Bài viết của một học viên ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 23-8-2008] Đã khá lâu tôi không hiểu được Pháp lí của việc “bị cựu thế lực lợi dụng”. Trong một số tình huống quan trọng tôi đã không giữ chính tín vào Pháp Luân Đại Pháp. Tôi luôn nghĩ nếu Đại Pháp là vững chắc như kim cương, thì làm sao cựu thế lực có thể lợi dụng chúng ta được? Nếu như vậy thì chẳng phải là cựu thế lực rất có bản sự hay sao? Dù cách này hay cách khác thì người có lỗi luôn luôn là các học viên. Ví dụ, khi chúng ta rất ngưỡng mộ một học viên đặc biệt nào đó, cựu thế lực sẽ khiến cho học viên đó bị khủng bố hoặc gặp phiền phức. Khi chúng ta cho rằng một học viên bị bắt vì đã có khiếm khuyết thì cựu thế lực sẽ nhân đôi bức hại đối với học viên ấy. Nếu chúng ta trông chờ vào người thường để chấm dứt bức hại thì cựu thế lực sẽ khiến họ chống lại Đại Pháp chứ không để họ giữ vai trò tích cực. Khi chúng ta giận dữ và oán hờn với những kẻ đã đánh đập tàn nhẫn học viên, cựu thể lực sẽ khiến cho kẻ đó thậm chí trở nên tồi tệ với mục đích loại bỏ hắn. Có rất nhiều ví dụ tương tự như vậy.

Tôi đã lúng túng với những câu hỏi này trong một thời gian dài. Hôm nay, khi học Pháp, tôi đã hỏi Sư Phụ những câu hỏi này trong tâm trí mình. Sư Phụ trả lời rằng tôi nên học Pháp thật nhiều. Rồi đột nhiên, tôi nghĩ đến Pháp Sư Phụ đã giảng cho chúng ta trong Chuyển Pháp Luân về một người tu luyện đến cấp La Hán sau bao khó khăn. Khi anh ta quá phấn khích, anh ta đã rớt xuóng và phải bắt đầu lại từ đầu. Khi anh ta lo sợ, anh ta lại rớt xuống. Pháp lí này đã giúp tôi hiểu được sự khác biệt giữa con người và các sinh mệnh thần thánh. Một vị thần không thể có tư duy con người. Những ví dụ tôi đã nêu trên đây là tư duy của thần hay của con người? Chúng hoàn toàn rất người thường. cựu thế lực thật ra chẳng quan tâm đến những suy nghĩ của chúng ta. Chỉ cần đó là suy nghĩ của người thường, chúng sẽ bám lấy và không bỏ qua, bởi vì mục đích của chúng là tiêu hủy chúng sinh, bao gồm cả học viên.

Nhìn lại, tôi cảm thấy rất xấu hổ. Không phải là Pháp quá yếu. Đó là chúng ta không thể suy nghĩ dưới góc độ của Pháp, và chính chúng ta đã không làm tốt. Lí do Sư Phụ không can thiệp là vì Sư Phụ không thể bảo vệ những suy nghĩ con người mà chúng ta cần vứt bỏ. Nếu chúng ta có thể suy nghĩ từ góc độ của Pháp, thực hiện tốt ba điều và hài hoà mọi thứ để cứu độ chúng sinh, thì chúng ta sẽ không có những thứ suy nghĩ người thường như tôi vừa đề cập. Sẽ không có sơ hở nào mà cựu thế lực có thể lợi dụng.

Những thứ như “ngày nhạy cảm”, “Olympics” hay “văn phòng chính trị”.. đã là những chủ đề gây chú ý đối với suy nghĩ con người của chúng ta. Vào những ngày được gọi là nhạy cảm này, một số học viên chủ ý tập trung toàn lực để thực hiện điều gì đó. Thực tế đó chính là tư duy tranh đấu của con người. Còn có những học viên khác lo lắng và trốn tránh ở nhà. Đó cũng là những suy nghĩ của con người thừa nhận cuộc bức hại này.

Những bài học lặp đi lặp lại và đau khổ phải làm chúng ta trở nên chín chắn hơn. Nếu chúng ta gắn chặt lấy việc cứu độ chúng sinh, quên đi mọi thứ dù cho chúng là gì đi nữa, thực hiện công việc tốt với ba điều, khi đó mọi thứ sẽ tiến đến Viên Mãn. Chúng ta cần phải chuyển biến từ sinh mệnh thụ động để trở thành sinh mệnh năng động và tìm ra những thiếu sót mà cựu thế lực đang lợi dụng. Lấy ví dụ mà kẻ ác đã sử dụng Olympics để bức hại chúng ta. Sao chúng ta không thể sử dụng Olympics và những sinh mệnh tà ác kia để cứu độ chúng sinh nhiều hơn nữa?

Từ Pháp chúng ta biết rằng cựu thế lực chẳng còn tồn tại được bao lâu. Không xác đáng nếu chúng ta nói mình “đang bị cựu thế lực lợi dụng” vì cựu thế lực đã bị tẩy sạch rất lâu rồi. Vậy thì tại sao cuộc bức hại vẫn còn tiếp tục? Có lẽ đó là kết quả suy nghĩ người thường của chúng ta. Hắc thủ và lạn quỉ đã sử dụng những suy nghĩ người thường này để kéo dài cuộc bức hại được dàn dựng bởi cựu thế lực, do vậy chúng ta cần tu luyện bản thân mình nếu như chúng ta muốn chấm dứt cuộc bức hại này.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/8/23/184578.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/9/5/100396.html
Đăng ngày 10-9-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share