Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở Đại lục

[MINH HUỆ 07-01-2025] Nhiều đồng tu đã viết câu này trong bài chia sẻ rằng: “Tất cả đều do Sư phụ làm.” Tôi lý giải ý của đồng tu là: Những gì chúng ta làm chỉ là bề mặt, thực sự cứu người là do Sư phụ và Đại Pháp làm. Khi đồng tu giảng chân tướng chỉ là động động miệng, động động chân đi tới lui. Điều này không sai, nhưng gần đây lưu ý thấy đồng tu địa phương cũng bắt đầu truyền câu này, hơn nữa phía trước còn thêm một câu: Lặp lại hoặc nhấn mạnh rằng: Đây không phải tôi làm, mà là Sư phụ làm. Những người nói điều này còn là những đồng tu khá tinh tấn làm ba việc, dần dần phát triển thành xu thế phổ biến.

Ví dụ: Như có đồng tu đến đồn cảnh sát đưa thư chân tướng, quay về và giải thích lặp lại rằng: Đây không phải tôi làm, mà là Sư phụ làm. Còn có đồng tu kỹ thuật sửa chữa tốt các máy in bị lỗi, cũng bày tỏ rằng: Cái máy này không phải tôi sửa tốt, mà là Sư phụ làm. Làm xong lịch để bàn, đồng tu cũng trả lời rằng tất cả đều do Sư phụ làm.

Như vậy chẳng phải phủ định hết những việc được thực hiện trên bề mặt, rồi thay đổi và nói thành là Sư phụ làm, liệu có thể gây thêm áp lực gì cho Sư phụ không? Tôi luôn cảm thấy điều này có chút gì đó không ổn – rốt cuộc tôi có nên chia sẻ điều này với đồng tu không?

Khi chia sẻ với đồng tu, đồng tu khác cho rằng đây không phải là vấn đề gì lớn. Hôm nay đọc “Bài phỏng vấn đặc biệt: Sư phụ của chúng tôi”, càng cảm thấy phải duy hộ Sư phụ và Đại Pháp hơn nữa, và đây không phải là chuyện nhỏ. Nếu có nhiều đồng tu đều nói năng không thận trọng, đều phủ định việc cứu người mà một người tu luyện nên làm, thì cựu thế lực sẽ nhìn (chúng ta) thế nào đây?

Tóm lại, nếu mọi người đều nói bất cứ điều tốt nào họ làm trong quá trình tu luyện là do Sư phụ làm, vậy trong tu luyện có những việc không làm tốt, những quan không vượt tốt, và tất cả những điều gây ra tổn thất cũng có thể nói: Đây không phải là tôi làm, đều do cựu thế lực làm?

“Đây không phải do tôi làm”, có lẽ sẽ hợp lý hơn nếu đổi câu nói này thành “Đây là việc tôi nên làm”, phải không?

Trí huệ và năng lực giảng chân tướng tất nhiên đến từ Đại Pháp và Sư phụ. Chính Sư phụ và Đại Pháp đã ban cho người tu luyện trí tuệ và năng lực vô hạn, thậm chí cả thần thông, có thể giải quyết mọi việc trong tu luyện, cũng như mọi can nhiễu và rắc rối gặp phải trong quá trình làm các việc. Nếu chúng ta làm không tốt hoặc không đạt đến tiêu chuẩn, thế có được không?

Cứu người là trách nhiệm của đệ tử Đại Pháp, là việc mà mỗi đồng tu nên tận tâm tận lực hoàn thành, thực hiện thệ ước tiền sử, không thể thoái thác. Nếu chút việc còn lại ở không gian bề mặt này cũng để Sư phụ đích thân làm thì còn cần các đệ tử Đại Pháp chúng ta làm gì nữa?

Sau khi đọc bài viết đặc biệt trên Minh Huệ Net, tôi cảm nhận được sự từ bi của Sư phụ. Tôi đọc bài báo mà rơi nước mắt, thực sự hy vọng bản thân cũng có mặt ở công trường, nhất định tôi sẽ làm nhiều hơn nữa, ngay cả khi điều đó không thể ngăn Sư phụ đích thân làm việc, nhưng sẽ giảm bớt chút mệt nhọc cho Sư phụ, để Sư phụ bớt đổ mồ hôi hơn.

Tất cả những việc mà Sư phụ yêu cầu chúng ta làm trong không gian bề mặt tại tầng thứ con người, những việc cụ thể trong quá trình cứu người, chính là để thành tựu đệ tử Đại Pháp, nâng chúng ta lên. Cá nhân tôi ngộ rằng việc giảng chân tướng là việc đương nhiên do các đệ tử Đại Pháp thực hiện, không thể nói là Sư phụ làm. Cũng không phải là chúng ta làm vì Sư phụ. Chúng ta nên chú ý, không nên vô ý gây ra sự bất kính với Sư phụ. Có lẽ do mức độ lý giải Pháp khác nhau, nhưng tôi kiến nghị các đồng tu nên thận trọng khi nói, không nên tùy ý phát ngôn.

Chúng ta hãy ôn lại hai đoạn giảng Pháp của Sư phụ:

“Đệ tử: Thưa Sư phụ, chúng con là tả ý hoặc tả chân. Khi vẽ tranh thì Pháp thân của Ngài có gắn lên trên đó không? (mọi người cười)
Sư phụ: Pháp thân của tôi sẽ không làm thế. (mọi người cười) Họ dùng tư tưởng nghĩ một chút là chư vị biết vẽ thế nào. Nhưng, chư vị bảo là ‘con giờ đã minh bạch rồi, vậy để Sư phụ vẽ’ (mọi người cười) thế thì không được đâu.” (Giảng Pháp tại Buổi họp Sáng tác và Nghiên cứu Mỹ thuật)

Sư phụ giảng:

“Toàn bộ quá trình diễn hóa công của một người tu luyện, là một quá trình rất phức tạp tại các không gian khác; không phải chỉ ở một không gian khác, mà tại tất cả các không gian; thân thể tại các từng không gian tất cả đều biến hóa. Chư vị có tự mình làm được điều ấy không? Không làm được. Điều ấy là do sư phụ an bài, sư phụ làm cho; do đó mới nói là tu tại tự kỷ, công tại sư phụ. Chư vị chỉ cần tự mình có nguyện vọng như thế, mong muốn như vậy; [còn] sự việc chân thực là do sư phụ làm giúp.” (Bài giảng thứ hai, Chuyển Pháp Luân)

Từ đó có thể thấy những việc Sư phụ làm và ba việc mà chúng ta phải làm là khác nhau.

Là đệ tử, tâm chúng ta phải vĩnh viễn hướng về cùng một phía với Sư phụ.

Bài chia sẻ lý tính giữa những người tu luyện thường chỉ phản ánh nhận thức của cá nhân trong trạng thái tu luyện tại thời điểm viết bài, thiện ý giao lưu trên tinh thần cùng nhau đề cao.

Bản quyền © 1999-2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2025/1/7/修煉人說話要慎重-要勇於擔當-488018.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2025/1/10/223541.html

Đăng ngày 21-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share