Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp tại New York

[MINH HUỆ 11-05-2024] Ngày 10 tháng 5 năm 2024, các học viên đã tổ chức một cuộc diễu hành ở Manhattan, New York để kỷ niệm dấu mốc 25 năm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới và 32 năm Pháp Luân Đại Pháp được hồng truyền ra công chúng, đồng thời chúc mừng sinh nhật Sư phụ Lý.

Cuộc diễu hành đi qua tổng cộng 15 con phố từ Đông sang Tây và đi qua một số địa danh nổi tiếng ở New York như: Trụ sở Liên Hợp Quốc bên cạnh Quảng trường Hammarhaus, Tòa nhà Chrysler trên Đại lộ Lexington, Nhà ga Grand Central trên Đại lộ Park, trụ sở Thư viện Công cộng New York trên Đại lộ số 5, Công viên Bryant trên Đại lộ số 6 và các điểm tham quan, tụ điểm nổi tiếng như Quảng trường Thời đại trên Đại lộ số 7 và Nhà ga hành khách Cảng vụ trên Đại lộ số 8.

Nhiều khán giả xúc động trước thông điệp của cuộc diễu hành.

Tiến sỹ Thandeka Mazibuko cho biết: “Cuộc diễu hành này thể hiện sự hội nhập, thống nhất và đa dạng của Thành phố New York, vốn là điều có ý nghĩa rất quan trọng.”

Cô Melissa DeLarosa cho rằng: “Chân-Thiện-Nhẫn là những giá trị hết sức quan trọng. Nhiều người không biết làm sao để kết nối cơ thể với tâm trí. Họ không hiểu, và những năng lượng này đang ở đây. Chúng ta phải thức tỉnh.”

Nhiều người nhận xét cuộc diễu hành rất hoành tráng, có trật tự, và đầy nhiệt huyết.

Một người đến từ Ấn Độ nói: “Chúng tôi rất thích! Bởi vì ở Ấn Độ, chúng tôi cũng tuân theo Chân-Thiện-Nhẫn, vốn là những giá trị rất tốt!”

Dẫn đầu đoàn diễu hành là Đoàn nhạc Tian Guo (Thiên Quốc), tiếp theo là nhóm thứ nhất mang chủ đề “Đại Pháp hồng truyền”, gồm hơn 10 đội: mô hình sách Chuyển Pháp Luân – cuốn sách chính của Pháp Luân Đại Pháp – bằng tiếng Trung và tiếng Anh, một xe rước biểu ngữ lớn mang nội dung “Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới” và “Sinh nhật Sư phụ”, một xe diễu hành “Thiên cung tiên cảnh” mang âm sắc cổ xưa và một đồ hình Pháp Luân lớn xoay tròn, đội trống, đội cờ, đội múa hoa sen, đội múa rồng của các học viên Đại Pháp phương Tây, và một nhóm tiểu đệ tử trong trang phục truyền thống.

183228a17ffd395c7e6649765d43d067.jpg

71cd0680191916794b8e2931a64cd0f0.jpg

fac92c2065231c354acff42866d42001.jpg

6130178076f747339f70f71286f1c6f6.jpg

061b97c25c551b25f15fbeceea6dc4b3.jpg

0f5475fdc486c1299676844e5b1d463f.jpg

38b506224242cdc3ef3e89fe5ef0f8d5.jpg

5d968b9687a7d74f86518b8386e66e12.jpg

3fce8d7bf863e07f6dae276191087f68.jpg

0ce06e101193fcd131b7863086d1ea27.jpg

d5f4f384eb8350dde7a51308d92fb384.jpg

22663e3520dff0e20a2d46f79cadbf3a.jpg

f2339cca4eaae13b82bb1ad7ebd83e8a.jpg

Hàng nghìn học viên Pháp Luân Đại Pháp tổ chức cuộc diễu hành hoành tráng để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới ở Manhattan, New York hôm 10 tháng 5 năm 2024. Trên đây là ảnh của nhóm thứ nhất của đoàn diễu hành với chủ đề: Đại Pháp hồng truyền.

