Bài viết của một đệ tử Đại Pháp ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-03-2014] Các đệ tử Pháp Luân Đại Pháp là một chỉnh thể và mỗi lạp tử chúng ta đều đại diện cho hình ảnh của tất cả các đệ tử khác. Hơn nữa, chúng ta phải duy hộ Đại Pháp và viên dung lẫn nhau trong mọi tình huống. Tất cả chúng ta đều có chấp trước và khi mâu thuẫn xuất hiện chúng ta nên chỉ ra trực diện một cách có thiện ý. Tôi xin chia sẻ một số ví dụ sau.

Cẩn thận với những âm mưu gây chia rẽ của tà ác

Vì cuộc bức hại chưa có tiền lệ này, một số phụ đạo viên và điều phối viên đã viết cái gọi là bảo chứng thư trái với nguyện vọng của họ. Trong lúc cố gắng chuyển hoá tôi, tà ác đã nói rằng có những học viên tu lâu như thế này thế kia nhưng hành xử chẳng giống học viên.

Mục đích của tà ác là lợi dụng tâm oán hận mà các học viên chưa buông bỏ được và họ gia tăng nó bằng cách nói xấu các đồng tu. Đây không chỉ là thêm vật chất xấu lên học viên bị nói xấu, mà còn gia tăng nghiệp lực cho những ai nói ra điều đó. Tôi nói: “Phật Pháp là vô biên. Chân Thiện Nhẫn có các tiêu chuẩn khác nhau ở các tầng khác nhau. Sư phụ biết rõ một người có phải là học viên hay không và lời nói của bất cứ ai cũng không có giá trị.”

Không có tâm oán hận đối với các đồng tu đã tiết lộ danh tính

Khi một số người trong chúng tôi bị buộc phải rời khỏi nhà để tránh cuộc bức hại, một đồng tu đã để những kẻ làm ác lấy máy in và vài thùng giấy in làm tài liệu giảng chân tướng mà chúng tôi đã giấu ở nhà họ hàng.

Ngay khi chúng tôi nghe tin các nhân viên tà ác đang lùng sục quanh nhà người thân đó, chúng tôi đã cầu xin Sư phụ gia trì cho chúng tôi: “Xin hãy để máy in bị hỏng nếu nó rơi vào tay tà ác.” Quả thật, máy in đã bị hỏng do nhiệt độ ngay khi tà ác sử dụng nó.

Vài tháng sau, chúng tôi bị bắt. Trong lúc lấy lời khai, kẻ làm ác nói rằng một học viên thân thuộc đã khai danh tính của chúng tôi. Tôi nói: “Đó là do họ bị tra tấn bức cung mà làm vậy, không có gì đúng cả. Máy in đã bị hỏng, chúng tôi không làm gì cả.”

Chúng tôi không giữ tâm oán hận đồng tu đó và tà ác đã không viện được lý do gì. Dưới sự bảo hộ từ bi của Sư phụ, một tháng sau đó chúng tôi đã bước ra khỏi trại tạm giam bằng chính niệm.

Đối xử với học viên bị chuyển hoá bằng chính niệm

Một đồng tu bị chuyển hoá tại trại tạm giam vào năm 2001. Cô ấy đã viết bảo chứng thư nhưng tà ác bắt cô phải viết lại vì họ nghĩ lá thư này không hợp lệ. Một buổi sáng, sau khi luyện tĩnh công, tôi thấy cô nằm sấp trên một chiếc giường để viết thứ gì đó một cách khó khăn, tôi liền tới nói chuyện với cô ấy. Tôi được biết cô là sinh viên đến từ nơi khác, cô bị bắt giam ở đây vì đã từ chối chuyển hoá bởi ban giám hiệu nhà trường.

Cô ấy rất nhớ nhà. Cô đã viết lá thư này trái với nguyện vọng của mình vì cô muốn về nhà sớm. Cô ấy dự định sẽ tu luyện lại sau khi trở về nhà. Tôi chia sẻ thể ngộ của mình với cô ấy và nói rằng điều này là sai trái, phản bội lại Sư phụ và Đại Pháp cho dù nó trái với nguyện vọng của cô. Tôi nói với cô ấy rằng tình cảm với gia đình của cô nếu không buông bỏ được sẽ tạo thêm nghiệp lực lên gia đình cô ấy và chỉ nên tin tưởng hoàn toàn vào Sư phụ và Đại Pháp mới có thể giúp mang lại phúc lành cho gia đình và đưa cô thoát khỏi ngục tù tà ác một cách quang minh và chân chính.

Cô nói rằng: “Sau khi nghe chị chia sẻ bây giờ em đã biết mình phải làm gì. Em sẽ không phỉ báng Đại Pháp. Tôi nói: “Bạn phải suy nghĩ kỹ càng vấn đề này. Đừng viết bảo chứng thư nữa.”

