Bài viết của một phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Hà Bắc, Trung Quốc 

[MINH HUỆ 30-08-2013] Bà Nhậm Bình, một học viên Pháp Luân Công ở thành phố Lang Phường, tỉnh Hà Bắc, đã bị bắt giữ ít nhất tám lần trong suốt cuộc bức hại dài 14 năm qua. Bà đã bị giam trong các trại giam, trung tâm tẩy não, trại lao động cưỡng bức và tầng hầm của Bệnh viện Công an Bắc Kinh. Bà Nhậm Bình đã bị bức hại tàn nhẫn và vô nhân đạo đến suýt mất mạng dưới bàn tay của những kẻ thủ ác. Những hình thức bức hại bà đã trải qua gồm có tra tấn, hãm hiếp và lạm dụng tình dục.

Bị đánh đập và bị trói vào giường tử thần ở Trại giam Lang Phường

Vào giữa tháng 10 năm 1999, bà Nhậm đã bị bắt giữ phi pháp khi đến Bắc Kinh để thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công. Bà đã bị công an Lang Phường đưa đi và giam ở Trại giam Lang Phường. Trong lúc giam giữ, bà bị các lính canh Dương Hoa, Diêm Chấn và Phùng Quảng Kỳ tát vào mặt, kéo tóc và đánh vào đầu bằng một cây gậy. Bà đã bị tra tấn trong 30 ngày và bị tống tiền 200 nhân dân tệ.

Ngày 06 tháng 03 năm 2000, bà Nhậm quay lại Bắc Kinh để thỉnh nguyện nhưng lại bị công an bắt giữ. Bà bị giam trong 30 ngày và bị tống tiền 1000 nhân dân tệ. Trong khi bị giam, Hình, trưởng trại giam đã đá mạnh vào hai chân bà đến nỗi chúng bị thâm tím với những vết bầm.

Ngày 13 tháng 05 năm 2000, bà Nhậm lại đến Bắc Kinh thỉnh nguyện và bị đưa đến đồn công an Quảng trường Thiên An Môn. Ở đó, bà bị đánh đập tàn bạo hơn một giờ và bị tống tiền 500 nhân dân tệ. Sau đó, bà bị đưa đến Trại giam Lang Phường.

Vì phản đối việc giam giữ phi pháp, bà Nhậm đã bị trói vào giường tử thần hơn 45 giờ. Khi bà nằm đó trong đau đớn, một lính canh đã sai tù nhân Lỹ Dĩnh Bình nhét một miếng vải ướt vào miệng bà, khiến bà gần như ngạt thở.

Minh họa tra tấn: Giường tử thần

Ngày 18 tháng 06 năm 2000, bà Nhậm luyện công trước một ngân hàng. Kết quả là bà bị công an tà ác đánh đập tàn bạo, đập đầu bà xuống đất và bước lên đầu bà. Ba công an đánh bà hơn một giờ. Bà đã bị giam ở Trại giam Lang Phường trong 25 ngày. Trưởng trại giam là Hình Thế Phong đã nhốt bà vào phòng biệt giam, đánh đập và tát vào mặt bà bằng một chiếc giầy hơn 100 cái. Kết quả là tai trái của bà sưng phồng, má trái và phía cổ bên trái của bà thâm tím và bà bị mất đi thính giác.

Kiểm tra sức khỏe

Ngày 19 tháng 09 năm 2000, công an đột nhiên xông vào nhà bà Nhậm và cố bắt bà. Để tránh bị bức hại, bà đã phải rời nhà lưu lạc trong 19 tháng trời. Bởi vì công an không thể tìm thấy bà, họ đã giam chồng bà (không phải là học viên) trong 15 ngày. Con họ không ai chăm sóc và phải lang thang ngoài đường mà không có thức ăn hay nơi trú ẩn. Sau đó công an tiếp tục đến nhà bà để hăm dọa và sách nhiễu gia đình bà.

