Bài viết của đệ tử Đại Pháp tại Trung Quốc Đại lục

[MINH HUỆ 20-06-2013] Trong những bài chia sẻ kinh nghiệm tu luyện trên Minh Huệ Net, tôi thường thấy xuất hiện cụm từ “chứng thực Pháp” và “chứng thực bản thân”. Điều mọi người thường nói đến là có đệ tử chứng thực bản thân chứ không chứng thực Pháp. Tôi viết bài này để chia sẻ thể ngộ của mình về vấn đề này.

Điều căn bản của một đệ tử Đại Pháp là phải học Pháp và phải học Pháp cho tốt. Một phương diện cũng vô cùng quan trọng là chúng ta đặt Đại Pháp ở vị trí nào. Nếu đặt Đại Pháp lên vị trí chủ yếu nhất và chú trọng ngôn hành theo yêu cầu của Pháp thì hành vi của chúng ta sẽ là chứng thực Pháp, nhưng trong đó cũng khởi tác dụng chứng thực bản thân chúng ta – một lạp tử của Đại Pháp. Quan trọng là chúng ta có chính niệm chính hành hay không.

Khi giao lưu tâm đắc thể hội với người khác, chúng ta hay nhắc đến lời giảng của Sư phụ. Nếu chúng ta có thể nhớ và đọc thuộc Pháp, điều này sẽ có tác dụng trợ giúp các học viên tham gia vào cuộc trao đổi. Thể ngộ của mọi người sẽ được nâng cao thêm nữa. Nếu làm được như vậy thì thật là tốt, vì ai cũng đều mong nghĩ đến học thuộc Pháp và ghi nhớ Pháp chứ không hề có chấp trước nào trong đó.

Môi trường tu luyện như vậy chính là điều mà Sư phụ đã để lại cho đệ tử Trung Quốc Đại lục. Học Pháp, tâm đắc thể hội, thể ngộ, tu luyện, nắm vững và ngộ ra Pháp lý, chiểu theo yêu cầu của Pháp: nếu một người tu luyện mà có cả những điều này, thì người đó đã là ở trong chứng thực Pháp và sẽ ngày càng dũng mãnh tinh tấn.

Nếu một học viên khi đọc thuộc bài giảng của Sư phụ mà người khác lại khen ngợi anh ấy, nói rằng anh ấy ở tầng cao này nọ và học Pháp thật là tốt, điều này chỉ khơi dậy chấp trước trong đồng tu này. Dần dần, khi người này nói về Pháp, mục đích sẽ không phải là chia sẻ thể ngộ dựa trên Pháp mà là để được khen tụng.

Do đó, việc học Pháp và ghi nhớ Pháp không phải để đắc Pháp tu luyện, mà để phô trương bản thân. Trong trường hợp này, anh ấy không chứng thực Pháp mà chứng thực bản thân. Qua thời gian, người học viên này sẽ đi lệch khỏi mục đích tu luyện thuần chính mà coi việc tích lũy kiến thức từ Đại Pháp là tu luyện và tự hủy đi mất cơ duyên.

Bài viết “Diễn giảng loạn Pháp” của ban biên tập Minh Huệ Net đã đề cập đến chuyện một số người sở dĩ làm ra những việc loạn Pháp là do nhân tâm quá khích dần dần tăng lên trong môi trường như vậy. Đây là bài học quá đắt giá.

Vậy thì, đâu là quan hệ giữa chứng thực Pháp và chứng thực bản thân? Vì chúng ta tu luyện Đại Pháp, nếu chúng ta có thể làm tốt mọi phương diện theo yêu cầu của Pháp thì tức là chúng ta đang chứng thực Pháp. Còn nếu không làm được đúng thì dựa vào đâu để nói chúng ta đang chứng thực Pháp? Nếu tâm người thường dấy khởi, thì lúc đó ta đang chứng thực bản thân rồi. Tự bản thân chúng ta khó mà nhận thấy sự thay đổi này.

