Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở Thượng Hải

[MINH HUỆ 08-04-2013] Nhà tù Nữ Thượng Hải là nhà tù nữ duy nhất ở Thượng Hải, được đặt tại số 29 đường Tân Nam, thị trấn Tứ Kinh, quận Tùng Giang. Sau khi cuộc đàn Pháp Luân Công bắt đầu vào tháng 07 năm 1999, nó trở nên khét tiếng như là một địa ngục trần gian dành cho những người phụ nữ từ chối từ bỏ đức tin của họ vào Pháp Luân Công.

Trong suốt 14 năm qua, các cán bộ của nhà tù đã sử dụng nhiều phương thức tàn bạo để tra tấn các học viên Pháp Luân Công, và thực hiện những tội ác ghê tởm trong nỗ lực “chuyển hoá” các học viên, để buộc các học viên phải từ bỏ đức tin của họ và phù hợp với những ý muốn của Đảng.

Các tội ác được thực hiện trong khu số 5

Khu số 5 của Nhà tù Nữ Thượng Hải có tên là Phòng Nghiên cứu Chính trị, nhưng nó thực chất là nơi chuyên để tra tấn các học viên Pháp Luân Công. Ở đó có trụ sở Chỉ huy Giám sát để giám sát các phòng giam 24/24 và ghi hình các tù nhân. Các tù nhân trong khu số 5 còn được huấn luyện để giám sát và “chuyển hoá” các học viên. Vì họ tham gia vào việc tra tấn các học viên nên hạn ngạch lao động của họ được giảm 30% và hạn tù của họ cũng được miễn giảm.

Các học viên sẽ bị giam giữ trong phòng biệt giam 3 tháng khi họ được chuyển đến khu này lần đầu. Một số phòng biệt giam rất lạnh vào mùa thu và rất nóng vào mùa xuân; còn điều kiện thời tiết vào mùa đông và mùa hè thì vô cùng khắc nghiệt. Mỗi phòng giam rộng chưa đến ba mét vuông.

Các tù nhân giám sát các học viên 24/24 và sử dụng rất nhiều phương pháp khác nhau để tra tấn họ, bao gồm cấm ngủ, không cho các học viên tắm rửa, nghỉ giải lao, sử dụng nhà vệ sinh, uống nước, v.v. Họ phải đảm bảo rằng các học viên không thể quản lý đồ dùng cá nhân của chính mình, và bị buộc phải xem các băng video phỉ báng Pháp Luân Công. Các tù nhân còn gây sức ép buộc các học viên phải viết tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công. Các học viên chỉ được cấp cho một lượng thức ăn ít ỏi, và bị bắt phải ngồi hoặc đứng trong một thời gian dài, không có đủ nước để giặt giũ, bị chửi mắng và đánh đập mỗi ngày, và bị từ chối được gia đình thăm nom.

Một chương trình tập huấn đã được tổ chức trong khu số 5 để huấn luyện các tù nhân cách “chuyển hoá” các học viên. Những tù nhân này đọc rất nhiều sách và xem rất nhiều băng video có nội dung phỉ báng Pháp Luân Công. Sau khoá huấn luyện, nhiều tù nhân đã được phân công giám sát các học viên. Để che đậy việc tra tấn, các khu biệt giam được cải tạo lại bằng các tấm vách cách âm để ngăn tiếng gào thét của học viên lọt ra ngoài. Rất nhiều học viên đã bị giam giữ trong những phòng biệt giam này trong nhiều tháng hoặc nhiều năm.

Phòng biệt giam được dùng để nhốt các học viên, những người từ chối từ bỏ đức tin của mình. Quy định của nhà tù không cho phép bất cứ tù nhân nào bị giam giữ trong phòng biệt giam quá 15 ngày. Một phòng giam bình thường có 12 giường. Khi một học viên nào đó từ chối bị “chuyển hoá” trong phòng biệt giam được chuyển đến một phòng giam bình thường, những tù nhân trong phòng giam này sẽ được lệnh giám sát và tra tấn học viên đó. Để được giảm án tù, những kẻ đầu gấu trong trại giam thường ra lệnh cho các tù nhân khác đánh đập và tra tấn các học viên.

Các học viên Pháp Luân Công bị giam giữ một thời gian dài trong phòng biệt giam

Cô Lý Hoa Nghiêm bị giam giữ trong phòng biệt giam hơn 09 tháng. Hậu quả là cô đã bị suy nhược thần kinh. Chỉ khi các quan chức cấp cao đến kiểm tra nhà tù thì một quan chức nhà tù mới thả cô ra khỏi phòng biệt giam.

Cô Phùng Đông Hà đã được đưa đến Nhà tù Nữ Thượng Hải vào tháng 07 năm 2007. Sau đó cô đã phải nằm viện hơn chục lần. Mặc dù cô ấy bị một số bệnh nghiêm trọng, nhưng các quan chức nhà tù vẫn cố gắng ép buộc cô phải từ bỏ Pháp Luân Công. Vào mùa đông, các lính canh trong nhà tù đã yêu cầu các tù nhân đánh đập cô. Cô bị đánh đập cho đến khi bất tỉnh. Họ dùng nước lạnh đổ lên người cô và đá cô để làm cô tỉnh. Sau khi cô tỉnh, họ lại tiếp tục tra tấn cô.