Trong 19 tháng trốn tránh, bà Nhậm đã bị bắt và bị giam tại Trại giam Triều Dương ở Bắc Kinh hai lần, trong tổng cộng sáu tháng. Tại đó, bà bị đánh đập và treo lên bằng còng tay nhiều lần. Họ còn bịt mắt và nhốt bà trong một cái lồng. Ngoài ra, bà còn thường xuyên bị bỏ đói. Họ cũng còng tay và xích chân bà lại. Bà đã bị tiêm những chất lạ tại Bệnh viện Hàng Không ở Bắc Kinh.

Mình họa tra tấn: Treo lên bằng còng tay

Một ngày gần cuối năm 2000, trong lúc bị giam tại Trại giam Triều Dương, bà Nhậm cùng với sáu học viên khác đã bị đưa đến Bệnh viện Hàng Không để kiểm tra. Họ được kiểm tra tổng thể suốt một ngày. Bác sỹ nói rằng bà Nhậm có sức khỏe rất tốt.

Sau nửa đêm ngày tiếp theo, bà bị đưa ra ngoài trong khi vẫn mang còng tay và cùm chân. Sau đó bà bị nhét vào phía sau một chiếc xe công an. Công an nói rằng họ muốn đưa bà ra khỏi thị trấn. Với hai tay bị còng sau lưng, và xiềng xích nặng hơn 10 kg ở mắt cá chân, cùng với thân thể bị cuộn tròn sau xe, bà đau đớn vô cùng.

Mỗi lần nhớ lại sự kiện này, bà Nhậm lại nghĩ đến hàng ngàn học viên Pháp Luân Công đã bị giết vì nội tạng của họ sau khi có những cuộc kiểm tra sức khỏe tương tự. Bà rùng mình vì sợ hãi, nghĩ rằng điều tương tự có thể xảy ra với bà nếu chiếc xe không dừng lại.

Bị đánh đập và cưỡng hiếp

Khoảng 9 giờ tối ngày 14 tháng 05 năm 2001, khi bà Nhậm đang dán những tờ rơi giảng chân tướng ở Bắc Kinh thì bị một công an ngăn lại. Khi ông ta lục soát phần cơ thể dưới của bà, ông ta đã chạm vào những bộ phận kín của bà. Bà Nhậm ngăn ông ta lại và khuyên ông ta không làm điều xấu. Ông ta không nghe. Thay vào đó, ông ta đánh bà bằng gậy cao su hơn một giờ. Kết quả là toàn thân bà Nhậm đầy vết bầm tím. Một vài người qua đường không thể chịu nổi cảnh tàn ác này nữa và bước đến để ngăn ông ta lại. Người công an tà ác hét lên: “Bà ấy là Pháp Luân Công. Đánh bà ấy đến chết là tốt.”

Ông ta tiếp tục đánh bà Nhậm ngã xuống đất. Hai chiếc răng ở hàm trên của bà bị gãy và đầu bà thâm tím. Toàn thân bà sưng phồng và thâm tím. Người công an đánh mạnh vào tai phải và thái dương của bà Nhậm khiến bà bất tỉnh. Ông ta kéo cơ thể bất tỉnh của bà xuống chân cầu Đông Trực Môn và hãm hiếp bà. Sau đó ông ta thục cây gậy cao su vào âm đạo của bà.

Không rõ là đã bất tỉnh bao lâu, nhưng khi bà Nhậm tỉnh lại toàn bộ thân dưới của bà rất đau đớn. Bà đột nhiên nhận ra điều gì đã xảy ra. Bà thấy kẻ thủ ác hãm hiếp bà đang ngồi hút thuốc ở đó. Khi bà bắt đầu hét to cầu cứu, ông ta thản nhiên nói: “Tôi đã hãm hiếp bà. Bà đã không tuân lệnh tôi, vì vậy tôi sẽ đánh bà đến chết và ném bà xuống sông. Chúng tôi đã có một cuộc họp ở đồn. Họ nói rằng chúng tôi có thể làm mọi thứ chúng tôi muốn đối với Pháp Luân Công.” Ông ta chỉ đứng dậy và rời đi khi bà Nhậm nói rằng bà sẽ tố cáo ông ta với đồn công an.

