Bài viết của Hoàng Vũ Sinh, Phương Chân, phóng viên Minh Huệ tại Đài Loan

[MINH HUỆ 24-12-2024] Ngày 22 tháng 12 năm 2024, các học viên Pháp Luân Đại Pháp từ thành phố Đào Viên, thành phố Tân Trúc, huyện Tân Trúc và huyện Miêu Lật ở Tây Bắc Đài Loan đã tề tựu tại thành phố Đào Viên để cảm tạ Sư phụ Lý vì lòng từ bi của Ngài và gửi lời kính chúc năm mới Sư tôn. Mọi người chắp tay thành kính và đồng thanh hô to: “Chúc mừng năm mới Sư phụ. Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Sau đó, họ cùng nhau học Pháp, chia sẻ về những trải nghiệm tu luyện và khích lệ nhau tu luyện tinh tấn.

ee23087adc4dc8de32bd36e64bcb782d--ss.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp kính chúc Sư phụ năm mới vui vẻ.

Có được trí huệ và bình yên trong cuộc sống

Ông Thuyên Quân, phó giám đốc phát triển sản phẩm tại một công ty điện tử, bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp vào năm 2008. 16 năm tu luyện, Pháp Luân Đại Pháp không chỉ cải biến tâm tính của ông mà còn giúp ông có được trí huệ và bình an trong gia đình cũng như công việc.

“Giờ đây tôi đã quen với việc hướng nội. Khi gặp khó khăn, tôi không còn phàn nàn nữa – thay vào đó, tôi tự nhìn lại những thiếu sót của mình.” Trước đây, ông thiếu kiên nhẫn trước những quan tâm quá mức của mẹ mình và thậm chí còn to tiếng với bà. Nhưng sau khi bước vào tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, ông bắt đầu nhìn nhận sự việc từ góc độ của mẹ và đáp lại tình yêu thương của bà bằng những hành động thiết thực. Ông cũng giúp chăm sóc những người họ hàng cao tuổi sống ở phía Nam.

Việc tu dưỡng bản thân và hướng nội tìm đã giúp ông trong công việc. Ông đã từng thường hay phàn nàn khi được giao nhiều việc, nhưng khi ông tiếp tục tu luyện, ông dần hiểu rằng cấp trên giao cho ông nhiều nhiệm vụ hơn bởi họ tin tưởng ông. “Giờ đây, tôi đã học được cách huy động nguồn lực của cả nhóm và tôi không còn tự mình làm mọi việc nữa. Thay vào đó, tôi phối hợp với các đồng nghiệp của mình.”

Ông cảm thấy việc tu luyện cũng mang lại cho bản thân trí huệ. “Là một kỹ sư phát triển sản phẩm, việc thiết kế đòi hỏi rất nhiều sự sáng tạo và cảm hứng. Sau khi tu luyện, tôi thấy rằng chỉ cần tôi bình tĩnh, trí huệ sẽ tự nhiên xuất hiện, và thường thì suy nghĩ đầu tiên chính là hướng thiết kế đúng đắn.” Điều này đã cải thiện đáng kể hiệu quả công việc của ông và giảm lãng phí về thời gian.

e9a0eef7231ecf848eccf06b4757bbca--ss.jpg

Ông Thuyên Quân (bên trái), con trai Dục Vi (ở giữa) cùng vợ ông cảm ân Sư phụ vì sự cứu độ từ bi của Ngài.

Nhân dịp năm mới sắp đến, ông Thuyên Quân bày tỏ lòng biết ơn đối với Sư phụ: “Cảm tạ sự khổ độ từ bi của Ngài. Năm mới, con sẽ tinh tấn tu luyện, phối hợp với các bạn đồng tu để hoàn thành sứ mệnh của mình.”

Học viên trẻ hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn

Con trai của ông Thuyên Quân là Dục Vi, năm nay 18 tuổi và đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được bốn năm. Sự thay đổi lớn nhất ở anh là về tư tưởng và quan niệm, thể hiện qua cách anh đối xử với mọi người và giải quyết mâu thuẫn. Anh cho biết: “Sau khi bước vào tu luyện, tôi học được cách suy ngẫm về những thiếu sót của mình khi gặp vấn đề.”

