Bài viết của Zhang Yun, phóng viên báo Minh Huệ đến từ Toronto
[MINH HUỆ 13-5-2012 ]“Cô thực sự là một cô giáo tốt. Cô đã giúp em hiểu ra rất nhiều điều mà trước kia em không hiểu. Cô là một tấm gương tốt hướng dẫn chúng em cách kiềm chế sự nóng nảy. Cô là một cô giáo thật tuyệt vời. Em nghĩ cô xứng đáng được điểm A++++…Cô thường cho chúng em cơ hội để sửa sai; cô không bao giờ đưa các học sinh nghịch nghợm lên phòng hiệu trưởng. Cô thật tốt bụng, chính điều đó đã biến cô thành cô giáo tuyệt vời nhất.” Đây là bức thư cảm ơn của học sinh lớp 4 tên là Lily ở Toronto, Canada gửi đến cô giáo của mình, Huang Ruying.
Huang Ruying là một học viên Pháp Luân Công. Cô đã tốt nghiệp khoa Sư phạm của một trường đại học ở Canada cách đây 22 năm, và cô tiếp tục học lên thạc sĩ. Sau đó, cô trở thành giáo viên của một trường công lập. Trong lúc chia sẻ kinh nghiệm của mình khi làm giáo viên, cô ấy đã chỉ cho tôi bức ảnh của các học sinh và một vài lá thư cảm ơn mà cô nhận được trong những năm gần đây. Gương mặt của cô rạng ngời tình cảm yên mến dành cho các học sinh của mình.
Huang Ruying tại lễ “Kỷ niệm 20 năm ngày Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền” ở quảng trường Fillips, Canada
Dạy học sinh cách “hướng nội”
Cô Huang thường nói với các học trò của mình rằng “hướng nội” là một cách tuyệt vời để giải quyết các vấn đề trong cuộc sống. Cô ấy dạy học sinh trở thành những người tốt biết nghĩ cho người khác. Một lần, hai học sinh lớp 4 John và Jack đang cãi nhau về một chiếc bút. Cả hai đều muốn chiếc bút đó, và cả hai đều khóc lóc với cô Huang. Cô bảo chúng đầu tiên phải bình tĩnh, sau đó cô hỏi có chuyện gì đã xảy ra. John nói:“Em đã lấy chiếc bút đó trước.”, Jack nói lại: “Nó đã giật lại từ tay em.”
Cô Huang bảo cả hai: “Cho dù ai đúng, ai sai, một trong hai người đã làm điều gì đó không đúng, hoặc nói điều gì đó không đúng, làm cho người kia cảm thấy khó chịu. Bây giờ, hãy nói xin lỗi nhau, được chứ?” Nghe thấy vậy, hai đứa trẻ bình tĩnh lại và chúng lập tức bắt tay nhau.
Cô Huang nói: “Là một học viên Pháp Luân Công, hướng nội thực sự là một Pháp bảo. Vì vậy, đầu tiên tôi sẽ hướng nội. Cũng có lúc, tôi không giữ nổi bình tĩnh và la mắng lũ trẻ hoặc hiểu nhầm chúng. Tôi xin lỗi chúng và nói cho chúng biết tôi đã hướng nội như thế nào. Với các đồng nghiệp, tôi cố gắng ‘nhiệt tình và chú ý tới các chi tiết nhỏ.” Tôi không bao giờ bực tức khi làm những công việc vụn vặt như lau dọn hay đun nước. Hàng năm, tôi đều chấp nhận bất kỳ phân công công tác nào của hiệu trưởng. Tôi thường dạy học sinh của mình nghĩ tới người khác trước tiên và dạy chúng phải luôn hướng nội.”
Cũng có lúc, một vài đứa trẻ vẫn cố tranh cãi; cô Huang nói. “Tôi lắng nghe chúng và để cho chúng nhận ra chúng đã làm sai điều gì. Tại sao người khác lại đánh mình? Liệu có phải những lời mình nói hoặc thái độ của mình làm tổn thương người khác? Tại sao mình lại lấy đồ của người khác mà không xin phép? Điều đó có phải là thiếu tôn trọng họ không? Dần dần, lũ trẻ quen với việc giải quyết vấn đề theo cách này. Khi chúng có xung đột, chúng có thể tự giải quyết. Cả lớp ngày càng tốt hơn.” Cho dù một đứa trẻ có nghịch ngợm ở lớp khác tới đâu, chúng vẫn xử sự ngoan hơn khi ở lớp của cô Huang. Dần dần, nhiều phụ huynh đã gửi thư cho hiệu trưởng và xin cho con học ở lớp của cô Huang.
