Bài viết của đệ tử Đại Pháp ở Tứ Xuyên, Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-12-2024] “Tín” là nền tảng để một người tu luyện có thể tu luyện. Nếu không có cái tín căn bản này, một người sẽ không bước vào pháp môn này, huống hồ là nói đến việc có thể chính niệm vượt quan khi gặp ma nạn trong tu luyện. Gần đây trong đầu tôi chợt lóe lên một niệm và tôi phát hiện bản thân trước đây chưa thực sự phân biệt được rõ thế nào là tín của người thường và thế nào là tín của người tu luyện.

Trước hết, chúng ta hãy nói về tín của người thường. Người thường nếu muốn tin vào một điều gì thì chắc chắn trước tiên là phải nhìn thấy, nghe thấy đã, sau đó suy xét kỹ lưỡng mới đưa ra kết luận là có tin hay không và phần lớn người ta đều lô-gic theo lối đó. Về bản chất thì cái lý mắt thấy mới coi là thật, thì trong tầng xã hội người thường này cũng không thể nói là sai được. Nhưng người tu luyện đều biết rằng, quan niệm hậu thiên hình thành tại người thường tầng tầng bao lấy con người và tư duy phán đoán của con người rốt cuộc đến từ đâu, thì thật ra chính bản thân người đó cũng không biết. Theo như quan sát của tôi, phần lớn là do bị quan niệm hậu thiên khống chế hoặc tác động đến đại não mà phát ra.

Người tu luyện nếu không thời thời khắc khắc dùng Pháp đối chiếu bản thân, vậy cũng không khác gì người thường, thế thì khả năng đưa ra phán đoán sai là rất lớn. Chúng ta đều biết về thân, khẩu, ý chính là những quan niệm theo thói quen, vậy nếu chúng ta vẫn tuân theo những quan niệm thói quen đó thì chẳng phải chúng ta đang làm việc mọi việc dựa trên những quan niệm đó sao.

1. Lý giải của tôi về “tín” của người tu luyện

Có thể không giống với nhiều đồng tu khác, tôi từ khi bắt đầu tu luyện thì những “đau ốm” thể xác của tôi chỉ dựa vào học Pháp luyện công dường như không có cải thiện gì nhiều. Phải chăng hiệu quả trị bệnh không tốt? Tự nhiên sẽ nảy sinh nghi ngờ Pháp, cái “tín” đó một khi bị lay động thì lâu dần sẽ bị hòa lẫn vào người thường, thậm chí còn không bằng người thường. Đứng trên góc độ người thường thì hiển nhiên sẽ nảy sinh suy nghĩ rằng “luyện công này lâu thế vẫn không khỏi bệnh, còn tin gì nữa?”.

Tôi nhớ có một bài chia sẻ từng viết, rằng một người tu luyện đã hơn 20 năm và mọi người đều thấy người này khá tinh tấn. Ông ấy cũng từng trải qua rất nhiều bức hại, vậy mà khi ở trong trạng thái thập tử nhất sinh vì “bệnh” nặng thì ông ấy lại nói với một đồng tu đến thăm mình rằng: “Pháp mà chúng ta đang tu luyện đây rốt cuộc có phải là thật không?!”

Biểu hiện của nghiệp “bệnh” không giống những ma nạn khác, nó là đánh thẳng vào nền tảng tín hay không tín của một người. Những ma nạn khác, ví như bị tà ác bức hại thể chất, tài chính hoặc những va chạm giữa người với người… thì những điều này đều rất dễ nhận ra và quy vào là bản thân đang tiêu nghiệp hoặc khảo nghiệm. Khi chúng ta nói cho người xung quanh nghe, họ có lẽ còn có thể hiểu được. Thế nhưng nếu nghiệp “bệnh” kéo dài, ngoại trừ làm tiêu mòn tín niệm của bản thân, nó còn đồng thời làm tiêu mòn tín niệm của người nhà, người thân của chúng ta, thậm chí họ còn đang từ ủng hộ mà quay sang không tin hoặc căm ghét Đại Pháp.

Người tu luyện cần nhảy ra khỏi ma chướng này. Tôi nghĩ chỉ có các duy nhất là phải siêu việt khỏi cái tín của người thường mà nhận thức. Thế nào là “tín” của người tu luyện? Đó là bắt buộc phải nhảy ra khỏi tự ngã, hoàn toàn không xem vấn đề dựa trên cái “tôi”. Dù hôm nay cơ thể “tôi” xuất hiện vấn đề gì thì cũng đều không bao giờ có hoài nghi gì về “Pháp”, căn bản là đừng nghĩ về nó. Một khi xuất hiện biểu hiện không tốt về mặt sức khỏe thì trong tâm căn bản phải không dao động gì cả, thế thì tự nhiên sẽ nghĩ rằng có Sư phụ ở đây, có Pháp ở đây, không lo không sợ chút nào.

Làm sao siêu việt được cái “tôi” cùng chấp trước vào sức khỏe đây? Người tu luyện cần phải nhìn ra được. Đại Pháp hồng truyền 32 năm, vô số đồng tu xung quanh từ bệnh nặng quấn thân đến có được một thân thể vô bệnh, thoải mái, đâu đâu cũng có những người như thế. Vậy nên, không thể là vì thấy sức khỏe của mình như thế nào mà liền phủ định tất cả. Sư phụ từ đầu đến cuối đều nói chúng ta phải hướng nội tìm, cần rõ ràng đây chắc chắn là vấn đề của bản thân, còn Sư phụ đối xử bình đẳng với tất cả đệ tử.

