn. Bây giờ công việc ở đây đã gần như xong rồi. Tôi sẽ trông nom phần còn lại bằng chính niệm. Xin hãy về đi.”

Tôi đã khá bối rối thắc mắc vì sao Dì và các học viên khác lại khác nhau nhiều như vậy. Làm sao tôi có thể khiến Dì ngừng phàn nàn? Làm sao tôi có thể giúp bà nhìn nhận mọi việc từ quan điểm của Pháp? Trong một khoảng thời gian, tôi nghĩ rằng vấn đề này là kết quả của trạng thái tu luyện kém của Dì và tôi đã cố suy nghĩ cách để giúp bà thay đổi.

Nhờ việc đọc các bài giảng của Sư phụ và các bài chia sẻ của các học viên, tôi dần dần nhận ra rằng vấn đề này là một khảo nghiệm mà tôi cần phảt vượt qua. Cuối cùng, tôi đã nhận ra vấn đề của mình là, tôi không thể chịu đựng việc bị hiểu nhầm và cảm giác bị đối xử bất công.

Mỗi khi Dì hiểu nhầm tôi, tim tôi đập loạn xạ. Sự kiên nhẫn của tôi cũng giảm mạnh. Thật không dễ để duy trì một trạng thái ổn định, suy nghĩ lý trí và điềm tĩnh mỗi khi điều này xảy ra. Tôi luôn quá lo lắng về việc bà nghĩ gì về tôi và không thể thoát khỏi nó. Nói ngắn gọn, là một người tu luyện Đại Pháp, bụng dạ của tôi quá hẹp hòi. Đã đến lúc tôi cần phải rộng lượng hơn!

Khi đào sâu hướng nội, tôi nhận ra rằng mình không nên bị ảnh hưởng bởi thái đội của Dì đối với mình. Sự phối hợp giữa tôi và Dì đã bị ảnh hưởng tiêu cực. Trong tu luyện, các chấp trước người thường thường được phơi bày bằng cách này. Tôi phải rộng lượng hơn. Trạng thái tu luyện thật sự của tôi được phản ánh trong việc hướng nội.

Tôi nhận ra rằng đã đến lúc loại bỏ những chấp trước và quan niệm người thường này, buông bỏ cái tôi của mình và rộng lượng hơn. Khi đó tôi sẽ kiên định và không dễ bị ảnh hưởng bởi môi trường của mình. Tôi tự nhắc nhở mình xem bản thân là một đệ tử Đại Pháp.

Dần dần, tôi có thể thật sự mỉm cười cho dù tâm trạng của Dì thay đổi. Dì cũng cải thiện việc học Pháp và trạng thái tu luyện của bà. Những chia sẻ sâu sắc giữa chúng tôi đã giúp điểm sản xuất tài liệu của Dì vượt qua vài lần can nhiễu nghiêm trọng. Dì đã kiên trì để sản xuất ra những tài liệu tinh mỹ. Chúng tôi có thể tập trung vào dự án đang làm sau vài phút chia sẻ ngay cả khi Dì cảm thấy không vui.

Tôi nhớ rõ điều Dì nói với tôi sau khi tôi tìm ra vấn đề của mình thông qua hướng nội: “Bây giờ con không cần phải vội vàng đến với dì. Dì biết là có nhiều người cần con. Hãy thường xuyên kiểm tra e-mail. Chỉ cần dì có thể liên lạc được với con khi có vấn đề là được rồi.”

Tôi hiểu ra rằng cho dù đó là công việc kỹ thuật hay phối hợp với các học viên, ngay cả khi trên bề mặt có vẻ như chúng ta đang giúp đỡ các học viên khác, chúng ta cũng không thể bỏ qua yếu tố tu luyện trong công việc của chúng ta.

Các dự án mà chúng ta tham gia là những môi trường tu luyện mà chúng ta có thể giúp đỡ lẫn nhau và cùng nhau đề cao. Khi mọi người hiểu được điều này và có thể đề cao, các dự án sẽ được vận hành một cách trôi chảy.

Tôi còn nhận ra rằng tôi có cảm giác mình xuất sắc hơn những người khác. Dù bề ngoài tôi luôn có vẻ khiêm tốn: “Chúng ta hãy thảo luận và cùng nhau tìm hiểu vấn đề”, tôi nhận ra rằng những lời này chỉ đơn thuần là lịch sự. Một cách vô thức, tôi hy vọng rằng các học viên nhận ra tôi biết khá nhiều nhưng vẫn giữ khiêm tốn.

Bây giờ khi các học viên khen ngợi khả năng kỹ thuật của tôi hoặc cảm ơn tôi, tôi chân thành trả lời: “Thật ra chúng ta đang làm cùng một việc, và tôi không làm điều gì đặc biệt cả. Bạn không cần cảm ơn tôi. Nếu bạn muốn cảm ơn thì hãy cảm ơn Sư phụ!”


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/9/17/297836.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/9/21/3354.html

Đăng ngày 25-10-2014. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share