Nhóm thứ hai của cuộc diễu hành mang chủ đề “Chấm dứt cuộc bức hại.” Đây là năm thứ 32 Pháp Luân Đại Pháp được truyền ra công chúng. Vào tháng 7 năm 1999, Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã phát động cuộc bức hại Pháp Luân Công và các học viên, mà đến nay vẫn tiếp diễn. Một loạt biểu ngữ khác phơi bày các tội ác của ĐCSTQ, rất nhiều, dưới đây chỉ nêu điểm xuyết một số hình ảnh.

57a8eca6253a4538583810d689c05ea9.jpg

51e9b3fa1e730c9314f42986e325bfde.jpg

c3039d6ad669af38f58801e662bf9ed0.jpg

90e5110dc3daca6456f184bf58af53c8.jpg

Nhóm thứ hai của đoàn diễu hành: Chấm dứt cuộc bức hại

Nhóm thứ ba của đoàn diễu hành mang chủ đề “Thoái ĐCSTQ vì một tương lai an toàn”, kể câu chuyện về 430 triệu người Trung Quốc đã thoái xuất khỏi ĐCSTQ và các tổ chức liên đới của nó, đồng thời phơi bày bản chất của ĐCSTQ.

0d8240cdb799f3aea41bad89fa2902a1.jpg

b5064e1bafadec002e47f692feb58f33.jpg

16be5b676ed139e8b7eaed611de26c61.jpg

a23b452c8c40e113362c1d55235e848e.jpg

69eb206445c8e2bd51c634e35a2699da.jpg

7b6acc1a6409574481d55331b37d4b96.jpg

59941406321038bdf52f558d94a0e375.jpg

Nhóm thứ ba của đoàn diễu hành: Thoái ĐCSTQ vì một tương lai an toàn

Một khán giả tên Ken cho biết: “Cuộc diễu hành rất giàu thông tin và bình hòa.”

“Trung Quốc có lịch sử cổ xưa và đây [cuộc diễu hành] là một món quà cho thế giới”, một khán giả tên Fra nói.

Một khán giả khác, ông Bruce Perel, nói: “Người sáng lập [Pháp Luân Công] là một người vĩ đại, hãy tiếp tục sự nghiệp này. Ngày 13 tháng 5 là một ngày tốt lành và tất cả chúng ta nên chúc mừng. Ở Trung Quốc có những người tốt, và người Trung Quốc sẽ đứng lên chống lại ĐCSTQ. Nó sẽ sớm sụp đổ thôi.”

Các học viên chúc mừng sinh nhật và bày tỏ lòng biết ơn Sư phụ Lý

dc050dfd439a374c489abb612d2ffce0.jpg

Các học viên Pháp Luân Đại Pháp tập trung tại Manhattan ngày 10 tháng 5 để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.

Bà Dịch Trung Nguyên, người tổ chức lễ diễu hành, cũng là người phụ trách Hiệp hội Pháp Luân Đại Pháp New York, cho biết: “Hôm nay là kỷ niệm 32 năm hồng truyền Đại Pháp, chúng tôi tổ chức đại lễ diễu hành trên toàn bộ Đường 42 ở Manhattan để triển hiện sự mỹ hảo cũng như tình hình hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp trên thế giới, đồng thời cũng bày tỏ lòng biết ơn đến Sư phụ và chúc Ngài sinh nhật vui vẻ!”

Người phát ngôn của Pháp Luân Công Trương Nhi Bình cho biết: “Kể từ ngày 13 tháng 5 năm 1992, Đại sư Lý Hồng Chí đưa Pháp Luân Đại Pháp công bố ra công chúng, toàn thế giới đã có hơn 100 quốc gia, nhiều nhóm dân tộc và nền văn hóa khác nhau tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Cuốn sách Chuyển Pháp Luân đã được dịch sang 50 ngôn ngữ.”

Nhiều người tham gia diễu hành đã kể về những thay đổi đáng kinh ngạc đã trải qua từ khi bước vào tu luyện, đồng thời gửi đến Sư phụ Lý, nhà sáng lập Pháp Luân Đại Pháp. Hầu như ai cũng có câu chuyện đáng kinh ngạc, từ trải nghiệm thoát khỏi căn bệnh nan y đến đạo đức thăng hoa nhờ tu luyện Đại Pháp.

