[Minh Huệ] Tôi là một sĩ quan công an trung niên ở Trung Quốc. Người ta thường nhìn lại và suy ngẫm trong một vài thập kỷ qua về những điều diễn ra trên đất nước Trung Quốc. “Mở cửa và đổi mới” phải là một cái gì đó tốt đẹp. Tuy vậy, kể từ khi nhóm của Ông Giang Trạch Dân bắt đầu đàn áp Pháp Luân Công, những người tu luyện theo “Chân-Thiện-Nhẫn”, chúng ta đã thật sự làm được những gì? Chúng ta đang hướng về đâu? Tôi nghĩ rằng, đã đến lúc chúng ta phải thật sự suy nghĩ về những vấn đề này và xem xét lại bản thân.

Tôi không phải là học viên Pháp Luân Công, tuy vậy, tôi biết rất rõ về họ. Tôi cũng hiểu dược cả suy nghĩ và hành động của họ. Đồng thời, vì tôi là một người công an, đầy tớ của nhân dân, tôi cũng hiểu được những suy nghĩ và hành động của một người công an, đầy tớ của nhân dân. Tôi có thể nói rằng việc đàn áp Pháp Luân Công của Ông Giang Trạch Dân, sử dụng cả Đảng [Cộng Sản Trung Quốc] và công cụ nhà nước, là một sai lầm nghiêm trọng. Nói thẳng ra cuộc đàn áp này có thể được gọi là một tội ác vô nhân đạo.

Điểm thứ nhất, động cơ của ông Giang Trạch Dân khi đàn áp Pháp Luân Công dựa hoàn toàn trên sự sợ hãi của bản thân về những mối nguy ngại tranh giành quyền lực. Do đó, ông đã chọn [phương án] biến một nhóm đông người thành kẻ thù mà không có một chút lý trí và cân nhắc nào, bất kể học viên làm tốt hay xấu. Điểm thứ hai, về phương thức đàn áp, từ cấp cao đến cấp cơ sở, tất cả mọi cách thức mà nhóm ông Giang Trạch Dân viện đến trong suốt cuộc đàn áp là không đúng với pháp luật. Ví dụ, ông Giang Trạch Dân đã đưa xuống “thư cho ủy ban thường trực” như là một văn bản của trung ương mà phải thực thi không thắc mắc. Ông đã kết tội Pháp Luân Công với các tội trạng bịa đặt, và sau đó ban hành luật mới cùng các chứng cớ bịa đặt để hỗ trợ cho bản án.

Ông Giang đã thay pháp luật, qui định và văn bản bằng các mệnh lệnh truyền miệng “không ghi trên giấy tờ”. Ông sử dụng bộ máy tư pháp để đối phó với Pháp Luân Công, không hề tuân theo các thủ tục pháp lý. Thêm vào đó, về những phương pháp áp dụng khi đàn áp học viên Pháp Luân Công, rất nhiều các phương pháp thô bạo, vô nhân đạo, và độc ác đã được sử dụng. Học viên Pháp Luân Công không nói bất kể điều gì với những kẻ phải được gọi là xấu xa. Thậm chí họ càng không nói chống đối này nọ hay lật đổ nọ kia. Thế nhưng, ông Giang quyết chí đẩy họ vào đường chết chỉ đơn thuần vì họ nói lên “Pháp Luân Đại Pháp tốt”. Thật nhục nhã và hổ thẹn!

Sau khi bước qua thiên niên kỷ 21, điều ưu tiên hàng đầu của nhóm ông Giang Trạch Dân là đàn áp Pháp Luân Công. Những việc không bình thường diễn ra sau đó tất nhiên khó có thể hiều được và khó có thể chấp nhận đối với một trí óc lành mạnh. Hiển nhiên mọi người đều biết rằng học viên Pháp Luân Công là những người tốt trong đó nhiều người là viên chức chính trực trong chính quyền không hút thuốc, uống rượu, văng tục, tranh dành quyền lực, nhận hối lộ hay tham ô. Tuy thế ông Giang vẫn không ưa họ và âm mưu “chỉnh” những người này. Cho dù ông Giang biết rằng quyết định của mình trái với hiến pháp, ông ta vẫn chế ra những “bộ luật” mới vô nhân đạo và hung tàn đồng thời cho cấp dưới triển khai.