Truyền đạt Chân-Thiện-Nhẫn vào các bài giảng
Có lần, một học sinh tên là Peter nói với cô Huang:“Vở của em mất rồi.” Cô Huang hỏi:“Em để nó ở đâu?” Cậu bé trả lời: “Có người đã lấy nó.” Cô nói:“Tại sao em lại nói vậy khi không nhìn thấy người khác lấy? Có thể em đã đánh mất nó chăng?” Peter tìm lại và tìm thấy quyển vở. Cậu bé đã để quên ở một bàn khác. Sau đó, cậu nói với cô Huang: “Em đã tìm thấy nó. Xin lỗi cô, em không nên nói có người đã lấy nó trước khi em đi tìm.”
Cô Huang nói về những đứa trẻ lấy đồ của người khác: “Tôi thường khuyến khích chúng thừa nhận việc làm sai. Tôi sẽ không chỉ tha thứ cho chúng mà còn khen thưởng chúng vì sự trung thực.”
Jason là một cậu bé tốt bụng. Một lần, cậu đánh nhau với Mark vì một thứ đồ chơi. Cô Huang nhắc nhở cả hai: “Em thậm chí còn không đánh một con vật nhỏ, tại sao em lại đánh bạn?” Hai đứa trẻ lập tức ngừng đánh nhau và nhận ra chúng nên cư xử tốt với nhau.
Về “Nhẫn”, cô Huang dạy học sinh:“Nếu người khác đánh các em, các em không nên đánh trả, nhưng các em có thể thiện chí nhắc người kia rằng điều đó là sai. Nếu các em bị hiểu lầm, đừng thù ghét mà hãy tha thứ cho họ.” Dần dần, những đứa trẻ thường đánh người khác đã thôi đánh nhau.
Cô Huang nói: “Tôi đã suy nghĩ nhiều về việc làm thế nào để lồng ghép việc trở thành một người tốt trong bài giảng của mình. Ví dụ, tôi chọn nhiều câu chuyện về thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo trong các bài giảng. Và tôi dạy bọn trẻ phải tốt bụng. Tôi cũng dạy chúng biết cảm ơn, biết xả bỏ, và chú tâm vào việc cho đi thay vì nhận về.”
Phần thưởng “hòn bi”
Cô Huang có một cái bình rất đẹp trên bàn. Khi có học sinh nào đó làm việc tốt cho người khác và chủ động làm một việc tốt, cô Huang sẽ để một hòn bi vào trong cái lọ. Khi cái lọ đầy, cả lớp sẽ được một phần thưởng. Một hôm, khi học sinh đang làm bài tập, Lili thấy sàn nhà đầy giấy, và cô bé đã chủ động quét dọn. Mọi người đều cố gắng làm việc tốt; thậm chí cả những đứa trẻ nghịch ngợm cũng đang trở nên ngoan hơn.
Sự biết ơn của các học sinh và phụ huynh
Cô Huang kể:“Hàng ngày trong giờ tập viết của học sinh, tôi bật các bản nhạc soạn bởi các học viên Đại Pháp. Chúng đều yên lặng viết bài. Một học sinh lớp 4 tên là Gao đã viết trong tấm thiếp cảm ơn rằng: ‘Em thích các bản nhạc mà cô bật khi chúng em viết bài. Tôi nghĩ đó là món quà tuyệt vời nhất mà tôi nhận được năm nay.”
Có một học sinh nổi tiếng nghịch ngợm ở trường. Cậu bé thường nổi nóng vì những điều nhỏ nhặt và làm nhiều giáo viên rất đau đầu. Vì vậy, không ai muốn nhận cậu bé vào lớp mình. Khi cậu bé lên lớp 4, cậu bé đã vào học lớp cô Huang. Một năm sau khi kết thúc học kỳ, cô Huang nhận được lá thư cảm ơn của bố mẹ cậu bé. Lá thư viết:
“Cô Huang thân mến, chúng tôi rất biết ơn cô rất nhiều vì công sức của cô đã bỏ ra trong năm qua. Cô đã giúp con trai chúng tôi trở thành một đứa trẻ tự tin và có thể chơi đùa ngoan ngoãn với các bạn khác. Tôi có thể thấy cô đã vất vả thế nào. Khi cháu có vấn đề, cô đã nói chuyện tử tế với chúng tôi và bàn với chúng tôi cách giúp đỡ cháu. Đối với cháu, cô giống như một người mẹ – và cô cũng quan trọng với cháu như chúng tôi vậy.”
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2012/5/13/%E5%AD%A9%E5%AD%90%E4%BB%AC%E5%BF%83%E4%B8%AD%E6%9C%80%E5%A5%BD%E7%9A%84%E8%80%81%E5%B8%88-257082.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2012/6/3/133766.html
Đăng ngày: 9– 6 – 2012. Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.