Bài viết của Minh Chân

[MINH HUỆ 05-12-2024] Tháng 7 năm 1999, Trung Cộng và kẻ cầm đầu đảng lợi dụng lẫn nhau để phát động một cuộc bức hại điên cuồng nhắm vào Pháp Luân Công. Cuộc bức hại này cứ thế kéo dài đến tận ngày nay. Dù Trung Cộng mượn danh nghĩa pháp luật để tùy tiện bắt cóc, giam giữ, cưỡng bức lao động, thậm chí kết án các học viên Pháp Luân Công, nhưng thực tế là, cuộc bức hại của Trung Cộng đối với Pháp Luân Công có nhiều điểm phi pháp, chủ yếu thể hiện ở chỗ trái với hiến pháp, pháp luật hiện hành, và nguyên tắc pháp trị của Trung Quốc, cũng như công ước quốc tế.

1. Trái với hiến pháp

Hiến pháp Trung Quốc bảo đảm công dân có quyền lợi cơ bản, mà việc bức hại Pháp Luân Công rõ ràng là trái với các điều khoản 33, 35, và 36 của hiến pháp, cụ thể như sau:

o Tự do tín ngưỡng:

Điều 36 trong “Hiến pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” quy định rõ: Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có tự do tín ngưỡng tôn giáo.“

Pháp Luân Công là một hệ thống tu luyện lấy Chân-Thiện-Nhẫn làm nguyên tắc chỉ đạo, tuy không phải là tôn giáo, nhưng tính chất tín ngưỡng là vẫn được hiến pháp bảo hộ. Hành vi cấm đoán, đàn áp và cưỡng chế “chuyển hóa” của Trung Cộng đã trực tiếp vi phạm điều khoản này.

o Bảo đảm các quyền lợi cơ bản của công dân:

Điều thứ 33 trong “Hiến pháp” quy định: “Quốc gia tôn trọng và bảo đảm nhân quyền.”

Trung Cộng tùy ý ngang nhiên bắt giam, tra tấn và mở các lớp tẩy não đối với học viên Pháp Luân Công là nghiêm trọng xâm phạm quyền lợi thân thể cơ bản của công dân.

o Tự do ngôn luận, lập hội nhóm, hội họp:

Điều thứ 35 trong “Hiến pháp” quy định: “Công dân nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa có quyền tự do về ngôn luận, xuất bản, hội họp, lập hội nhóm,, diễu hành, biểu tình.”

Trung Cộng cấm học viên Pháp Luân Công truyền thông tin về tín ngưỡng, tổ chức hoạt động, là cướp đoạt quyền tự do ngôn luận và quyền lập hội nhóm.

2. Trái với pháp luật hiện hành

Trung Cộng đàn áp Pháp Luân Công là không hề tuân theo nguyên tắc cơ bản của hệ thống pháp luật hiện hành:

o Không có điều khoản pháp luật nào cấm Pháp Luân Công:

Tuy trung ương Trung Cộng năm 1999 đã đưa ra công báo tiêu diệt Pháp Luân Công, nhưng đây không phải là pháp luật, hơn nữa chỉ là văn kiện nội bộ trong các cơ quan đảng bộ. Căn cứ theo “Luật pháp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa”, muốn cấm một tổ chức hay hoạt động nào đó thì phải do Đại hội Đại biểu Nhân dân Toàn quốc hoặc Hội đồng Ủy ban Thường vụ của cơ quan này thông qua, còn quyết sách trong nội bộ đảng hoàn toàn không có hiệu lực về pháp luật.

o Thủ tục trái pháp luật:

Rất nhiều học viên Pháp Luân Công bị cưỡng chế bắt giữ, giam cầm, cưỡng bức lao động, hoặc kết án tù mà không theo trình tự xét xử công chính, công khai. Điều này là trái với quy định về trình tự tố tụng và quyền biện hộ chính đáng của công dân trong “Luật Tố tụng Hình sự”.

o Lạm dụng điều khoản của Bộ luật Hình sự:

Trung Cộng lợi dụng Điều 300 trong “Bộ luật Hình sự” (“Tội tổ chức và lợi dụng tổ chức tà giáo nhằm phá hoại việc thực thi pháp luật”) để bức hại Pháp Luân Công, nhưng Pháp Luân Công trước nay chưa từng bị pháp luật chính thức nhận định là “tà giáo”. Các văn bản hành chính và thông báo do văn phòng Hội đồng Nhà nước và Bộ Công an công bố không có thẩm quyền vượt trên pháp luật.

