Bài viết của Minh Nhất

[MINH HUỆ 23-12-2024]

Tiền kỹ thuật số (còn được gọi là tiền số hoặc tiền mã hóa) xuất hiện dưới dạng công nghệ mới, chúng rõ ràng không thuộc về phương thức sinh hoạt truyền thống của xã hội nhân loại. Ở giai đoạn hiện tại, tiền kỹ thuật số có những đặc điểm nổi bật sau:

1. Thanh toán bằng tiền mã hóa không được pháp luật bảo vệ

Thẻ tín dụng và thẻ ghi nợ được pháp luật bảo vệ nếu phát sinh vấn đề. Ví dụ, khi bạn cần khiếu nại về việc mua hàng, công ty thẻ tín dụng của bạn sẽ có sẵn một quy trình để giúp bạn lấy lại tiền của mình, nhưng tiền mã hóa thường không có bất kỳ biện pháp bảo vệ nào như vậy.

2. Thanh toán bằng tiền mã hóa thường không thể hoàn lại

Một khi đã thanh toán bằng tiền mã hóa, bạn thường chỉ có thể lấy lại tiền của mình sau khi người tiếp nhận thanh toán trả lại nó cho bạn. Vì vậy, trước khi mua hàng bằng tiền mã hóa, bạn nhất định phải tìm hiểu thật kỹ uy tín của người bán.

3. Tiền mã hóa không nhận được sự hỗ trợ từ chính phủ hoặc ngân hàng trung ương

Khác với hầu hết các loại tiền tệ truyền thống (như đô la Mỹ), giá trị của tiền mã hóa không có sự ràng buộc cam kết của chính phủ hoặc ngân hàng trung ương. Giá trị của tiền mã hóa có thể thay đổi đáng kể và liên tục thay đổi. Khoản đầu tư hôm nay có thể trị giá hàng nghìn đô la, ngày mai có thể chỉ còn vài trăm đô la, và ngược lại. Khi giá trị của tiền mã hoá rớt xuống, thì không có gì đảm bảo nó sẽ tăng trở lại. Với sự lên xuống thất thường này thì nó giống đánh bạc hơn là đầu tư.

4. Tiền số tiềm ẩn nhiều gian lận thanh toán hơn

Gian lận thanh toán là một rủi ro lớn đáng kể do sử dụng tiền số ngày càng gia tăng và gian lận được thực hiện dưới nhiều hình thức. Nói chung, nó bao gồm các giao dịch gian lận hoặc các hành vi phạm pháp do phần tử tội phạm mạng thực hiện. Một số hình thức gian lận thanh toán thường gặp bao gồm:

  • Thanh toán trá hình
  • Thanh toán phi pháp
  • Thao túng nội bộ
  • Đánh cắp dữ liệu
  • Vi phạm lệnh cấm vận và chế tài trừng phạt

Vì không có khoản tiền thật nào được trao đổi, nên không thể biết được người giao dịch phía bên kia là ai. Điều này tạo cơ hội cho tội phạm mạng thông qua tiền kỹ thuật số để thu thập thông tin nhạy cảm hoặc lừa đảo người khác.

Mặc dù tính an toàn của hoạt động thanh toán không ngừng nâng cao, nhưng tính phức tạp của phương thức lừa đảo của phần tử tội phạm mạng cũng ngày càng tinh vi hơn. Hoạt động gian lận thanh toán không ngừng gia tăng chứ không có dấu hiệu giảm.

Tội phạm mạng hiện đại đang xảo quyệt và tinh vi hơn bao giờ hết, chúng liên tục khai thác các lỗ hổng mới và thiết kế những phương thức khác nhau để thao túng tiền số. Những kẻ lừa đảo rất bền bỉ trong việc tấn công hệ thống thanh toán. Nếu gặp khó khăn với một phương thức nào đó, chúng sẽ chuyển hướng và tập trung vào các phương thức thanh toán khác.

5. Không bảo vệ quyền riêng tư

Tiền số có thể dẫn đến việc giảm tính ẩn danh của giao dịch. CBDC (Central Bank Digital Currency–Tiền tệ kỹ thuật số của Ngân hàng Trung ương) có thể cho phép chính phủ và ngân hàng trung ương theo dõi tất cả các thao tác của người dùng, từ đó làm dấy lên sự lo ngại về bảo mật dữ liệu.

An toàn dữ liệu: Cơ sở dữ liệu CBDC theo hình thức tập trung có thể trở thành mục tiêu của tin tặc (hacker), đe dọa tới sự an toàn tài chính của người dùng.

Từ chối công nghệ: Không phải tất cả người dân đều có thể dùng công nghệ kỹ thuật số, điều này có thể dẫn đến việc một bộ phận người dân bị cô lập về tài chính.

