Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại Philadelphia, Hoa Kỳ
[MINH HUỆ 24-07-2024] Ngày 21 tháng 7 năm 2024, các học viên Pháp Luân Công đến từ vùng Greater Philadelphia đã tổ chức mít-tinh tại Khu phố Tàu ở Philadelphia để ghi dấu 25 năm nỗ lực nhằm chấm dứt cuộc bức hại của Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đối với môn tu luyện. Họ cũng bày tỏ sự ủng hộ đối với 430 triệu người Trung Quốc đã thoái ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó. Tại sự kiện, hơn 30 người Trung Quốc đã đăng ký thoái xuất khỏi các tổ chức của ĐCSTQ.
Người dân và du khách đều thể hiện sự tán thưởng và ủng hộ, nhiều người cho rằng cần thúc đẩy Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công để Thượng viện thông qua và có thể được ký thành luật.
Cuộc mít-tinh của các học viên Pháp Luân Công tại Khu phố Tàu ở Philadelphia hôm 21 tháng 7
Các học viên trò chuyện với người qua đường về Pháp Luân Công và cuộc bức hại tại Trung Quốc
Trong cuộc mít-tinh, các học viên trưng bày biểu ngữ và phát tặng thông tin về cuộc bức hại cũng như nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng cho người qua đường. Một số người đã ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại.
Đại diện của Hiệp hội các Bác sỹ Chống Cưỡng bức Thu hoạch Nội tạng (DAFOH); các học viên đã tham gia thỉnh nguyện cho Pháp Luân Công tại Bắc Kinh ngày 20 tháng 7 năm 1999; và một số học viên khác đã phát biểu tại cuộc mít-tinh, lên án cuộc bức hại kéo dài suốt 25 năm qua của ĐCSTQ. Họ kêu gọi công chúng trợ giúp chấm dứt cuộc bức hại và nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng từ các học viên Pháp Luân Công còn sống.
Người qua đường ký bản kiến nghị kêu gọi chấm dứt cuộc bức hại đối với Pháp Luân Công
Những tấm biểu ngữ với thông tin về Pháp Luân Công tại cuộc mít-tinh
Ông Alex Luchansky, người tổ chức cuộc mít-tinh, kêu gọi công chúng trợ giúp chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ đối với Pháp Luân Công và nạn thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống
Ngày 25 tháng 6 năm nay, Hạ viện Hoa Kỳ đã thông qua Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công. Hiện tại, Dự luật cần được Thượng viện bỏ phiếu. Ông Luchansky hối thúc người nghe hãy liên hệ với các Thượng Nghị sỹ của họ đề yêu cầu đồng tài trợ và ủng hộ Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công để Thượng viện thông qua và được ký thành luật.
Anh Benjamin Moore cho biết nạn thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ là tội ác phản nhân loại
Anh Benjamin Moore, một chuyên gia về sức khỏe hành vi tại Philadelphia, kinh hoàng khi nghe về tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ từ những học viên còn sống. Anh Moore cho biết: “Đó (nạn thu hoạch nội tạng) là tội ác phản nhân loại, thật tà ác… Tôi muốn nói rằng cuộc bức hại người dân vì tín ngưỡng của họ cần phải dừng lại, nó phải chấm dứt, nó không nên tồn tại.”
Cô Cynthia Orrock (người đầu tiên bên trái), một chuyên gia trong ngành tài chính đến từ Virginia, cho biết cần phải thúc đẩy Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công tại Thượng viện
Cô Cynthia Orrock cũng rất đau buồn trước những việc cô vừa biết đến trong cuộc mít-tinh. Cô bày tỏ: “Tôi có chút khiếp sợ bởi vì không biết có bao nhiêu người đã phải chịu ảnh hưởng (bởi nạn thu hoạch nội tạng)… Hàng triệu người đang bị giết hại mà thậm chí chúng ta không hề hay biết.”
Cô Orrock cho biết cô muốn tìm hiểu thêm về cuộc bức hại và mọi người nhất định cần thúc đẩy Đạo luật Bảo vệ Pháp Luân Công tại Quốc hội.
Anh Mohammed Nasher (ở giữa), một người kinh doanh ô tô, lên án tội ác thu hoạch nội tạng của ĐCSTQ đối với các học viên còn sống và kêu gọi sự đoàn kết nhằm chấm dứt cuộc bức hại
Anh Mohammed Nasher cho biết: “Thật quá sai trái khi kiếm lợi nhuận trên sự thống khổ của người khác. Điều quan trọng nhất là mọi người cần phải đứng lên, đoàn kết lại và chấm dứt cuộc bức hại của ĐCSTQ.”
Các học viên Pháp Luân Công phát biểu tại cuộc mít-tinh lên án cuộc bức hại kéo dài suốt 25 năm qua của ĐCSTQ và kêu gọi công chúng trợ giúp nhằm chấm dứt cuộc bức hại và tội ác thu hoạch nội tạng từ các học viên còn sống
Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/7/24/480055.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/7/31/219307.html
Đăng ngày 01-08-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.