Nhiếp ảnh gia Trương Đông Tuệ phục vụ trong Lực lượng Không quân từ khi ở tuổi đôi mươi. Ông vừa được nhận vào học viện quân sự nhưng bác sỹ cho rằng ông không thể đến trường vì lúc đó ông bị viêm cột sống dính khớp, một căn bệnh thường được gọi là bệnh xơ cứng teo cơ một bên (ALS). Nó được coi là bệnh nan y, cuối cùng có thể khiến người ta sống thực vật.

Ông Trương đã ra vào bệnh viện được một năm. “Nếu muốn đi vệ sinh thì tôi cần phải dậy trước 10 phút, 8 phút. Tôi không đi bộ nổi 100 mét. Tôi đột nhiên không nhấc chân lên được và phải bám vào đâu đó để ngồi phịch xuống”, ông nói. Nhưng năm 1997, ông bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp và các triệu chứng của ông đã biến mất sau một tháng. Ông đã có thể hoàn thành xuất sắc việc học ở trường quân sự của mình.

Ông Trần Vĩnh Minh, người đoạt huy chương vàng trong Cuộc thi Kỹ năng Nấu ăn của Đài Truyền hình Tân Đường Nhân lần thứ nhất năm 2008. Trước khi tham gia cuộc thi, ông từng bị chứng đau thắt ngực từng đợt, ông thường xuyên bị đau tức khi nấu ăn. Dù đã đăng ký thi đấu nhưng ông vẫn lo lắng không biết mình có thể về đích hay không. Ngay khi bước vào nơi thi đấu, ông đã cảm nhận được một bầu không khí yên bình chưa từng thấy trước đây, đồng thời ông cũng nhìn thấy một trường năng lượng mờ ảo như sương sớm.

“Tôi không gặp vấn đề gì trong suốt cuộc thi, mà cảm thấy rất thoải mái. Tôi đã tu luyện Pháp Luân Đại Pháp kể từ đó”, ông Trần cho biết. Ông rất hào hứng chia sẻ về những thay đổi tích cực sau khi tu luyện: “Tôi cảm nhận được sự thay đổi của cơ thể từng ngày. Thật khó để diễn tả bằng lời. Không lời nào có thể diễn tả được lòng biết ơn của tôi đối với Sư phụ.”

Pháp Luân Đại Pháp yêu cầu học viên phải làm người tốt theo nguyên tắc Chân-Thiện-Nhẫn. Ông Trần cho biết ông đã trải nghiệm những thay đổi đáng kinh ngạc ở bản thân. Ông cho hay, trước đây, ông hay phải làm việc với lửa và dao trong bếp, khi bận rộn, những tiếng băm băm chặt chặt nghe như đánh nhau, khiến ông dễ mất kiên nhẫn và nổi cáu trong công việc, khi cần nguyên liệu này kia mà người đưa chậm tay thôi là ông liền phát cáu.

Sau khi tu luyện tâm tính theo yêu cầu của Pháp Luân Đại Pháp, ông đã tâm bình khí hòa chỉ bảo người khác cần làm gì, một điều lạ thường đã xảy ra, và công việc của ông còn tốt hơn trước.

“Lúc này, tôi muốn nói với Sư phụ: Con xin chúc Sư phụ luôn luôn mạnh khỏe! Cảm tạ Sư phụ!”

Người Trung Quốc mới nhập cư: Tình hình ở Trung Quốc rất bất bình thường

Ông Bảo đến từ Bắc Kinh, đã biết chân tướng cách đây hơn mười năm nhờ đột phá phong tỏa Internet của ĐCSTQ ở Trung Quốc. Ông đã thoái xuất khỏi Đội Thiếu niên Cộng sản. Sau khi sang Hoa Kỳ, lần nào Pháp Luân Đại Pháp diễu hành, ông cũng xem.

“Tôi nghĩ Pháp Luân Đại Pháp cần phải lớn mạnh như thế này. Ai lại không thích những điều tốt đẹp, phải không? Tình hình ở Trung Quốc rất bất bình thường”, ông nói. “Tôi hy vọng ngày càng có nhiều người tin vào Pháp Luân Đại Pháp và tôi cũng hy vọng cuộc diễu hành này sẽ được tổ chức ở Trung Quốc. Chỉ khi Pháp Luân Đại Pháp quay trở lại Trung Quốc mới có thể phục hưng Trung Hoa.”

