Bài viết của học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Nhật Bản
[MINH HUỆ 12-05-2025] Ngày 11 tháng 5 năm 2025, các học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Nhật Bản tổ chức một cuộc diễu hành hoành tráng ở Asakusa, Tokyo để kỷ niệm 26 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.
Hàng năm, cứ đến ngày 13 tháng 5, các học viên lại đón mừng Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới được tổ chức, năm nay đánh dấu 33 năm Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền ra công chúng. Cùng ngày, các học viên cũng chúc mừng sinh nhật của nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp — Sư phụ Lý Hồng Chí.
Dẫn đầu đoàn diễu hành là Đoàn nhạc Tian Guo, khởi hành từ Công viên Hanagawado lúc 13:30, và kéo dài trong khoảng một tiếng rưỡi, đi qua các con phố nhộn nhịp, gồm cả các điểm tham quan, như Cổng Kaminarimon Chùa Sensoji. Sự kiện đã thu hút sự chú ý của nhiều người dân và du khách dọc đường.
Âm nhạc từ Đoàn nhạc Tian Guo cùng những lá cờ rực rỡ được khán giả đón nhận nồng nhiệt. Nhiều người vẫy tay, giơ ngón cái, vỗ tay, và quay phim đoàn diễu hành. Không chỉ người dân Nhật đứng dọc tuyến đường đã hưởng ứng nồng nhiệt, nhiều du khách nước ngoài cũng hỏi thăm về sự kiện.
Các học viên Pháp Luân Đại Pháp diễu hành tại Tokyo kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới hôm 11 tháng 5 năm 2025.
Ông Lukas Lenka, người Slovakia, nhận tài liệu từ các học viên Pháp Luân Đại Pháp và bày tỏ: “Tôi sẽ tìm hiểu kỹ khi về nhà.”
Bà Zandy de la Guardia, người Mexico
Bà Zandy de la Guardia, người Mexico, chia sẻ: “Tôi tin rằng Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị thiết yếu cho sự tồn tại của nhân loại. Nếu nhân loại có thể sống chiểu theo ba chữ này, tôi tin chúng ta sẽ tiến vào tương lai tốt đẹp.”
Cô Cabel Gisleini, người Peru
Chồng cô Cabel Gisleini là một học viên Pháp Luân Đại Pháp người Mexico, đã tham gia cuộc diễu hành. Cô Gisleini cho biết nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp có lợi cho mọi hành vi của con người. Cô giải thích rằng những nguyên lý này tác động tích cực đến toàn xã hội, giúp mọi người không chỉ biết nghĩ cho bản thân mà cho cả người khác, rốt cuộc sẽ là cho cả thế giới.
Cô cũng nói rằng từ bi sẽ dạy con người biết khoan dung. Trong xã hội hiện nay, có những người không thể nghĩ cho người khác, ngay cả khi họ bị tổn thương bởi hành vi ích kỷ của người khác. Chỉ cần họ có trái tim nhân hậu và yêu thương, họ sẽ không bị cuốn theo cảm xúc tiêu cực do những hành vi ích kỷ này mang lại, mà sẽ có thể sống tích cực và vượt qua khó khăn.
Anh Kilian Stary
Anh Kilian Stary, người Czech đã hiểu chân tướng về Pháp Luân Đại Pháp, chia sẻ rằng giá trị Chân-Thiện-Nhẫn có ý nghĩa quan trọng vô song.
Anh ca ngợi đoàn diễu hành: “Thật tuyệt vời! Những gì [ĐCSTQ] đã làm với các học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc và Hồng Kông là quá đáng. Tôi rất ngạc nhiên và vui mừng khi thấy đoàn diễu hành này ở đây.”
Du khách từ khắp nơi trên thế giới bày tỏ sự yêu mến đoàn diễu hành Pháp Luân Đại Pháp.
Anh Nakayama
Ông Nakayama, từ tỉnh Ibaraki, đến tham quan Asakusa. Sau khi xem đoàn diễu hành, anh chia sẻ: “Thật sự rất hay.” Anh cũng tán đồng rằng Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị phổ quát, là lẽ phải đối với con người và dễ tiếp nhận.
Ông Tuấn, một người nhập cư Trung Quốc đã sống ở Nhật chín năm. Đây là lần đầu tiên ông thấy đoàn diễu hành Pháp Luân Đại Pháp và hết sức ấn tượng trước màn trình diễn của Đoàn nhạc Tian Guo. Ông tin rằng dòng chữ “Chân-Thiện-Nhẫn” trên các biểu ngữ là những khái niệm cơ bản để làm người. Vợ ông đã quay phim đoàn diễu hành. Khi được hỏi lý do sang Nhật, ông nói muốn đến một nơi tự do hơn.
Sau khi diễu hành, các tiểu đệ tử Nhật Bản tham gia sự kiện đã chụp ảnh nhóm để chúc mừng sinh nhật Sư phụ.
Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2025/5/12/494256.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/5/14/227422.html
Đăng ngày 16-05-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.