Bài viết của phóng viên báo Minh Huệ ở tỉnh Hồ Nam, Trung Quốc
[MINH HUỆ 12-10-2024] Ông Hồ Tự Hoa (còn được gọi là Hồ Sửu Cải ), một cư dân 59 tuổi ở huyện Thần Khê, tỉnh Hồ Nam đã ở lại thành phố Châu Hải, tỉnh Quảng Châu trong vài năm qua để chăm sóc cho cháu của mình. Ngày 24 tháng 12 năm 2023, ông bị bắt giữ tại nhà con trai ở Châu Hải và hiện đang đối mặt với phiên tòa xét xử tại Tòa án quận Hương Châu.
Ông Hồ bị giam giữ tại Trại tạm giam Số 2 thành phố Chu Hải kể từ khi bị bắt. Sau khi cảnh sát của Đội An ninh Nội địa quận Đẩu Môn trình hồ sơ vụ án của ông tới Viện Kiểm sát quận Hương Châu, công tố viên đã trả lại hồ sơ hai lần vì thiếu bằng chứng. Khoảng tháng 8 năm 2024, công tố viên đã truy tố ông Hồ sau khi cảnh sát trình hồ sơ vụ án lần thứ 3. Thẩm phán Hồ Tiểu Thanh (không có quan hệ họ hàng với ông Hồ) của Tòa án quận Hương Châu đã lên kế hoạch cho cuộc họp trước phiên tòa vào ngày 15 tháng 10 năm 2024.
Bản án 3,5 năm tù trước đây
Ông Hồ, trước đây từng bán đậu phụ, đã bị chảy máu dạ dày vào khoảng đầu năm 2000, nhưng ông không đủ khả năng để điều trị y tế. Ông tình cờ biết đến Pháp Luân Công trong khi đang tìm kiếm các bài thuốc dân gian và nhanh chóng hồi phục. Bởi lòng biết ơn với Pháp Luân Công, ông đã đi phân phát tài liệu để nâng cao nhận thức về cuộc bức hại trong thời gian rảnh, nhưng ông lại bị bắt giữ, kết án và tra tấn. Vợ ông là bà Đặng Nguyệt Nga cũng là học viên Pháp Luân Công và bà cũng bị nhắm đến.
Ông Hồ bị bắt giữ lần đầu vào ngày 13 tháng 3 năm 2004 trong khi đang phân phát tài liệu Pháp Luân Công. Ông bị tám viên chức của chính quyền thôn Vương An Bình đánh đập và đưa tới Trại tạm giữ huyện Thần Khê vào tối cùng ngày.
Vài ngày tiếp đó, cảnh sát Dư Khánh Trưởng và Tạ Khai Cơ đã thay phiên nhau thẩm vấn ông Hồ. Ông bị trói cổ tay rồi treo người lên trong nhiều giờ. Cảnh sát còn sử dụng chiếc kẹp than để kẹp tay ông. Cơ thể ông đầy những vết bầm tím và thương tích do sự tra tấn. Ông còn bị tiểu tiện mất tự chủ. Khi con gái tới thăm ông (sau vụ bắt giữ 5 ngày), cô đã rất sợ khi nhìn thấy ông có vết quầng thâm dưới mắt, tay run rẩy và đang trong tình trạng bối rối.
Sở Cảnh sát huyện Thần Khê đã kết án ông Hồ tại Trại Lao động Cưỡng bức Tân Khai Phố (chưa rõ thời hạn) ngay sau khi con gái ông rời đi. Vài tuần sau, cảnh sát đã thu hồi bản án lao động cưỡng bức và đưa ông trở lại trại tạm giam huyện Thần Khê, rồi trình hồ sơ vụ án của ông tới tòa án. Sau đó, ông bị kết án 3 năm tù và bị đưa tới Nhà tù Vũ Lăng vào tháng 9 năm 2004.
Vợ ông Hồ vẫn đang thụ án lao động cưỡng bức khi ông bị kết án, khiến con trai và con gái đang học trung học của họ lầm vào tình cảnh khốn cùng.
Khi án tù của ông Hồ kết thúc vào tháng 3 năm 2007, cảnh sát đã từ chối trả tự do cho ông và không cho phép gia đình tới thăm ông cho đến tận tháng 7 năm 2007. Họ rất kinh ngạc khi thấy ông vẫn mặc quần áo dày, dài tay mặc dù thới tiết nóng bức. Ông nói với họ rằng bởi tù nhân thường đánh đập ông, nên mặc quần áo dày để giảm bớt sự đau đớn.
Gia đình ông Hồ đã chất vấn nhà tù tại sao họ không trả tự do cho ông sau khi ông đã mãn hạn án tù. Nhà tù nói rằng thực tế ông bị kết án 3,5 năm tù và đến tháng 9 năm 2007 ông mới được trả tự do.
Cuộc bức hại của người vợ
Vợ ông Hồ là bà Đặng đã bị bắt giữ vào năm 2002 vì học bài giảng Pháp Luân Công cùng với các học viên khác và bị kết án ba năm tại Trại Lao động Cưỡng bức Nữ Trường Sa.
Ngày 20 tháng 8 năm 2015, bà Đặng bị bắt giữ lần nữa vì phân phát tài liệu Pháp Luân Công ở thành phố Trương Gia Giới trong cùng tỉnh. Bà bị giam giữ tại trại tạm giam thành phố Trương Gia Giới và bị Tòa án quận Vĩnh Định kết án 3,5 năm tù sau vài ngày diễn ra phiên tòa xét xử vào ngày 12 tháng 4 năm 2016.
Tại Nhà tù Nữ tỉnh Hồ Nam, bà Đặng bị buộc phải mặc áo bó (áo bó dành cho tù nhân) và bị trói cổ tay rồi treo lên trong một đêm. Sau đó, bà bị cưỡng bức ngồi xổm hơn 10 giờ đồng hồ. Khi bà thay quần áo, một mảng da lớn dính vào quần áo của bà đã bị xé toạc ra. Lính canh lặp lại hành vi tra tấn này thêm hai lần chỉ trong một tuần.
Minh họa tra tấn bằng áo bó
Bài liên quan:
Áo trói là hình thức tra tấn thường dùng cho các nữ học viên Pháp Luân Công ở Nhà tù Nữ Hồ Nam
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/10/12/483805.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/10/17/221263.html
Đăng ngày 28-10-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.