Ông Bảo cũng muốn chúc thọ Đại sư Lý: “Đại sư Lý được trường thọ là niềm hạnh phúc của chúng tôi. Tôi hy vọng Sư phụ Lý sẽ đưa chúng tôi trở lại Trung Quốc đại lục!”

Cô Lý Hân Yến sang Hoa Kỳ thông qua con đường di cư vòng vèo, từ lâu đã thể nghiệm được uy lực của chín chữ: “Pháp Luân Đại Pháp hảo, Chân-Thiện-Nhẫn hảo.” Cô đã dựa vào chín chữ này để vượt qua bao khó khăn và đến được Hoa Kỳ. Đây là lần thứ hai cô xem lễ diễu hành của Pháp Luân Đại Pháp.

Khi được biết lần diễu hành này là để chúc mừng sinh nhật của Sư phụ Lý, cô rất xúc động: “Tôi xúc động quá, không biết phải nói thế nào. Tôi xin gửi lời chúc tốt đẹp tới Sư phụ Lý và hy vọng sự cai trị của ĐCSTQ sẽ sớm kết thúc. Tôi hy vọng ngày càng có nhiều người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp. Xin Trời phù hộ cho Trung Hoa… Tôi nghĩ đúng là Pháp Luân Đại Pháp hảo. Chân-Thiện-Nhẫn hảo. Tôi cảm thấy Sư phụ Lý đang bảo hộ cho những người yêu mến và người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp chúng ta.”

Vợ chồng anh Giang Lâm và cô Cốc Thanh (hóa danh) cũng là những người mới nhập cư vào Hoa Kỳ. Họ cho biết họ rất xúc động mỗi khi xem lễ diễu hành của Pháp Luân Đại Pháp.

Họ nói cuộc diễu hành phản ánh sự tự do ở Hoa Kỳ và sự tương phản về môi trường ở Trung Quốc tệ đến mức nào.

Anh Giang Lâm nói: “Cảm tạ Sư phụ Lý đã hồng truyền Pháp Luân Đại Pháp, môn tu luyện này đã mang lại lợi ích cho hàng trăm triệu người và được thực hành ở rất nhiều quốc gia trên thế giới. Chúng tôi cảm ơn Ngài.”

Cô Cốc Thanh cho hay cô đã bắt đầu học Pháp Luân Đại Pháp. “Tôi cũng biết ơn Sư phụ Lý đã cho tôi cơ hội tu luyện. Tôi hy vọng sẽ có nhiều người tu luyện Pháp Luân Đại Pháp trên khắp thế giới.”

Anh Giang Lâm nói: “Môn tu luyện này tốt cho cả tâm lẫn thân, vậy mà lại bị cấm ở Trung Quốc. Tôi nghĩ khi Pháp Luân Đại Pháp trở lại Trung Quốc, đó sẽ là ngày Trung Quốc giành được tự do.”

Cư dân địa phương và du khách: Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn

New York là một thành phố quốc tế. Ngoài người dân địa phương, còn có nhiều du khách từ khắp nước Mỹ và thế giới theo dõi cuộc diễu hành, trong đó, nhiều người mới biết đến Pháp Luân Đại Pháp lần đầu.

Khi ca ngợi cảnh tượng hoành tráng và mỹ lệ của cuộc diễu hành, mọi người thường nói: “Thế giới cần Chân-Thiện-Nhẫn.”

Đây là lần đầu tiên anh Doug Erickson đến từ Bắc Carolina, Hoa Kỳ, chứng kiến cuộc diễu hành của Pháp Luân Đại Pháp. Anh khen ngợi cuộc diễu hành trong khi quay phim và nói: “Tôi thích thông điệp của họ. Đây là những gì chúng ta cần bây giờ. Chúng ta cần phải khoan dung với nhau hơn.”

