[MINH HUỆ 19-08-2008] Từ khi tôi bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cứ khi nào tôi có mâu thuẫn, xung đột và khổ nạn, khi tôi giữ trong tâm rằng tôi là một người tu, tôi đều có thể vượt qua những khảo nghiệm này. Khi tôi giao tiếp với người khác, tôi cố giữ mình theo tiêu chuẩn của Đại Pháp. Tuy nhiên, khi đối xử với chồng tôi, cũng là một người tu, tôi lại không thể hành xử như một người tu luyện nên làm. Đôi khi phần con người của tôi rất mạnh và tôi cư xử như trẻ con. Tôi có thể bị mất tự chủ và tranh đấu với anh ấy. Sau đó, tôi hối tiếc về lỗi lầm của mình và tự hỏi, liệu một bậc giác ngộ có xử sự giồng như tôi không? Tuy nhiên, tôi có thể thấy tôi chưa bao giờ kiên định để loại bỏ những chấp trước này.
Trên thực tế, tôi đã nhận ra tại sao tôi chưa bao giờ có thể làm được điều này. Tôi đã không coi việc tu luyện một cách nghiêm túc. Tôi đã cho phép ma tính của mình lộng hành và điều này đã cản trở mặt minh bạch của tôi làm Chính Pháp. Sư Phụ đã nói trong “Diễn Giải Pháp”:
“Mỗi khi gặp gian khó, quý vị không nhìn nhận vấn đề bằng bản tính uyên nguyên của mình, mà lại xem xét hoàn toàn từ phương diện người đời. Ma quỷ do vậy liền lợi dụng để liên tiếp gây nhiễu hại, làm cho học viên phải chịu gian khó lâu dài.”
Hơn nữa, tôi đã không buông bỏ tình cảm của tôi với chồng tôi. Tôi đã không loại bỏ nó, cũng không muốn làm điều đó. Tôi vẫn còn chấp trước vào hạnh phúc của mình trong thế giới con người. Tôi muốn một không khí gia đình hài hoà, làm tôi cảm thấy hạnh phúc và thoải mái. Từ vấn đề đơn giản này tôi đã khám phá ra một đống những chấp trước của tôi: ganh tị tật đố, hoan hỉ, danh vọng, tranh đấu, chấp trước vào thoải mái, truy cầu được quan tâm chăm sóc, muốn là trung tâm của những sự chú ý. Tất cả những thứ này đến từ Tình và có gốc rễ là tính ích kỷ. Làm sao nó có thể phù hợp với những yêu cầu của Đại Pháp? Và tôi đã không xem xét điều đó một cách nghiêm túc.
Tôi cũng nhận ra rằng ngoại trừ việc học Pháp và luyện công cùng nhau, tôi không xem chồng tôi như một đồng tu. Tu luyện thâm nhập vào mọi thứ trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta. Duyên tiền định giữa vợ chồng chỉ được tạo thành từ duyên p từ đời này đến đời khác. Tuy nhiên, cái duyên với Pháp mới thực sự linh thiêng và cao quý, đáng được trân quý. Sư Phụ đã nói trong “ Giảng Pháp tại Pháp hội New York 2007”:
“khi chư vị đã tu luyện rồi, chư vị chính là đồng tu…Đã là như vậy, thì giữa [mọi người] với nhau cần phải nghiêm túc đối đãi với những vấn đề và mâu thuẫn đã xuất hiện, chính là không được giống như người thường muốn sao làm vậy.”
Vì Pháp đã được giải thích quá rõ ràng, chúng ta nên thực sự làm theo cho tốt. Chúng ta phải buông bỏ cái Tình của chúng ta và đối xử từ bi với mọi người. Khi chúng ta nhìn nhận Pháp từ quan điểm đúng đắn, khi chính niệm này xuất ra, những quan niệm xấu sẽ tự nhiên biến mất ngay lập tức. Khi đó hành động của chúng ta mới là chân chính. Khi một vài học viên chia sẻ, họ nói: “Nếu chồng của tôi nghĩ tôi là một học viên tốt, thì có nghĩa là tôi thực sự đang tu tốt.” Những học viên có thiếu sót về phương diện này cần phải thực sự nhìn sâu vào bên trong tâm tính của mình. Chúng ta có thể đối xử từ bi với người khác, sao chúng ta lại không thể đối xử với những thành viên trong gia đình chúng ta cùng cách như thế?
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2008/8/19/184376.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2008/8/28/100191.html
Đăng ngày 4-9-2008; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.