Chùa Linh Ẩn mà Tế Công ở, năm ấy có thể xuất hiện một cao nhân như Tế Công, còn những hòa thượng khác đều tu không thành, vậy lẽ nào có thể nói rằng Pháp của Phật Thích Ca Mâu Ni truyền là giả sao? Ngược lại hoàn toàn, chỉ cần có một người tu thành, dù một vạn người khác tu không thành, thì vẫn là thật!

Ở Trung Quốc đại lục, vì các loại nguyên nhân khác nhau dẫn đến việc Trung y chỉ còn tồn tại trên danh nghĩa, đa phần Trung y trị không hết bệnh, nhưng có thể nói Trung y là giả sao? Tôi từng tận mắt thấy những tuyệt kỹ Trung y, thực sự có thể giúp cải tử hoàn sinh, thuốc vào là bệnh hết!

1. Nợ nghiệp đời trước và an bài của cựu thế lực

Đồng thời, Sư phụ cũng đã nói với chúng ta, rằng chủ nợ ở đời đời kiếp kiếp, có người không đồng ý thiện giải, thế nên sẽ có một vài đệ tử Đại Pháp xuất hiện nghiệp “bệnh” trường kỳ, cũng có tồn tại loại nguyên nhân này.

Nhưng chúng ta chỉ cần có chủ ý thức mạnh, không nghĩ lung tung hay hoài nghi Sư phụ, mà phải kiên định tin rằng Sư phụ sẽ không buông bất cứ một đệ tử nào, Sư phụ an bài nhất định là tốt nhất. Chỉ có làm theo yêu cầu của Pháp, không nghĩ kết quả, vì đây không phải là điều mà chúng ta cần nghĩ, điều chúng ta nghĩ chỉ có thể là chấp trước mà thôi, không tốt chút nào.

Vào giai đoạn đầu trải qua ma nạn nghiệp “bệnh”, lý giải về tầng Pháp này của tôi không sâu lắm. Trong tâm tôi luôn nghĩ: “A, hôm nay tôi đã học bao nhiêu Pháp, tôi tìm được bao nhiêu chấp trước của bản thân, hôm nay tôi đã đối diện với mâu thuẫn như thế nào, tôi vẫn luôn tu tốt ra sao,… thế mà sao sức khỏe của tôi vẫn chưa có dấu hiệu hồi phục cơ chứ?” Dần dà, nếu không đề cao lên thì sẽ lại đi về phía nguy hiểm, lại bắt đầu nghi ngờ Đại Pháp và Sư phụ, như thế thì sẽ mãi không bước ra khỏi ma nạn này được.

Thử nghĩ xem, chúng ta bình thường chẳng phải vẫn khuyến thiện người ta sao? Nói với mọi người rằng thiện ác hữu báo, không phải không báo mà là thời gian chưa đến thôi. Ví như, có người đang làm việc xấu, họ nói tôi hiện giờ sao chưa bị báo ứng? Chúng ta nghĩ thử xem, nếu chúng ta làm được chút gì đó, liền muốn nhận báo đáp gì đó (chẳng hạn như sức khỏe tốt lên), vậy tâm tính chẳng phải vẫn đang giống như người thường sao?

Tôi từng đoạn chương thủ nghĩa chấp trước vào một đoạn Pháp của Sư phụ: “Hễ tâm tính chư vị đề cao, thì thân thể chư vị sẽ phát sinh biến đổi to lớn; hễ tâm tính chư vị đề cao lên; thì vật chất của thân thể chư vị bảo đảm sẽ biến đổi.” (Bài giảng thứ nhất, Chuyển Pháp Luân). Tôi cho rằng bản thân chỉ cần làm chút gì đó thì là tâm tính đã đề cao lên rồi, nhưng giờ nhìn lại thì thấy đó đều là tâm hữu cầu, đều là chấp trước vào tự ngã.

Lời kết

Dùng “tín” chân chính của người tu luyện, buông tự ngã xuống, nói thì dễ nhưng trong lúc người tu luyện thực sự đang vượt qua quan thì không dễ chút nào. Những phản ứng vô cùng khó chịu của cơ thể, thậm chí không thể học Pháp luyện công bình thường, khi nghiêm trọng thì ngay cả đến những sinh hoạt bình thường cũng khó có thể tự lo liệu, đồng thời còn có sự không lý giải của người nhà, kèm theo sự dày vò tinh thần lẫn thể xác, kỳ thực, cũng duy chỉ có dựa vào “tín” của người tu luyện thì mới có thể vượt qua được.

Hy vọng kinh nghiệm và góc nhìn của tôi có thể giúp cảnh tỉnh và dùng để tham khảo đối với các đồng tu chưa trải qua ma nạn loại này.

Tầng thứ cá nhân có hạn, mong các đồng tu từ bi góp ý.

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/12/10/485949.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/12/15/222089.html

Đăng ngày 25-12-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share