Sau khi người công an vội vã rời đi, bà Nhậm từ từ đứng dậy và bước đi với sự khó khăn từ dưới cây cầu. Bà đã gặp một tài xế taxi tốt bụng và chở bà về nơi bà cư ngụ. Bà Nhậm đã nằm bất động trên giường ba ngày. Có đầy vết bầm tím trên cơ thể bà và bà đã ngất đi tỉnh lại nhiều lần. Cho đến tận ngày thứ tư bà mới hoàn toàn tỉnh lại.

Bức ảnh được chụp 13 ngày sau khi bà Nhậm Bình bị một công an đánh đập và cưỡng hiếp.

Bị các lính canh đánh đập bất tỉnh tại Trại giam Triều Dương

Ngày 26 tháng 10 năm 2001, khi bà Nhậm đang phân phát tài liệu ở các tòa nhà dân cư tại Bắc Kinh, bà đã bị công an bắt giữ và bị đưa đến Sở công an Tam Giang Phòng. Bà đã bị nhốt trong một lồng sắt một ngày một đêm với tay chân bị còng.

Ngày hôm sau bà bị đưa đến Trại giam Triều Dương và bị giam ở đó hơn hai tháng. Bốn lính canh đã dùng gậy đánh bà. Họ thúc gậy vào bà và đá vào đầu, mặt của bà. Hai mắt bà sưng phồng và thâm đem do bị đánh đập.

Khi bị giam ở Trại giam Triều Dương, bà Nhậm đã từ chối viết bản cam kết và khai báo tên tuổi. Bà cũng phản đối cuộc bức hại bằng cách tuyệt thực.

Bởi vì bà dám phản đối việc bị biệt giam trong một xà lim nhỏ với hai tay bị còng sau lưng, lính canh Vương Tú Vân đã sai các tù nhân đánh đập bà đến bất tỉnh và làm bà tỉnh lại bằng cách dội nước lạnh lên người bà, sau đó họ lại đánh bà bất tỉnh và lại dội nước lên bà. Họ đã làm việc này nhiều lần.

Khi bà bất tỉnh vào lần cuối cùng, bà chỉ được đưa trở về sau khi bị những kẻ hung ác đổ 40 xô nước lạnh lên người bà. Khi tỉnh dậy, bà Nhậm phát hiện cơ thể mình ướt sũng, tay chân sưng phồng do bị đánh đập và đau đớn cùng cực.

Tại Trại giam Triều Dương, bà Nhậm đã bị bức thực ba ngày và bị tra tấn đến gần chết.

“Công an đang giết tôi!”, tiếng khóc từ tầng hầm của Bệnh viện Công an Bắc Kinh

Ngày 26 tháng 12 năm 2001, Trại giam Triều Dương đã chuyển bà Nhậm đến tầng hầm của Bệnh viện Công an Bắc Kinh. Bà đã bị tra tấn đến gần chết và họ đã giả vờ “cứu bà” nhưng thực ra ý định của họ là tra tấn bà khủng khiếp hơn.

Bà Nhậm bị còng tay và phải mang xích có những quả bóng sắt nặng hơn 10 kg ở quanh mắt cá chân. Có vô số cửa sắt kỳ quái và rùng rợn trong tầng hầm. Con đường dài và quanh co và bà đã phải đi rất lâu. Tầng hầm khá rộng và người bị giam toàn là các học viên Pháp Luân Công trên khắp đất nước. Tất cả họ đều trong tình trạng nguy hiểm do bị tra tấn tại các trại giam ở những quận khác nhau tại Bắc Kinh. Mọi người đều bị còng tay và có xích ở mắt cá chân. Ngay khi đến nơi, họ bị còng vào giường 24/24 và chỉ được tháo còng khi ăn và đi vệ sinh.

Minh họa tra tấn: Bị xích vào giường

Bốn học viên Pháp Luân Công bị giam trong một xà lim, và họ bị xích vào giường cả ngày lẫn đêm. Khoảng 1 hay 2 giờ sáng, người ta có thể nghe tiếng khóc đau đớn: “Công an đang giết tôi!” Sau đó có thể nghe thấy tiếng khóc bị chặn lại bằng cách bịt miệng với tấm chăn. Sau một lúc, có thể thấy rằng ai đó được đem ra ngoài. Hầu hết mỗi đêm đều có một số học viên khóc than. Nó không chỉ xảy ra trong xà lim của bà Nhậm nơi họ có thể chứng kiến tất cả. Ở những chỗ khác, người ta cũng có thể đoán được. Một y tá trưởng từng nói: “Nơi này gần như trở thành trại tập trung của Pháp Luân Công. Nếu họ không bị chuyển đến nơi khác, ở đây sẽ có những ngọn đồi xác chết và xương.” Có bao nhiêu tội lỗi đang bị che giấu bí mật ở nơi này?