Bị điều khiển bởi các nhân tố cảm xúc, cô ấy dường như ở trong hoàn cảnh tiến thoái lưỡng nan và bị lạc mất chính mình. Một tù nhân cùng phòng giúp cô viết bảo chứng thư đã chen ngang giữa chúng tôi và chỉ vào mặt cô ấy: “Hãy xem, nhìn cô ấy không giống như một đệ tử Đại Pháp.”

Tôi ngay lập tức ngăn người đó lại: “Đừng trách móc cô ấy. Cô ấy đã rất đau khổ rồi. Cô ấy biết rất rõ rằng Đại Pháp là tốt nhưng cô ấy đã không thể làm tốt trong cuộc bức hại, vậy nên trong tâm cô ấy rất đau đớn.” Kể từ đó không còn ai trách móc cô ấy nữa.

Tôi đã có thể phá vỡ âm mưu của tà ác bằng chính niệm dưới sự bảo hộ từ bi của Sư phụ. Các học viên đã được phóng thích sau đó nói rằng: “Sau khi chứng kiến chị có thể thoát ra với chính niệm chính hành, cô sinh viên kia đã từ chối bị chuyển hoá và bắt đầu tu luyện lại.”

Hướng nội khi gặp chỉ trích của đồng tu

Ở khu vực chúng tôi, học viên A có tiếng là nóng tính. Ông đổ lỗi và trách mắng hầu như tất cả các đồng tu khác. Nhưng ông lại rất có năng lực. Ông có thể làm được hầu như tất cả mọi thứ – mua vật liệu, làm tài liệu giảng chân tướng hay sửa chữa máy móc.

Một ngày nọ, tôi đi lấy tài liệu ở nhà một đồng tu khác. Đồng tu A và vợ của ông cũng có mặt. Khi chúng tôi đang nói về cuộc bức hại trong phòng khách, người đồng tu A đột nhiên chạy ra từ một căn phòng la lối và chỉ tay vào mặt tôi.

Tôi biết vợ ông ấy rất rõ và thắc mắc vì sao cô ấy không ngăn ông ấy lại, sao chuyện này có thể xảy ra? Nhưng sau đó tôi nghĩ, có lẽ đây là lúc tôi phải tống khứ chấp trước vào mất thể diện và danh dự. Tôi vẫn chỉ im lặng.

Tôi chia sẻ chuyện này sau khi về nhà. Chồng tôi cũng là một đệ tử và hoàn toàn đồng ý với tôi. Lúc đó anh nói: “Người này có thể tin tưởng được. Anh ấy nói ra bất cứ điều gì anh ấy tin là đúng và không đùa giỡn với sự khôn khéo.” Tôi hiểu rằng tất cả mọi điều xảy ra đều giúp tôi đề cao tâm tính. Khi tôi đến gặp đồng tu A sau đó, ông ấy nói chuyện một cách nhẹ nhàng như chưa từng có gì xảy ra và thậm chí còn thường xuyên khen ngợi tôi.

Sư phụ giảng :

“Có người lại còn nhấn mạnh mãi: ‘A, người kia tại sao toàn có thái độ bất hảo như thế? Vị ấy đối với ai cũng thế là sao?’ Cũng có người nói: ‘Ai cũng có ý kiến về vị ấy.’ Nếu Sư phụ là tôi mà nói, thì [tôi nói] là mọi người đều sai hết. [Nếu] chư vị đều không còn cái tâm thích nghe lời ngon ngọt, khi chư vị đều có thể làm được ‘mạ bất động tâm’, thì chư vị thử xem vị kia có thể làm thế không? Chính vì chư vị vẫn còn cái tâm như vậy, nên mới có nhân tố nhắm vào tâm của chư vị mà xung kích; cũng chính vì chư vị vẫn còn khởi cái tâm ấy, nên chư vị mới cảm thấy khó chịu; chư vị đều còn cái tâm ấy, chư vị trở thành người dễ bị sự tức giận của người khác làm động tâm. [Nếu] chư vị đều có thể ngay khi có lời nói mạnh mẽ kích động mà vẫn hạ tâm bình ổn, hoàn toàn không động tâm, thì chư vị thử xem xem có còn có nhân tố như vậy tồn tại nữa không?” (Giảng Pháp tại Pháp hội Chicago năm 2004)

Tiến về phía trước

Một buổi trưa nọ, trên đường trở về sau khi làm sách Pháp Luân Đại Pháp, một đồng tu nói với tôi: “Hãy đi nhanh lên! Tiến lên!” Trông bà ấy không giống cụ bà đã 60 tuổi, điều này khiến tôi cười lớn. Bà nói với tôi trông khi đạp xe rất nhanh: “Thực ra, sẽ không cảm thấy mệt khi đạp xe nhanh, đạp xe chậm mới cảm thấy mệt.” Ngày tiếp theo, bà nói với tôi bà đã về nhà sớm hơn bình thường 10 phút.

Tôi nghĩ nếu chúng ta có thể cố gắng và tiến về phía trước mỗi ngày trong tu luyện, chúng ta có thể làm thêm một số việc và khiến Sư phụ đỡ lo lắng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2014/3/11/互相圆容-共同提高-288609.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2014/3/28/146100.html

Đăng ngày 27-04-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share