Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc
[MINH HUỆ 01-03-2014] Tôi đắc Pháp vào năm 1996.
Trong 17 năm tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, tôi đã trải qua nhiều khó khăn và khổ nạn. Tôi đã thay đổi rất nhiều so với trước khi đắc Pháp, và cũng trải nghiệm nhiều điều. Con xin cảm tạ Sư phụ!
Vào ngày 22 tháng 07, năm 1999, chúng tôi dự định xem băng hình bài giảng gần đây của Sư phụ, thì chợt phát hiện thấy chính quyền Giang Trạch Dân đã tuyên truyền những điều dối trá phô thiên cái địa, nhằm phỉ báng Pháp Luân Đại Pháp và bôi nhọ Sư phụ. Tình huống khi đó khắp nơi tràn ngập tà khí, quả giống như: “Mây đen đè thành, thành muốn đổ” (Bài thơ Nhạn môn thái thú hành – Lý Hạ)
Tối hôm đó, nhóm gồm hơn một chục đệ tử Đại Pháp vẫn tập hợp tại điểm học Pháp để xem băng hình bài giảng của Sư phụ vốn chưa được công bố chính thức vào thời điểm đó. Thế nhưng, người phụ đạo viên đã lo lắng và sợ hãi. Dưới áp lực, anh đã không mở băng hình mặc dù tôi đã khăng khăng yêu cầu anh. Chúng tôi trao đổi ý kiến với nhau và sau một lúc, chúng tôi ai về nhà nấy.
Đó là bài giảng cuối cùng của Sư phụ trước khi cuộc bức hại bắt đầu ngày 20 tháng 07, năm 1999. Vào lúc đó, tôi đã rất tiếc nuối vì đã không xem được nó. Trong tâm tôi rất bực mình và oán trách người phụ đạo viên. Tồi tệ hơn, người phụ đạo viên sau đó đã phản bội Pháp Luân Đại Pháp. Mặc dù chúng tôi đã cố gắng để giúp đỡ anh, anh vẫn không quay lại.
Cho đến tận năm 2001 tôi mới biết đến câu cuối cùng trong bài giảng đó của Sư phụ:
“Một bất động có thể [ức] chế vạn động” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ quốc [1999]) (tạm dịch)
Thật không dễ dàng để hiểu được nội hàm của Pháp mà Sư phụ giảng. Làm thế nào để trong hoàn cảnh tà ác mà vẫn “bất động”, và làm thế nào để “[ức] chế vạn động”? Tôi không thực sự hiểu rõ về điều đó. Nhưng khi bị Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) sách nhiễu và bắt giữ, tôi thường nhớ tới lời giảng đó của Sư phụ. Tôi hiểu rằng chúng tôi không nên sợ hãi trong những hoàn cảnh nguy hiểm, và chúng tôi cần phát chính niệm để khắc chế tà ác. Trải qua vài năm, sức khỏe của tôi không tốt do bị can nhiễu của cựu thế lực, tôi nhớ tới lời giảng này của Sư phụ, nhờ đó tôi đã vượt qua được hết khổ nạn này đến khổ nạn khác.
Có một lần tôi bị đau răng, đau lên đến tận đầu. Tôi không thể ăn, không thể ngủ cũng như không thể học Pháp hoặc nhập định khi đả tọa. Sau khi phát chính niệm, tôi cảm thấy đỡ hơn nhưng cũng chỉ trong một thời gian ngắn. Tôi đã khóc vì đau đớn, tôi không thể nào chịu đựng thêm được nữa. Trong khoảnh khắc đó, tôi chợt nhớ tới lời giảng của Sư phụ “Một bất động có thể [ức] chế vạn động”. Đột nhiên, đầu não của tôi trở nên thanh tỉnh, và tôi quyết định không để những đau đớn về thể xác tác động tới tôi. Tôi cần phải tu Nhẫn. Dần dần, tâm của tôi tĩnh lại, và tôi có thể kết ấn ngồi xếp bằng. Tôi giữ tâm không động, khi không có niệm đầu nào, tôi tiến vào trạng thái nhập định. Cứ như vậy hết lần này đến lần khác, nhưng cuối cùng tôi cũng vượt qua được khảo nghiệm này.
Vào năm 2002, tôi tới thành phố Tô Châu để chăm sóc cháu ngoại. Tại đây, tôi không thể tìm được đồng tu nào trong khi can nhiễu từ các không gian khác xảy đến rất dữ dội. Mặc dù tôi vẫn làm ba việc mỗi đệ tử Đại Pháp cần làm mỗi ngày, tôi thường cảm thấy kiệt sức vì vừa phải làm việc nhà, vừa phải trông nom trẻ nhỏ. Công việc đó tốn rất nhiều thời gian của tôi. Có cảm giác rằng tôi không có đủ thời gian và sức lực để làm tốt ba việc. Tôi không thể trừ bỏ can nhiễu bằng chính niệm, và các sinh mệnh tà ác đã lợi dụng đứa bé để can nhiễu tới tôi. Khi tôi vừa ngồi xuống phát chính niệm hoặc tiến vào trạng thái nhập định khi luyện công, đứa bé liền lập tức cần đến tôi.