Trong tầng hầm bệnh viện, những người gọi là nhân viên y tế buộc các học viên xét nghiệm máu. Bất kỳ ai từ chối xét nghiệm sẽ bị tra tấn bằng cách sốc điện. Trong 20 ngày bị giam ở đó, bà Nhậm đã bị lấy máu mỗi ngày. Mỗi lần họ lấy hơn 60 ml máu. Nhưng tại sao lấy nhiều như vậy? Nó vẫn còn là một ẩn đố cho đến ngày hôm nay.

Vào lúc đó, có hơn 80 học viên bị giam ở tầng hầm Bệnh viện Công an. Công an liên tục đưa thêm nhiều học viên đến; mỗi ngày đều có thêm nhiều học viên mới được đưa đến.

Sau đó cuộc bức hại đối với bà Nhậm bị các đồng tu phơi bày trên Minh Huệ Net. Công an ở Lang Phường đã biết vị trí của bà Nhậm và sau khi liên hệ với Trại giam Triều Dương, họ đã đến Bệnh viện Công an để nhận bà. Bốn nhân viên đã đến. Họ đã sốc khi nhìn thấy bà: Bà Nhậm, một phụ nữ hấp dẫn, nữ tính và dịu dàng đã bị biến dạng vì tra tấn và họ khó có thể nhận ra bà.

Bị lột trần, đánh đập và xâm hại tình dục bởi các lính canh tà ác tại Trại lao động cưỡng bức Đường Sơn

Ngày 14 tháng 01 năm 2002, người của Đồn công an Lang Phường đã còng hai tay bà Nhậm ra sau lưng và đưa bà đến Trung tâm tẩy não Nguyệt Thành thuộc Phòng 610 Lang Phường tại Bắc Kinh. Người của Trung tâm tẩy não Nguyệt Thành đã hăm dọa để khiến bà viết “ba tuyên bố” từ bỏ tín ngưỡng nhưng bà đã từ chối. Vì điều này, một kẻ tà ác tên Triệu Lệ Hoa đã đánh vào mặt và đá vào ngực bà bằng giày da và cấm bà ngủ. Bà bị giam ở trung tâm tẩy não và bị bức hại hơn 30 ngày. Bà cũng bị tống tiền 10.000 nhân dân tệ.

Ngày 08 tháng 03 năm 2004, năm công an tà ác đã xông vào nhà bà Nhậm. Họ đẩy bà xuống đất và bắt đầu đánh đập bà. Sau đó, họ đưa bà đến Trại lao động cưỡng bức nữ Khai Bình ở thành phố Đường Sơn và giam bà ở đó hai năm. Trong thời gian này, bà đã bị biệt giam trong một xà lim nhỏ 13 tháng. Bà bị cấm ngủ do không tuân theo lệnh của lính canh. Lính canh tà ác đã trừng phạt bà bằng cách ép bà đứng quay mặt vào tường trong phòng giám sát có nhiều gió. Họ cũng bảo các tù nhân cấu bà, đánh vào nhãn cầu của bà và tát vào mặt bà để ép bà viết “tuyên bố chuyển hóa”, khiến toàn thân bà bầm tím.

Vào mùa hè nhiệt độ trong xà lim cao đến 38 độ, nhưng lính canh Trần Triệu Quang đã niêm phong cửa sổ bằng keo dính. Trưởng đội Giáo dục Ka Kế Bân đã bóp cổ bà Nhậm để ngăn bà nói “Pháp Luân Đại Pháp hảo”. Họ nói rằng họ chắc chắn sẽ không để bà sống sót rời khỏi đây. Bà đã phải chịu đựng những sự tra tấn này hầu như mỗi ngày.