Anh kể rằng ở trường, anh từng chứng kiến ​​một cuộc tranh luận giữa các bạn cùng lớp và giáo viên do quan điểm khác nhau, điều đó khiến anh nhớ lại sự bế tắc mà anh từng có với cha mẹ. “Sau khi tu luyện, tôi hiểu rằng để đạt được cùng một mục tiêu có thể có các phương pháp khác nhau. Mấu chốt ở chỗ liệu kết quả có làm hài lòng tất cả mọi người hay không.” Anh đã học cách bao dung với người khác và không còn chấp vào quan điểm của riêng mình nữa, điều này làm cho các mối quan hệ giữa các cá nhân trở nên hài hòa hơn.

Anh Dục Vi cho biết: “Nếu ai đó suy nghĩ không phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn, thì nhiều việc có thể phải đi đường vòng rất xa và vẫn không giải quyết được. Nhưng nếu bạn hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn, thì đó sẽ là một con đường tắt. Bạn không chỉ có thể đạt được mục tiêu của mình một cách nhanh chóng mà quá trình này còn rất hài hòa.”

Anh đặc biệt nhấn mạnh tầm quan trọng của niệm đầu vì nó thường quyết định kết quả. “Tôi nhắc nhở bản thân trước tiên hãy truy xét xem ý nghĩ của mình có phù hợp với Chân-Thiện-Nhẫn hay không. Điều này có thể tránh được nhiều rắc rối không đáng có.”

Anh Dục Vi cảm ân Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp Luân Công, vì những lời dạy từ bi của Ngài. Anh cho biết anh quyết tâm tu luyện tinh tấn, anh nói, “Cảm ân Sư phụ đã không bao giờ từ bỏ con. Trong năm mới, con sẽ nỗ lực hơn nữa để trừ bỏ những thiếu sót của mình, chân chính thực tu và sống xứng đáng với kỳ vọng của Sư phụ.”

Các học viên trẻ quay trở lại tu luyện và thăng hoa trong Pháp

Anh Chính Lâm, một kỹ sư phần mềm 27 tuổi, chia sẻ rằng anh biết đến Pháp Luân Đại Pháp từ khi còn nhỏ vì cha anh tu luyện, nhưng anh chưa bao giờ thực tu. Tháng 5 năm nay, vì chứng đầy hơi và đau dạ dày, anh Chính Lâm đã tiếp tục tu luyện với hy vọng có thể khỏi bệnh và cải thiện sức khỏe. Tuy nhiên, do mong muốn tìm cách chữa trị nên các triệu chứng của anh không thuyên giảm trong một thời gian. Thông qua việc không ngừng học Pháp và đọc các bài chia sẻ trên trang Minghui.org, anh nhận ra rằng mình không nên truy cầu trị bệnh. Bệnh tật thực ra là biểu hiện của nghiệp lực, và nghiệp bệnh thực ra là khảo nghiệm tâm tính. Trong sáu tháng đó, anh dần buông bỏ những lo lắng, sợ hãi, nghi ngờ và những nhân tâm khác, bệnh tật của anh đã biến mất. Anh đã hiểu sâu sắc ý nghĩa của việc thực tu.

4e56b6f8747afdaaba76b1d553223e79--ss.jpg

Anh Chính Lâm vô cùng cảm ân Sư phụ.

Anh Chính Lâm nói rằng anh vốn là người hay lo lắng và căng thẳng. Mặc dù nguyên lý Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp đã bén rễ vào tâm anh từ khi anh còn nhỏ, và anh biết mình cần phải trở thành một người tốt. Nhưng khi anh không tu luyện, không có sự chỉ đạo của Đại Pháp, anh dần dần trượt xuống theo các tiêu chuẩn đạo đức suy đồi của xã hội. Sau khi tiếp tục tu luyện, anh phát hiện rằng mình từng thích nói về người khác và buôn chuyện, điều đó là sai.