Mặc dù chúng ta [Công An Trung Quốc] thừa biết rằng học viên Pháp Luân Công không mong ước trở thành cán bộ cao cấp hay dành quyền lực của ai, chúng ta vẫn tuyên bố rằng học viên muốn làm chuyện này nọ. Chúng ta biết rằng nhóm ông Giang Trạch Dân đang đẩy Đảng, chính quyền, và nhân dân Trung Quốc vào một ngõ cụt nguy hiểm, nơi vực sâu của thảm họa, vậy mà chúng ta vẫn nghĩ rằng yêu nước là ủng hộ cho họ Giang, hỗ trợ ông ta có nghĩa là ủng hộ Đảng và chính quyền. Điều này có phải là những gì chúng ta thật sự mong muốn cho nhân dân Trung Quốc trong hiện tại cũng như tương lai?

Thật ra, việc đàn áp phi pháp Pháp Luân Công ảnh hưởng sâu rông hơn bản thân Pháp Luân Công. Ngày mai, nhóm này có thể dùng chính những cách thức sai pháp luật này để đàn áp Thiên Chúa giáo, Phật giáo, v.v. Sau đó, có thể đến cả những người bất đồng quan điểm chính trị và những người mà nhóm ông Giang không ưu thích. Khi nào thì một xã hội “theo pháp luật” như đã phổ biến thật sự hình thành? Trung Quốc ngày nay mang đầy những điều giả dối và những suy nghĩ trái ngược. Những người gian dối lại được tiến cử, những người nói lên sự thật lại chịu thiệt thòi và khinh khi, vậy mà chúng ta lại khăng khăng đòi “chuyển hoá” những người còn lại duy nhất dám nói sự thật trước những người gian dối, báng bổ, và làm điều sai trái.

Trong lúc nhóm ông Giang đàn áp Pháp Luân Công, rất nhiều người không phải là học viên Pháp Luân Công vô cùng sợ hãi khi nghe nhắc đến Pháp Luân Công, đặc biệt là một số thành viên trong gia đình của các học viên Pháp Luân Công. Họ sợ ai vậy? Họ sợ cái gì? Hiển nhiên, họ không hề sợ người trong gia đình họ. Họ sợ sự ác độc và bạo lực của những người có quyền lực. Áp lực từ những người có quyền này đã làm xáo trộn tâm trí những người từng là người tốt. Những người đã từng là đồng chí chung chiến hào, bạn thân, người yêu trở thành kẻ thù và thậm chí mất lý trí hãm hại học viên. Một số người bao biện cho bản thân nói rằng, “đó là mệnh lệnh của chính quyền. Tôi không thể giúp gì hơn.” Một số thừa cơ hội thu gom quyền lợi và tiến cử bản thân.

Ngược lại, những cụ già, các chị phụ nữ, các cháu trẻ ân cần tử tế là học viên Pháp Luân Công thuộc mọi thành phần, không hề biểu lộ sự giận dữ, bạo lực hay sợ hãi trước lực lượng cảnh sát nhân dân được trang bị đầy đủ, những người đánh đá họ. Những con người này thật vĩ đại. Mặt khác, nhiều gia đình học viên Pháp Luân Công và những ai có chức quyền còn lương tri vẫn tiếp tay với thế lực tà ác, họ thậm chí không dám nói lấy một lời để bảo vệ quyền lợi cơ bản nhất của những người trong gia đình mình và cấp dưới. So sánh với những học viên Pháp Luân Công, họ thật hèn yếu.

Chúng ta đang thật sự làm điều gì vậy? Chúng ta bị dẫn dắt đến chốn nào đây? Tôi nghĩ rằng bất kỳ người Trung Quốc nào với lương tri và ý thức về pháp luật sẽ mang trong tâm trí câu hỏi này. Thật ra, những gì chúng ta nên làm cần phải theo các tiêu chuẩn và luật lệ khách quan thay vì những điều giả định chủ quan. Chúng ta phải cố gắng không để chu kỳ ác độc này đem thảm họa đến cho đất nước và nhân dân Trung Quốc. Tình hình hiện này hiển nhiên là phi lý. Nếu chúng ta không thay đổi bản thân, làm sao chúng ta, người Trung Quốc, có thể tuyên bố là một dân tộc chín chắn, văn minh và hùng mạnh.

Một Sĩ quan Công An Nhân Dân Trung Quốc

Ngày 1 tháng Chín, 2002.

Ghi chú của ban biên tập Minh Huệ: Bài viết trên mang quan điểm của một người không phải là học viên, bất bình trước việc đàn áp Pháp Luân Công.

* * * * *

Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2002/9/15/36548.html;
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2002/9/25/26842p.html.

Dịch ngày 26-9-2002 từ tiếng Anh, đăng ngày 28-9-2002; bản dịch có thể được chỉnh sửa trong tương lai để sát hơn với nguyên tác.

Share