– Nói một chút về hiệu quả cứu người của tài liệu chân tướng

Bài viết của đệ tử Pháp Luân Đại Pháp ở hải ngoại

[MINH HUỆ 21-11-2024] Sau khi cuốn “Thiên Địa Thương Sinh” (Trời Đất và Chúng sinh) được đổi sang kích thước thông thường theo tạp chí hải ngoại, được đồng tu ở Trung Quốc Đại lục gọi là “cuốn sách lớn”. Nhiều năm qua, nhiều đồng tu Đại lục đã quen với việc phát “cuốn sách nhỏ” khổ A5 và không muốn phát cuốn sách lớn, một số cứ khăng khăng rằng “không ai thích xem”. Mặc dù nhiều đồng tu cũng in thử tạp chí khổ A4, nhưng họ không có nhiều kinh nghiệm, không hiểu được tình huống và hiệu quả trong việc này.

Phiên bản A5 nhỏ hơn và thực sự dễ mang theo hơn. Kỳ thực trước khổ A5 còn lưu hành những khổ nhỏ hơn nữa. Mọi người đã quen với “cuốn sách nhỏ” và siêu nhỏ trong nhiều năm, trở nên rất thân thiết và quen thuộc. Đồng thời, dù khổ nhỏ có thể phát với số lượng lớn, nhưng kích thước chữ và số quá nhỏ chi chít với nhau khiến không thoải mái khi đọc, vì vậy lâu dần, rất nhiều người thường thích nhận đĩa quang và xem video hơn; nếu là tài liệu thì hy vọng chữ đủ lớn để dễ đọc, chí ít đừng rập khuôn tất cả phông chữ và số siêu nhỏ, hy vọng bố cục sẽ mỹ quan hơn.

Mùa thu 2021, trong hàng chục ấn phẩm của ban biên tập Minh Huệ, cuối cùng đã chọn được một bản để thử sửa đổi – kích thước tổng thể thay đổi từ A5 thành A4, cỡ chữ và khoảng cách dòng được tăng lên đáng kể và in đủ màu sắc giúp việc đọc thoải mái hơn. Đồng thời, xét đến khả năng in ấn của các điểm tài liệu ở Đại lục và hình ảnh của ấn phẩm, tạp chí được in theo dạng khổ A4 hai trong một, tức là hai trang A4 được in trên cùng một tờ A3, và đóng gáy kim. “Cuốn sách lớn – Thiên Địa Thương Sinh” đã được xuất bản bốn năm qua, hiện nay, do hạn chế về nhân lực nên mỗi năm xuất bản 4 số, mỗi số 64 trang. Ở Đài Loan, các nhà máy sẽ in chữ Hán phồn thể, trong khi ở Trung Quốc Đại lục, các gia đình in chữ Hán giản thể. (*Nghe nói có học viên Đại lục cá biệt đã in hai trang A4 thành một trang A4, sau đó phàn nàn rằng ký tự quá nhỏ và khó đọc, đây là lỗi do in sai: Bản gốc có phông chữ lớn và mỗi trang là A4, nếu in thành A5 đồng nghĩa với việc buộc phải giảm kích thước phông chữ xuống một nửa.)

Sau khi ban biên tập sửa đổi, một số đồng tu đã phản kháng sự thay đổi này. Từ góc độ người thường mà nói, sinh ra phản kháng với “thay đổi” và “những điều lạ” là phản ứng tâm lý thường thấy ở con người; trong rất nhiều tình huống, chỉ cần tích cực tìm hiểu lý do và suy nghĩ kỹ điều gì khiến bản thân sợ “thay đổi”, sẽ có thể khắc phục nỗi sợ thay đổi một cách hiệu quả. Trẻ em thường sinh ra hiếu kỳ, thích thú với những điều lạ, có nhu cầu khám phá và học hỏi hơn là sợ hãi và phản kháng. Vì người lớn có rất nhiều kinh nghiệm và quan niệm nên sẽ có trở ngại đối với thay đổi. Dĩ nhiên, trong hoàn cảnh bức hại trường kỳ ở Đại lục, rất nhiều đồng tu mang đủ mọi khó khăn và lo lắng, không dễ làm được điều này, và đây cũng là những khó khăn đặc thù của chúng ta. Ngoài ra, nếu ở khu vực không có độc giả phù hợp, việc chọn các tạp chí Minh Huệ định kỳ khác phù hợp với đặc điểm địa phương cũng là điều bình thường.