Nhờ học Pháp nhiều hơn và làm tốt ba việc, anh đã chính lại bản thân và cảm thấy tư tưởng và tính cách của mình đã được cải thiện. Trước đây, anh phàn nàn vì khối lượng công việc quá nhiều, nhưng hiện giờ anh không ngại khó ngại khổ nữa. Anh trở nên chu đáo, và đồng nghiệp thích làm việc cùng anh. Ở nhà, anh cũng chủ động chia sẻ việc nhà và lấy khổ làm vui.

Anh nói không phải ngẫu nhiên mà anh biết đến Đại Pháp vào đầu năm 2000, và quay lại tu luyện sau hơn 10 năm. Anh tin mình đang thực hiện sứ mệnh giúp Sư phụ cứu độ tất cả chúng sinh. Anh muốn tu luyện tinh tấn, quay trở về với chân ngã của mình trong Pháp và làm tốt ba việc để giúp nhiều người hơn biết đến Đại Pháp, qua đó bày tỏ sự tôn kính đối với Sư phụ.

Những lợi ích từ việc tu luyện Đại Pháp

Cô Tuyết Mai, 57 tuổi, người giúp gia đình chồng làm về chế biến thực phẩm, đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp được 24 năm. Cô cho biết, “Trước khi bắt đầu tu luyện, tôi thường bị mất ngủ, chóng mặt, tức ngực, rối loạn tiêu hóa, rối loạn hệ thần kinh tự chủ, tim đập nhanh, v.v. Tôi rất khổ não, hai con tôi vẫn còn nhỏ, vậy mà tôi thường xuyên phải đi cấp cứu. Tôi thực sự không biết phải làm gì và tôi cảm thấy cuộc đời của mình sắp kết thúc.”

Vào giữa tháng 9 năm 2000, một người hàng xóm đã giới thiệu cho chồng cô về Pháp Luân Đại Pháp, cô ngay lập tức quyết định tu luyện. Cô tham gia lớp học Pháp Luân Đại Pháp chín ngày vào ngày 1 tháng 10. Ngay đêm hôm đó, cô dễ dàng chìm vào giấc ngủ. Cô cảm thấy Pháp Luân Đại Pháp thật tốt. Cô liền mua một cuốn Chuyển Pháp Luân và học Pháp mỗi ngày. Sau đó, một điểm luyện công đã được thành lập ngay tạic ông viên gần nhà cô. Cô làm phụ đạo viên và tham gia luyện công buổi sáng thường hằng trong suốt 24 năm qua, và cô luôn khỏe mạnh.

9647c958c3cae239ac3ebc62cd50c77c--ss.jpg

Cô Tuyết Mai cảm ân Sư phụ.

Cô Tuyết Mai cho biết cô từng là người rụt rè, nhút nhát. Nhưng sau khi tu luyện Pháp Luân Đại Pháp, cô không còn sợ hãi khi đi bộ đến điểm luyện công vào lúc tờ mờ sáng nữa. Là một phụ đạo viên, cô đã dẫn dắt các học viên khác tham gia các hoạt động của Pháp Luân Đại Pháp. Cô giúp các học viên khác cài đặt điện thoại và máy tính để giảng chân tướng trực tuyến. Giờ đây cô đã trở thành chuyên gia về điện thoại di động và máy tính. Cô Tuyết Mai biết rằng tất cả những khả năng này đều do Sư phụ ban cho.

Khi gặp xung đột trong cuộc sống, cô hướng nội và dùng Chân-Thiện-Nhẫn của Pháp Luân Đại Pháp để đo lường. Đồng thời, cô nhắc nhở bản thân phải đối xử với mọi người bằng từ bi và khoan dung. Mẹ chồng cô nói rằng cô là một người con dâu tốt.

Vì cô Tuyết Mai được thụ ích cả về thể chất lẫn tinh thần từ Đại Pháp, và đã trải nghiệm nhiều thay đổi tích cực nên người thân và bạn bè của cô đã chứng kiến ​​sự tốt lành của Pháp Luân Đại Pháp.

Cô muốn nói với Sư phụ: “Cảm ân Sư phụ đã cho con một cuộc sống mới, để con có thể bước trên con đường phản bổn quy chân. Con kính chúc Sư phụ một năm mới vui vẻ!”

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/24/486639.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/26/222227.html

Share