Khi cô Phùng được đưa trở lại nhà tù từ bệnh viện của nhà tù vào tháng 07 năm 2008, sau một tháng ở đó, cô đã sụt khoảng 4 kg. Khi người nhà cô đến thăm cô, họ đã nhìn thấy các vết bầm tím trên cánh tay của cô. Gương mặt của cô tái nhợt và đôi gò má thì sưng húp. Cô nói với người thân của mình rằng những vết bầm tím ở trên người cô là do bị tra tấn sau khi cô từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Khi cô báo cáo việc bị ngược đãi với trưởng trại giam, cô đã bị trả thù và thậm chí còn bị tra tấn dã man hơn. Cô cũng bị cấm không cho ngủ.

Cô Bách Căn Đệ bị giam giữ trong nhà tù bốn năm rưỡi. Cô bị giam giữ một thời gian dài trong một phòng biệt giam với 4 hoặc 5 tù nhân thay phiên nhau giám sát cô. Những tù nhân này đã dùng các phương thức khác nhau để tra tấn cô.

  • Cô không được phép sử dụng nhà vệ sinh, mà chỉ được đi vệ sinh trong một cái chậu. Khi chậu đầy, lính canh không cho phép cô Bách đổ nó đi, mà bắt các tù nhân khác làm chuyện đó. Vì thế các tù nhân trở nên bất bình và tạo nhiều áp lực hơn cho cô bằng cách xúc phạm cô và gây nhiều khó khăn cho cô.
  • Cô không được phép rửa tay trong những ngày hè nóng bức, và hơn 11 tháng trời cô chỉ có một ít nước để giặt quần áo của mình.
  • Họ đổ nước tiểu lên thức ăn của cô. Cô không được phép mua bất cứ đồ ăn nào, ngay cả khi thức ăn của nhà tù rất tệ.
  • Trước khi cô đi ngủ họ lấy nước bẩn đổ lên người cô. Cô phải đi ngủ trong bộ quần áo ướt và cái giường ướt.
  • Họ cuộn những cuốn tạp chí lại để đánh cô. Toàn thân cô đầy các vết tím bầm. Những kẻ bức hại cũng cấu véo và đánh vào những bộ phận kín của cô.

Cô Vương Toàn Đệ bị kết án 3 năm tù giam. Kể từ khi cô từ chối từ bỏ Pháp Luân Công và mặc đồng phục của nhà tù, cô đã bị bức hại tàn bạo trong một thời gian dài.

Cô bị nhốt trong phòng biệt giam trong một thời gian dài. Các lính canh buộc giẻ quanh miệng của cô và bắt cô phải mặc đồng phục của nhà tù trong tư thế bị trói. Họ đã cột chặt người cô và hai tay cô lại, một tay ở đằng trước và một tay ở sau lưng. Đôi tay cô bị tê cứng vì máu không thể lưu thông được. Cô thậm chí còn bị trói trong khi ngủ. Bàn tay và cánh tay của cô bị đau đớn vô cùng, và bàn tay của cô đã bị teo đi.

Các lính canh không cho phép gia đình của cô gặp cô khi họ đến thăm cô. Họ chỉ được phép nói chuyện với cô qua điện thoại. Gia đình của cô cũng không được phép mang thức ăn đến cho cô. Sau một thời gian dài bị tra tấn, cô trở nên rất yếu. Chỉ huy Trần Ngọc Muội chịu trách nhiệm việc trói cô.

Cô Trương Anh bị kết án hai năm rưỡi tù giam. Cô bị giam giữ trong khu số 5. Vào tháng 11 năm 2010, một lính canh đã xúi giục các tù nhân đánh đập cô. Các lính canh Hầu Lệ Cầm, Chu Lệ Quyên và Thi Lôi cũng sử dụng những cách khác nhau để tra tấn cô. Họ đã xúi giục các tù nhân chế nhạo và hành hạ cô. Cô bị cao huyết áp và có vấn đề về tim mạch, và không thể tự đi lại được. Tuy nhiên, cô vẫn bị ép phải lao động. Khi cô từ chối, họ liền còng tay và nhốt cô trong phòng biệt giam.

Cô Tôn Trác Anh bị kết án 4 năm tù giam. Cô bị ép phải đứng hoặc ngồi đến tận nửa đêm trong một thời gian dài trong khu số 5 kể từ khi cô từ chối từ bỏ Pháp Luân Công. Cô bị nặng đầu và chóng mặt do bị mất ngủ trong một thời gian dài. Cô thường bị 3 hoặc 4 lính canh đánh đập.

Mặc dù đã lớn tuổi, nhưng cô Tôn vẫn bị ép phải dọn dẹp nhà vệ sinh, mặc dù cô không hề được phép sử dụng chúng. Cô bị ép phải rửa ráy và đi tiểu trong một cái chậu đặt trong phòng giam. Các lính canh không để cô tự dọn chậu của mình vì muốn cho các bạn tù của cô cùng những đồng tu khác khó chịu với cô. Cô đã mắc bệnh ngoài da vì không được phép tắm trong suốt 4 năm.

Khi cô Trương Tố Mai từ chối hợp tác với chính sách đàn áp và hô to, “Pháp Luân Đại Pháp hảo!”, cô đã bị giam giữ trong một phòng biệt giam. Sau đó cô đã tuyệt thực để phản đối. Tuy nhiên, kể từ đó họ giam cô luôn trong đó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/4/8/上海女子监狱的罪恶-271847.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/7/17/141098.html

Đăng ngày 11-09-2013. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share