Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Hoa Kỳ

[MINH HUỆ 09-08-2024] Tôi đã tham gia buổi lễ diễu hành vào ngày 20 tháng 7 tại Washington, D.C., kỷ niệm 25 năm phản đối cuộc bức hại tàn bạo Pháp Luân Đại Pháp của Đảng cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ). Khi trở về nhà, tôi đã xem lại một video về sự kiện này và rất cảm kích khi thấy các chính trị gia thuộc mọi tầng lớp xã hội và người dân qua đường đều bày tỏ quan điểm của mình ủng hộ Đại Pháp và lên án cuộc bức hại của ĐCSTQ; chứng kiến phong thái ôn hòa và trật tự của các đệ tử Đại Pháp diễu hành dưới cái nắng như thiêu như đốt khiến tôi rất xúc động. Tuy nhiên, tôi cũng nhận thấy những thiếu sót của chúng ta ở một số phương diện nhỏ cần cải thiện.

Cơ hội tu luyện có ở khắp mọi nơi, đặc biệt là trong cuộc sống và công việc hàng ngày của chúng ta, nó sẽ phản ánh rõ hơn trạng thái tu luyện của mỗi học viên. Do thời tiết nóng bức vào ngày diễu hành nên các đồng tu ở D.C chuẩn bị đủ nước đóng chai và dưa hấu miễn phí cho các đồng tu từ các khu vực khác tham gia lễ diễu hành. Năm ngoái, các đồng tu ở đây đã chuẩn bị rất nhiều trà và trứng cho chúng tôi.

Là học viên Đại Pháp, chúng ta nên chiểu theo tiêu chuẩn của Đại Pháp trong mọi hành động và thể hiện phong thái của một người tu luyện. Sư phụ đã giảng cho chúng ta về phong thái của một vị Thánh:

“… ôm chí lớn mà không quên tiểu tiết…” (Thánh giả, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Thật đáng tiếc khi một số đồng tu rất ích kỷ trong một số việc nhỏ và bỏ qua những phẩm chất mà một người tu luyện nên có, có lẽ họ đã coi nhẹ những vấn đề nhỏ nhặt.

Chẳng hạn, sau cuộc diễu hành vào năm ngoái, các học viên ở D.C. đã mang trứng luộc cho những người tham gia sự kiện. Một số học viên lấy nhiều hơn một quả; có học viên còn lấy trứng cho những người không có mặt vì sợ người khác ăn hết. Thậm chí, tôi còn thấy một học viên đứng cạnh hộp đựng trứng và ăn hết quả này đến quả khác.

Các học viên ở D.C cũng mang theo dưa hấu để phục vụ đoàn diễu hành. Hầu hết những người tham gia đều chọn những miếng dưa hấu to, ngon và để lại những miếng nhỏ hơn cho người khác. Năm nay, tôi thấy một học viên lớn tuổi đứng dưới trời nắng nóng, bận rộn cắt dưa hấu không ngừng phục vụ mọi người. Tôi ngưỡng mộ sự tận tụy của bà và không muốn làm bà thêm gánh nặng, vì thế tôi đã lấy những lát dưa hấu do một học viên khác cắt.

Vào cuối ngày, tôi quay lại quầy dưa hấu và lấy một miếng nhỏ ở phần đầu trước mặt người học viên lớn tuổi. Thật bất ngờ, bà đột nhiên trở nên khó chịu và lớn tiếng với tôi để trút giận khi phải chứng kiến cảnh các học viên chọn những miếng to và trừ lại miếng nhỏ. Mặc dù tôi hơi bất ngờ về phản ứng của bà, nhưng tôi hiểu cảm xúc của bà và không coi lời nói của bà là nhắm vào mình.

Khi chúng ta nuôi dưỡng lòng vị tha, ngay cả một hành động nhỏ như chọn một miếng dưa hấu lớn hơn cũng có thể bộc lộ ra tâm vị tư, đó là một đặc tính của cựu vũ trụ mà chúng ta vẫn chưa tu bỏ.

Sư phụ giảng:

“Tôi còn muốn bảo chư vị, bản tính thực chất từ trước của chư vị được kiến lập trên cơ sở vị ngã vị tư, từ nay trở đi chư vị làm các việc thì trước hết phải nghĩ đến người khác, tu thành bậc Chính Giác vô tư vô ngã, tiên tha hậu ngã, thế nên từ nay trở đi chư vị làm gì nói gì đều phải vì người khác, và nghĩ đến cả vì người đời sau nữa! Hãy nghĩ cho Đại Pháp vĩnh thế bất biến!” (Phật tính vô lậu, Tinh Tấn Yếu Chỉ)

Tôi có thể ngộ rằng, hiệu quả việc học Pháp của chúng ta sẽ được phán ánh qua lời nói và hành động của chúng ta. Khi chúng ta không làm tốt điều gì đó, thì đó là Pháp khiến chúng ta nhận ra lỗi lầm của mình bởi vì chúng ta có Pháp ở trong tâm để đo lường. Nếu chúng ta không nhận ra lỗi lầm của mình, hoặc nếu chúng ta cố bao biện khi có ai đó chỉ ra lỗi lầm, thì có thể là bản ngã đang chi phối. Chúng ta nên tự hỏi bản thân: Bạn đang dùng Pháp để đo lường mọi việc, hay bạn đang dùng nhân tâm và tình cảm để đo lường vấn đề? Chúng ta đang chiểu theo Đại Pháp để tìm ra chấp trước của mình, hay chúng ta đang áp đặt người khác theo tiêu chuẩn của Đại Pháp trong khi bỏ qua những thiếu sót của bản thân?

Chúng ta đã vượt qua bao nhiêu sóng gió trên con đường tu luyện và không thể để bị lật úp trong rãnh nước. Ví dụ, một số học viên có vẻ như tu luyện rất tốt nhưng lại coi trọng vấn đề ăn uống và phàn nàn về số lượng hoặc chất lượng của đồ ăn. Một người tu luyện không thể để việc tu luyện của mình bị chệch hướng bởi những thứ nhỏ nhặt như một miếng dưa hấu hay một quả trứng.

Chúng ta nên biết ơn các đồng tu ở D.C vì những phó suất quên mình của họ cho chúng ta từ tài chính, vật chất đến nhân lực, họ đều rất chu đáo. Sau mỗi lần tham gia hoạt động trong năm như vậy, các học viên từ các khu vực khác nên suy ngẫm về những gì đã làm tốt, những gì cần cải thiện và cách thức thực hiện để tránh lặp lại những thiếu sót tương tự trong lần tiếp theo.

Trên đây chỉ là một số cảm ngộ của cá nhân, nếu có điều gì không phù hợp với Pháp xin từ bi chỉ chính.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/8/9/480517.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/8/28/219720.html

Đăng ngày 30-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share