Một lần đội trưởng Diêm Hồng Lệ và ba kẻ tà ác khác bước vào xà lim biệt giam của bà Nhậm, kéo tấm chăn ra, và xé quần áo của bà. Họ không tìm thấy cái mà họ đang tìm: những bài viết của Sư phụ Lý, nhà sáng lập của Pháp Luân Công.

Họ đẩy bà Nhậm xuống đất và bắt đầu đấm đá bà. Họ đánh vào mặt và mũi bà đến chảy máu. Họ giật nhiều tóc của bà. Diêm Hồng Lệ đã ra lệnh cho những tên côn đồ lột trần bà và ra lệnh cho một tù nhân tên Trần Yến giật lông ở những phần kín của bà khiến bà đau đớn cùng cực. Sau đó, bà bị trừng phạt bằng cách đứng và phải đứng trong một giờ đến mức chóng mặt. Máu của bà Nhậm đã chảy ra khắp nơi.

Trong 13 tháng bị giam ở trại lao động, bà Nhậm thường xuyên bị nhốt trong một phòng tối, bị đánh đập và bị bỏ đói. Khi bà muốn gặp đội trưởng, lính canh đã đe dọa đánh đập bà lần nữa. Nữ đội trưởng Trần Triệu Quang đã cố ép bà “chuyển hóa” và thường tát vào mặt bà. Cô ta ép bà ôm đầu, đứng thẳng hai chân trước một bức tường. Bốn người thay phiên nhau giám sát bà. Bà phải đứng 24 giờ mỗi ngày liên tục trong 20 ngày. Cuối cùng, hai chân bà sưng to gấp đôi, và bà không thể điều khiển bàng quang được nữa. Những lính canh tà ác chỉ ngừng lại khi bác sĩ nhà tù nói rằng bà sẽ sớm tử vong.

Cha mẹ qua đời vì nhớ thương con gái

Trong suốt hơn 10 năm bị bức hại, cha mẹ bà Nhậm đã vô cùng sợ hãi và bị áp lực lớn. Khi bà không có ở nhà, công an đã đến nhà cặp vợ chồng già này sách nhiễu và dọa nạt để tìm ra tung tích của con gái họ. Cặp vợ chồng đã ở tuổi 70. Công an luôn đợi đến tận 11 giờ đêm hay nửa đêm để sách nhiễu và hăm dọa họ. Công an cũng gọi điện thoại cho họ và yêu cầu họ đến đồn công an để khai tung tích của con gái họ. Tất cả điều này đã khiến cặp vợ chồng già bị áp lực tinh thần to lớn. Mỗi khi người mẹ nghe thấy công an đang đến, bà run lên vì sợ hãi. Bà sợ đến nỗi không thể kiểm soát được việc tiểu tiện. Bị công an đe dọa liên tục, hai vợ chồng đã sống trong nỗi sợ hãi lớn và sức khỏe của họ xấu đi từng ngày.

Tháng 03 năm 2004, khi nghe tin con gái lại bị đưa đến một trại lao động cưỡng bức, họ lo lắng đến nỗi tình trạng của người mẹ đột nhiên xấu đi. Bà đã qua đời trong vòng một tháng. Bà không thể nhắm mắt lúc đang hấp hối. Khi người thân nói rằng bà không cần lo lắng cho con gái, nước mắt bà trào ra. Năm tháng sau, người cha cũng qua đời.

Ở trong tù khi nghe tin cha mẹ qua đời, bà Nhậm đau đớn đến nỗi gần như ngất đi.

Cuộc đàn áp tàn ác và vô nhân đạo của ĐCSTQ đã làm cho nhiều trẻ em mất đi sự chăm sóc của cha mẹ, nhiều cặp vợ chồng bị chia lìa, cha mẹ không thể nuôi dạy con cái. Có bao nhiêu gia đình đã tan vỡ? Có bao nhiêu người vô gia cư và bao nhiêu người đã bị sát hại? ĐCSTQ tà ác đã bức hại những người tốt. Sự đau đớn khủng khiếp mà bà Nhậm phải chịu đựng trong suốt 14 năm qua chỉ là một phần nổi của tảng băng.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/8/30/河北廊坊任平女士惨遭中共迫害-278844.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/9/18/142081.html

Đăng ngày 19-01-2014; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share