Sư phụ giảng:

“Học Pháp đắc Pháp
Tỷ học tỷ tu
Sự sự đối chiếu
Tố đáo thị tu.”
(Thực tu, Hồng Ngâm)

Mỗi từ trong bài thơ này đều có sức nặng ngàn cân. Chúng ta đã làm được những yêu cầu trong bài thơ này chưa? Yêu cầu đó là chúng ta phải đo lường mọi thứ theo Pháp. Nếu chúng ta đã làm được điều này theo tiêu chuẩn của Pháp thì chúng ta đang tu luyện tốt, ngược lại thì là tu không tốt. Hay nói cách khác, chúng ta không phải đang chứng thực Pháp mà là chứng thực bản thân.

Trong trung tâm tẩy não của tà ác tỉnh Hắc Long Giang, nơi tôi đã từng bị giam giữ nhiều năm trước, có một đồng tu trước kia từng là người phụ trách. Anh ấy tỏ ra rất vững vàng niềm tin vào Pháp Luân Đại Pháp, nhưng lại không bao giờ học thuộc Pháp. Vào một buổi sáng, học viên này đã viết tuyên bố từ bỏ niềm tin của mình. Người đứng đầu trung tâm tẩy não đó đã đứng trước toàn bộ học viên ở đó mà thông báo rằng anh này đã bị “chuyển hóa”.

Cũng hôm đó, chúng tôi đã có buổi thảo luận nghiêm túc về các Pháp lý với đồng tu này. Chúng tôi chỉ ra rằng việc “chuyển hóa” của anh ấy là do thể ngộ lệch lạc về Pháp. Sau buổi chi sẻ, anh ấy đã nhận ra sự nghiêm trọng trong hành động của mình và rơi nước mắt ân hận.

Hôm sau, học viên này đã viết nghiêm chính thanh minh để phủ định “chuyển hóa”. Khi tôi hỏi lúc đầu tại sao anh lại viết “tuyên bố chuyển hóa”, anh ta trả lời vì điều đó thật “dễ dàng”.

Quả thực, điều này đã chỉ ra rằng trong tâm của anh không có Pháp. Tu luyện là nghiêm túc. Một đệ tử Đại Pháp phải chứng thực Pháp bất kể đang ở đâu. Để chứng thực được Pháp thì phải học Pháp tốt. Chỉ khi trong tâm có Pháp thì chúng ta mới chứng thực được Pháp. Nếu trong tâm không có Pháp thì chúng ta chứng thực gì đây, hơn nữa, chúng ta sẽ nhìn nhận vấn đề không rõ ràng và cho rằng tu luyện thật quá dễ.

Sau khi đồng tu viết Nghiêm chính thanh minh, giám đốc trung tâm tẩy não vô cùng tức giận, đã đem anh nhốt vào trại giam. Vì anh từ chối “chuyển hóa”, những lính canh tà ác đã xúi bẩy bọn tội phạm đánh anh tới chết.

Để chứng thực Pháp, đầu tiên phải học Pháp tốt. Khi trong tâm người tu luyện trân quý Pháp, hiểu các Pháp lý và hành xử theo Pháp, thì người này đang chứng thực Pháp. Nếu không học Pháp tốt dẫn đến không hiểu rõ các Pháp lý, làm sao có thể nói là đang chứng thực Pháp? Người này chỉ là đang chứng thực bản thân thôi.

Dần dần và không ý thức được, người đó sẽ lệch khỏi con đường tu luyện, trượt ngã và nguy hiểm hơn là đi sang tà ngộ. Đó là vì sao Sư phụ liên tục nhắc nhở chúng ta phải học Pháp cho nhiều, vì đó là bảo chứng duy nhất cho con đường tiến về viên mãn.

Sư phụ giảng trong“Giảng Pháp tại Hội Sáng tác Âm nhạc”:

“Khi bị áp lực tà ác vẫn có thể chính niệm chính hành, đó chính là chứng thực Pháp, chứng thực chính mình.”

Do vậy, một người tu luyện chân chính phải học Pháp tốt và hiểu rõ các Pháp lý, từ đó có thể chính niệm chính hành. Theo cách này, người tu luyện có thể thực sự làm tốt vai trò chứng thực Pháp – và chứng thực bản thân, một lạp tử trong Đại Pháp.

Trên đây là thể ngộ sở tại của tôi, xin đồng tu từ bi chỉ ra những điều không phù hợp.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2013/6/20/浅谈“证实法”与“证实自己”的关系-275533.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2013/8/26/141697.html

Đăng ngày 31-08-2013; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share