Hôm qua Minh Huệ Net đăng một bài “Chia sẻ về việc phát tài liệu chân tướng ở Đại lục và hiệu quả”, trong đó nhắc đến các đồng tu đều cho rằng “Thiên Địa Thương Sinh” sau khi thay đổi rất đẹp và chính quy, nên thường chỉ muốn phát cho những người trông có vẻ “có văn hóa” và đáng trân quý, ví như lãnh đạo doanh nghiệp, giáo sư đại học, giáo viên, người cao tuổi thích đọc báo, chủ công ty, v.v., điều này vô hình trung đã thu hẹp phạm vi phân phát. Hơn nữa bởi vì đã quen với việc phát tờ rơi, phát cuốn sách nhỏ, dán tấm chân tướng trên diện rộng, nên rất nhiều đồng tu không nắm được ý kiến phản hồi của độc giả, hoặc do phát cho người lạ tình cờ gặp nên cũng không thể liễu giải được phản hồi của họ. Bốn năm qua, mọi người đều thực hiện với thiện ý như vậy. Kỳ thực tạp chí là tạp chí, độc giả thường có những chuyên mục và bài viết yêu thích riêng của họ.

Có vị đồng tu ở điểm tài liệu nói: “Kể từ khi ‘Thiên Địa Thương Sinh’ được đổi thành ấn phẩm chính quy, nói thật là chúng tôi đều rất thích, (mặc dù bức hại vẫn đang diễn ra), nhưng cuối cùng chúng tôi cũng có được một cuốn tạp chí đẹp như vậy.” Đồng tu nói: “Đối với người làm tài liệu như tôi mà nói, tôi rất thích làm những cuốn đẳng cấp như thế này. Ở đây, chúng tôi có một đồng tu chuyên phát cuốn ‘Thiên Địa Thương Sinh’, một tuần phát từ 20 đến 40 cuốn, đôi khi nhiều hơn. Vị đồng tu này giảng chân tướng không cố định, cô ấy đối diện với đủ loại người. Tố chất vẫn là tố chất, mặc dù hiện nay người Trung Quốc đang sống trong văn hóa đảng, nhưng tận xương cốt của người Trung Quốc vẫn mang tố chất truyền thống.”

Có lẽ những đồng tu này sống ở thành phố chứ không phải ở thị trấn nhỏ, đồng tu phát tài liệu đó nói, khi cô ấy đưa ra cuốn “Thiên Địa Thương Sinh”, mọi người đều thích lấy, cho dù là kỹ thuật biên tập hay viết lách đều khiến người xem cảm thấy mới lạ và trân trọng. Họ còn nói rằng thích khổ A4 hơn, vì được thực hiện bằng quy cách đóng sách, nên thẳng hơn (so với đóng gáy kim).

Không chỉ dừng lại ở đó, hôm nay tôi còn đọc được phản hồi của độc giả do một đồng tu khác ở Đại lục cung cấp và tôi cảm thấy những phản hồi này rất hữu ích trong việc “mở rộng tâm trí để cứu nhiều người hơn”.