Trên bề mặt, thời tiết nóng ẩm cũng là một loại can nhiễu. Một lần, tôi cảm thấy mệt, đau đầu và chóng mặt. Tôi thử ngồi xuống hay nằm xuống nhưng đều không có tác dụng, cảm giác rất khó chịu. Phát chính niệm cũng không giúp tôi giải quyết được vấn đề. Trong khi đang lo lắng, tôi chợt nhớ tới lời giảng đó của Sư phụ. Lập tức tôi ngồi xuống xếp bằng đả tọa. Tôi dần dần nhập tĩnh, một lúc sau thì cảm thấy khá hơn. Sau đó tôi ngủ một giấc và tỉnh dậy hoàn toàn khỏe mạnh.
Tháng 08 năm 2013, tôi gặp một học viên mới. Trước khi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô đã bị bệnh tật và phụ thể hành hạ trong hơn một năm. Cô kể rằng trong một năm cô đã tặng 40.000 nhân dân tệ cho cái gọi là tượng Phật trong một ngôi chùa. Mặc dù vậy, căn bệnh mà cô mắc phải vẫn không được chữa khỏi, điều đó khiến cô càng cảm thấy hoang mang hơn. Có người đã thuyết phục cô tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, rồi cô gặp được tôi và nhờ tôi hướng dẫn các bài công pháp của Pháp Luân Công và cùng cô học Pháp.
Vì cô ấy nhờ tôi giúp nên tôi đã giúp đỡ cô ấy trong một khoảng thời gian. Tháng 06 năm 2013, tôi từ Tô Châu trở về, cô đã đến thăm tôi vào tháng 07 năm đó. Trong vòng chưa đầy một tháng, cô đã học thành thục các bài công pháp và đọc vài lần cuốn Chuyển Pháp Luân, cô cũng đạt được những hiểu biết nhất định về Pháp. Tâm trí cô trở nên thanh tỉnh. Tôi đã đề nghị cô bỏ đi những thứ kinh sách Phật giáo giả mà cô đang giữ ở nhà. Khi thấy cô sợ, tôi nói: “Đừng sợ. Cô đã có Sư phụ, cô còn sợ gì nữa đây? Tôi sẽ phát chính niệm giúp cô. Đi đi, hãy dọn sạch chúng.”
Tôi đã không ngờ rằng những tà linh và lạn quỉ đó lại can nhiễu đến tôi sau khi cô ấy rời khỏi. Những triệu chứng cô ấy gặp phải trước đây nay lại xảy đến với tôi. Tôi như phát điên, tôi không thể ngồi, cũng không thể nằm hay bước đi trong nhà hay ngoài đường. Tôi cũng không thể phát chính niệm. Khi tôi luyện công, tôi cảm thấy khá hơn trong một lúc. Tình trạng này kéo dài cho tới nửa đêm. Tôi lo lắng tự hỏi tôi nên làm gì bây giờ?
Rồi tôi nhớ đến điều Sư phụ đã giảng
“Một bất động có thể [ức] chế vạn động” (Giảng Pháp tại Pháp hội miền Trung Mỹ quốc [1999]) (tạm dịch)
Tôi lập tức ngồi vắt chéo hai chân trên giường, dần dần nhập tĩnh mà không lưu giữ niệm đầu nào. Một lúc sau, mọi thứ trở lại bình thường với tôi.
Sau những sự việc đó, tôi đã đứng trong Pháp mà nhận thức Pháp. Tôi nhận ra rằng, dù chúng ta có gặp phải vấn đề gì, chúng ta không được quên Pháp mà Sư phụ đã giảng, bởi vì Pháp có thể phá trừ tất cả can nhiễu và chướng ngại. Người học viên mới đã được khích lệ là đã dọn dẹp đi những kinh sách giả trong nhà cô ấy. Giờ đây, cô đã hoàn toàn nhận thức được trách nhiệm của một đệ tử Đại Pháp, đó là cứu độ chúng sinh và tinh tấn tu luyện.
Các bạn đồng tu, trong khi đối mặt với khó nạn, chúng ta cần ghi nhớ Pháp mà Sư phụ đã giảng, lấy tĩnh chế động. Nếu tâm bất động, không gì có thể động tới chúng ta.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/11/对“一个不动就制万动”的一点体会-288614.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/4/5/50.html
Đăng ngày 07-05-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.