Thay đổi nghiệp vụ ngân hàng: CBDC có thể thay đổi hình thức hoạt động của ngân hàng truyền thống, làm suy yếu vai trò trung gian của ngân hàng và khiến việc tiếp cận tín dụng càng trở nên phức tạp hơn.

Lạm phát kỹ thuật số: Nếu việc phát hành và quản lý CBDC không được kiểm soát chặt chẽ, có thể làm gia tăng áp lực lạm phát.

Thay đổi chính sách tiền tệ: CBDC có thể cung cấp cho ngân hàng trung ương các công cụ mới để tác động tới nền kinh tế, những công cụ này có thể bị sử dụng không hợp lý hoặc làm gia tăng biến động.

Rủi ro lỗi thời về kỹ năng: Chuyển đổi sang tiền số có thể khiến một số ngành nghề trở nên lỗi thời, dẫn đến tình trạng thất nghiệp ở một số nhóm người nhất định.

Bất bình đẳng trong tiếp cận thông tin: Khoảng cách thông tin có thể sẽ ngày càng lớn khi nhóm người giàu có thể tiếp cận thông tin và giáo dục liên quan đến CBDC tốt hơn.

Tính phức tạp của quá trình chuyển giao: Đối với rất nhiều người dùng, việc chuyển đổi sang tiền kỹ thuật số có thể gặp nhiều thách thức về mặt kỹ thuật, khiến họ không muốn áp dụng sự đổi mới này.

Phụ thuộc vào công nghệ: Nếu xảy ra sự cố kỹ thuật hoặc tấn công mạng, việc hệ thống tài chính phụ thuộc hoàn toàn vào hệ thống điện tử có thể gây ra hậu quả tai hại.

6. Lũng đoạn quyền lực

Việc chính phủ tăng cường kiểm soát các hoạt động tài chính có thể dẫn đến tập trung quyền lực và gây ra mối đe doạ đối với nền tự do dân chủ.

Bất bình đẳng xã hội: Khoảng cách kỹ thuật số có thể trầm trọng thêm, vì những người không thể sử dụng thiết bị kỹ thuật số hoặc internet sẽ bị loại ra khỏi nền kinh tế kỹ thuật số.

Sự bất ổn kinh tế: Việc áp dụng CBDC nhanh chóng mà không có sự chuẩn bị thỏa đáng có thể dẫn đến sự cố và biến động trong hệ thống thanh toán.

Rủi ro pháp lý: Việc thiếu giám sát quốc tế có thể tạo ra lỗ hổng pháp lý hoặc xung đột tư pháp.

An ninh mạng: Việc tập trung một lượng lớn tiền dưới hình thức kỹ thuật số làm tăng nguy cơ tội phạm mạng như tin tặc, lừa đảo và đánh cắp dữ liệu.

Mối đe dọa từ kiểm soát tập trung: CBDC tăng cường vai trò của các cơ cấu nhà nước trong quản lý tiền tệ, điều này có thể dẫn đến lạm dụng và hạn chế tự do tài chính.

Xâm phạm quyền riêng tư: Tiền kỹ thuật số có thể cho phép chính phủ giám sát các giao dịch tài chính cá nhân trong tình huống không có sự giám sát tư pháp thích hợp.

Mối đe dọa đối với sự ổn định kinh tế: Hệ thống CBDC được thiết kế yếu kém có thể dẫn đến mất cân bằng cung cầu tiền tệ, từ đó gây ra bất ổn kinh tế.

Sự phức tạp trong quy định: Việc sửa đổi khung giám sát cho CBDC có thể tạo ra sự không chắc chắn về mặt pháp lý, gây trở ngại cho các nhà đầu tư và làm chậm sự phát triển kinh tế.

Ban Biên tập Minh Huệ đã đăng một bài viết vào ngày 5 tháng 7 năm 2018 với tiêu đề “Thông tri về tiền số”, nhắc nhở các học viên Đại Pháp trong và ngoài nước không nên bị cuốn vào tiền kỹ thuật số, các đệ tử chân tu chớ quên điều này.

Tài liệu tham khảo:
1. https://portal.ct.gov/dob/consumer/consumer-education/cryptocurrency-risks
2. https://corporatefinanceinstitute.com/resources/cryptocurrency/digital-money/#:~:text=person sales opportunities.-,Risks of Digital Money,transactions completed by a cybercriminal.
3. https://corporatefinanceinstitute.com/resources/cryptocurrency/digital-money/#:~:text=person sales opportunities.-,Risks of Digital Money,transactions completed by a cybercriminal.
4. https://www.finextra.com/blogposting/25246/threats-and-risks-of-implementing-digital-currency-cbdc-for-average-person


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/23/486576.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/27/222245.html

Đăng ngày 05-02-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share