Đồng tu nói: “Tôi chỉ in một lượng nhỏ tạp chí, cơ bản mỗi kỳ chỉ phát vài bản, gặp người phù hợp mới phát, đa số đối tượng gặp trên đường đều là người có văn hóa và muốn đọc tài liệu Pháp Luân Công. Người tiếp nhận lúc đó đều cảm thấy ‘Thiên Địa Thương Sinh’ là tạp chí chất lượng cao.” Trong quá trình phát ba năm qua, hai độc giả quen biết đã đưa ra một số phản hồi cho đồng tu:

1. Bạn học của người nhà, nam, năm nay 53 tuổi, là chủ cơ sở kinh doanh đồ cổ, trà, v.v.. Ông có nhiều bạn bè trong kinh doanh và bị cuốn vào danh, lợi và sắc, ở tuổi 51, ông được bệnh viện chẩn đoán mắc bệnh ung thư phổi giai đoạn cuối, theo một bạn học là bác sĩ của một bệnh viện lớn nói thì ông ấy sẽ không sống được bao lâu nữa.

Đại khái là vào mùa xuân năm 2023, đồng tu và người nhà cùng đến thăm ông ấy, đưa cho ông ấy một cuốn “Thiên Địa Thương Sinh”, số 294. Nội dung của số báo đó tình cờ có nội dung “Ý nghĩa thực sự của đồng tiền, nguyên tắc vàng trong kinh doanh (so với câu) không khôn khéo thì không thể thành thương nhân”, và bài viết về một người chồng vô trách nhiệm đã cai rượu, thuốc lá và thay đổi tốt hơn. Sau đó ông chủ ấy phản hồi rằng: “Tạp chí ‘Thiên Địa Thương Sinh’ này thật hay.” Ông ấy hiểu rằng đạo đức của mình có vấn đề, cảm thấy ăn năn, trở nên quan tâm đến gia đình hơn và dành nhiều thời gian hơn cho vợ con. Trong một buổi họp lớp sau đó, ông chủ được biết một người bạn học khác cũng mắc bệnh ung thư và ông đã nói trước mọi người rằng: “Chúng ta đều luyện Pháp Luân Công nhé!”.

2. Con trai của đồng tu, năm nay 25 tuổi, là nghiên cứu sinh tại đại học y khoa. Cậu ấy cho rằng tạp chí “Thiên Địa Thương Sinh” có chất lượng cao hơn các tạp chí khác cả về quy mô lẫn nội dung. Cậu ấy nói: Các bài viết về nhân văn, nghệ thuật đăng trên “Thiên Địa Thương Sinh” vừa có tri thức vừa sâu sắc, nội dung biểu đạt khách quan và toàn diện, vừa truyền cảm hứng cho mọi người suy nghĩ và hướng thiện. Tôi chưa bao giờ nghe nói đến nhận thức như vậy trong xã hội, và quan điểm trong tạp chí “Thiên Địa Thương Sinh” thật mới mẻ.

Cậu ấy nói rằng đặc biệt thích chuyên mục “Văn hóa Đông phương” và “Nghệ thuật Tây phương”, mỗi khi có số mới của “Thiên Địa Thương Sinh”, sẽ chọn hai mục này để đọc trước. Ví dụ: “Giúp người làm điều tốt, đừng giúp người làm điều ác”, “Ngũ đức”, “Cũng nói về Hoàng Châu, Huệ Châu, Đam Châu”, còn có bài viết về Socrates, “Bí ẩn của màu sắc truyền thống”, “Nhìn lại những thay đổi trong tư tưởng con người từ một thời kỳ lịch sử nghệ thuật”, “Bí quyết huấn luyện nghệ thuật cơ bản”… đều là những bài viết yêu thích của cậu ấy.

Cậu ấy cũng thích các bài viết trong chuyên mục “Hiểu biết lịch sử” bao gồm: “Suy ngẫm về văn hóa tu luyện của Trung Quốc qua những thay đổi từ đồ nội thất”, “Những câu triết lý cổ đại và hiện đại”.