3. Tính phi pháp do vượt quyền hạn

o Phòng 610 hoạt động phi pháp

Trung Cộng thành lập “Phòng 610” chuyên trách việc bức hại Pháp Luân Công, trực tiếp phụ trách thực thi các hoạt động bức hại. Quyền lực của cơ quan này vượt trên cả pháp luật, không bị giám sát, tương tự như cảnh sát mật, hoạt động hoàn toàn không dựa trên căn cứ pháp luật nào, đó là trái với nguyên tắc chấp pháp.

o Chính quyền địa phương và cơ quan công an lạm quyền

Chính quyền địa phương, công an các cấp thường lấy cớ “bảo vệ ổn định xã hội” để tùy tiện bắt giữ học viên Pháp Luân Công, chưa qua xét xử đã tiến hành giam giữ, phạt tiền, cưỡng bức lao động, cầm tù, hay các hình thức bức hại khác.

4. Lạm dụng dư luận và tư pháp, chà đạp nguyên tắc pháp trị

o Dư luận đi trước, chế tạo tội trạng:

Trung Cộng lợi dụng truyền thông nhà nước để bôi nhọ Pháp Luân Công, dùng tuyên truyền để chụp mũ “tà giáo” cho Pháp Luân Công, rồi lấy đó làm cớ đó để bức hại. Cách làm này là trái với nguyên tắc biện hộ vô tội và nguyên tắc xét xử độc lập.

o Xét xử mang tính trừng phạt để trả đũa

Trong các vụ án nhắm thẳng vào học viên Pháp Luân Công, kết luận xét xử thường dựa vào các chỉ lệnh chính trị, đó là trái với nguyên tắc xét xử độc lập và xét xử theo pháp luật.

Lời kết

Tính phi pháp của cuộc bức hại của Trung Cộng đối với Pháp Luân Công thể hiện ở chỗ nó vi phạm hiến pháp, pháp luật hiện hành, công ước quốc tế, và nguyên tắc pháp trị cơ bản. Pháp luật vốn là để bảo vệ quyền lợi cơ bản của công dân, nhưng trong quá trình ấy, nó lại bị lạm dụng, trở thành công cụ để Trung Cộng đàn áp, cướp đoạt tự do tín ngưỡng và ngôn luận của những người bất đồng ý kiến.

25 năm qua, vấn đề Pháp Luân Công là vấn đề nhân quyền lớn nhất của Trung Quốc, nhưng vì lợi ích kinh tế và ảo tưởng về Trung Cộng, các nước trên thế giới đã lựa chọn thái độ né tránh vấn đề này, không nhận thức được rằng cuộc bức hại này là bức hại tín ngưỡng nghiêm trọng nhất trong thời hiện đại. Chính khách hay cá nhân dám chính diện đối đãi vấn đề này tuy vẫn có nhưng không nhiều, bởi vì truyền thông và chính phủ luôn che đậy và thờ ơ trước những tin tức chân thực về “việc Trung Cộng bức hại những người có tín ngưỡng Chân-Thiện-Nhẫn”.

Đồng thời, Trung Cộng với tư cách là một đảng chính trị, đã bức hại cả trăm triệu người dân tín ngưỡng vào Chân-Thiện-Nhẫn, liên lụy đến mấy trăm triệu người Trung Quốc, hơn nữa đã kéo dài đến 25 năm rồi mà vẫn tiếp diễn. Vậy mà trong thời đại toàn cầu quốc tế hóa, những chính phủ tự xưng là tôn trọng dân chủ và tự do lại không dám công khai lên tiếng và hành động. Bản thân điều ấy đã đại biểu cho sự tha hóa về đạo đức trên thế giới này.

Trung Cộng bức hại Pháp Luân Công là bức hại tín ngưỡng lớn nhất trên thế giới hiện nay. Nó không chỉ bức hại, làm xói mòn tâm hồn con người, mà còn khiến người ta bị mê lạc. Nó cướp đi cơ hội giúp bao người có được cơ thể mạnh khỏe, hồi thăng đạo đức, khiến cho quyền uy của pháp luật Trung Quốc không còn lại gì, khiến rất nhiều người cho rằng việc tìm lại tín ngưỡng và trở về với Thần không quan trọng, không “thiết thực” bằng việc kiếm tiền. Điều này lẽ ra phải khiến xã hội quốc tế thanh tỉnh nhận ra bản chất của Trung Cộng từ lâu rồi mới phải.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/5/485581.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/21/222159.html

Đăng ngày 28-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share