Về nội dung câu chuyện tu luyện, cậu con trai của đồng tu đang là nghiên cứu sinh tại đại học y khoa nói: Câu chuyện tu luyện của tạp chí “Thiên Địa Thương Sinh” tuyển chọn rất hay, người thường dễ tiếp thu. Nội dung chân thật đáng tin, không cực đoan. Đồng tu cũng nói rằng nhận được phản hồi rất tốt về nội dung gần đây của “Tuần báo Minh Huệ” phiên bản Đại lục.

Nói đến đây, đồng tu còn đưa ra ví dụ về một hiện tượng phổ biến mà các đồng tu hay gặp khi giảng chân tướng trực diện: Người thường nói “không phản đối Pháp Luân Công”, nhưng không lý giải vì sao một số tờ rơi và cuốn chân tướng nhỏ đều nói rằng, cho dù ai niệm chín chữ và luyện công, thì mọi bệnh tật đều sẽ khỏi, sẽ không chết, cũng không gặp chuyện phiền phức, già trẻ lớn bé trong nhà đều hảo sự? Bên cạnh đó, họ tận mắt thấy tình huống của người luyện công xung quanh không tuyệt đối như những gì viết trên tờ rơi.

Đồng tu nói, tạp chí hải ngoại “Thiên Địa Thương Sinh” cũng nói về phương diện này, nhưng nội dung rất khách quan, không sáo rỗng như văn hóa đảng Đại lục. Chẳng hạn trong một số mới nhất có bài nói về người phụ nữ sinh ra trong một gia đình bất hạnh, sau khi tu luyện, bà cũng đã trải qua nỗi đau mất con gái, nhưng bài viết này mang lại ấn tượng cho độc giả là, học Đại Pháp có thể khiến con người cởi mở, tâm tính thiện lương; Đại Pháp có thể mang đến cho con người hy vọng, dẫn dắt con người vượt qua ma nạn, và nhìn thấy ánh sáng một lần nữa. Chứ không phải là tu Đại Pháp rồi thì không có ma nạn nào cả. Đây có thể là một trong những lý do khiến tạp chí hải ngoại “Thiên Địa Thương Sinh” được một số độc giả ở Trung Quốc Đại lục đón nhận và yêu thích, bởi nó không cực đoan và hạn hẹp.

Vì vậy tôi nghĩ: Nội dung giảng chân tướng rất trọng yếu, phương thức giảng chân tướng cũng rất trọng yếu. Đoàn Nghệ thuật Shen Yun đã dành rất nhiều tinh lực, nhân lực và tài lực để làm cho các tác phẩm Shen Yun đạt đẳng cấp thế giới về vũ đạo, âm nhạc, sân khấu, trang phục và các khía cạnh khác, v.v.. Mặc dù chúng ta chỉ đơn giản là làm một số tài liệu chân tướng, nhưng trong hơn 20 năm, đệ tử Đại Pháp biên soạn, sắp chữ, sản xuất in ấn, phân phối, phát chân tướng trực diện, toàn bộ quá trình được dẫn dắt dưới sự ước thúc đạo đức theo nguyên lý “Đại Đạo vô hình” và nguồn cảm hứng từ Chân-Thiện-Nhẫn, (các đồng tu) âm thầm phối hợp để đạt được kết quả tốt – để thế nhân có thể thực sự hiểu rằng “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo”. Các đệ tử Đại Pháp không có danh sách, không có văn phòng và thậm chí còn không biết nhau. Tương lai Chính Pháp thành công, ngoảnh nhìn lại chặng đường đã trải qua này, nhất định vô cùng thù thắng và trân quý.

Những điều trên chỉ là một số ý kiến ​​khiêm tốn chia sẻ cùng đồng tu nhằm truyền cảm hứng cho những ý tưởng phong phú hơn, để chúng ta có thể làm tốt hơn, chú ý hơn đến hiệu quả và cứu nhiều người hơn.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://big5.minghui.org/mh/articles/2024/11/21/《天地蒼生》讀者反饋給我的啟發-485247.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/6/221960.html

Đăng ngày 04-01-2025; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share