Hai mẹ con từ California đến New York để dự lễ cưới đã xem lễ diễu hành Pháp Luân Đại Pháp vào buổi sáng. Con gái Cathy Herz nói: “Tôi nghĩ cuộc diễu hành này thật tuyệt vời. Tôi chưa bao giờ thấy một cuộc diễu hành như thế này. Thông điệp mà họ truyền tải rất mạnh mẽ và nó cũng khiến chúng ta nhận ra chính niệm có sức mạnh to lớn đến thế nào, đặc biệt là trong thế giới đang suy tàn ngày nay.”

Anh Leon Singh là một lập trình viên địa phương ở New York, vốn thấm nhuần những lời dạy của đạo Sikh. Sau khi đọc tờ rơi mà một học viên đưa cho anh, anh nói rằng anh thích Pháp Luân Đại Pháp vì “Chân-Thiện-Nhẫn là toàn bộ ý nghĩa của cuộc sống.”

Anh Singh nói: “[Các học viên Pháp Luân Đại Pháp] có cái nhìn rất công chính về mọi việc… Tôi thích triết lý này [Chân-Thiện-Nhẫn]. Nó phù hợp với triết lý của tôi. Đây là tin tốt.”

Anh cho biết anh cảm nhận được năng lượng tích cực từ cuộc diễu hành. “Tôi nghĩ Chân-Thiện-Nhẫn là tất cả. Đây là toàn bộ ý nghĩa của cuộc sống. Nếu bạn có Chân và Thiện, bạn có thể hiểu được người khác. Nhưng ngày nay, những giá trị này đã biến mất, nên thông điệp họ gửi đi hôm nay rất quan trọng.”

Ông Francis Santana sống ở Queens và là cố vấn đầu tư. Ông nói: “Mọi người trong cuộc diễu hành trông đều rất bình hòa, điềm tĩnh, và đều có dáng vẻ trang nghiêm. Cuộc diễu hành rực rỡ sắc màu và cho chúng ta thấy bầu không khí đậm đà văn hóa Trung Hoa. Tôi nghĩ họ đều là những người tốt và tôi đã nghe thấy những lời khen ngợi dành cho họ. Cuộc bức hại thực sự đáng buồn, ai cũng cần có quyền tự do tín ngưỡng và quyền lựa chọn.”

Anh Todd Levin sống gần Công viên Liên Hợp Quốc và xem lễ diễu hành Pháp Luân Đại Pháp hàng năm. Anh nói: “Tôi thấy niềm vui và nhiệt huyết ở họ, và tôi rất vui khi họ [các học viên Pháp Luân Đại Pháp] có tiếng nói và quan điểm riêng của mình. Họ có thể bày tỏ ý kiến ​​của mình ở đây. Tôi đồng tình với Chân-Thiện-Nhẫn và sẵn sàng tuân theo điều này. Tôi nghĩ thật đáng tiếc khi người dân Trung Quốc không thể bày tỏ cảm xúc và quan điểm của mình dưới sự cai trị của Đảng Cộng sản Trung Quốc.”

Doanh nhân người Brazil Edmundo Barbosa đang kinh doanh ethanol. Ông đã xem cuộc diễu hành gần Công viên Liên Hợp Quốc ở New York. Ông cho biết, ông cảm nhận được dòng năng lượng nhẹ nhàng và êm dịu lan tỏa mạnh mẽ. Ông cẩn thận đọc tờ rơi về Pháp Luân Đại Pháp.

Ông nói: “Tôi cảm thấy Pháp Luân Đại Pháp và Chân-Thiện-Nhẫn có thể mang lại sự cứu cánh cho thế giới và nhân loại, đồng thời có thể cải thiện sức khỏe tinh thần của con người… Thế giới này đang hỗn loạn và hủ bại. Tôi tin rằng Pháp Luân Đại Pháp có thể giúp cho thế giới này, cứu thế giới này, và khiến thế giới này trở thành một nơi tốt đẹp hơn.”

Barbosa nói rằng mặc dù mọi người trên thế giới là khác nhau nhưng đều có chung giá trị Chân-Thiện-Nhẫn, là những giá trị phổ quát mà cả thế giới, trong đó có Brazil, đều cần đến.

Cuộc diễu hành diễn ra trong hai giờ đồng hồ và kết thúc tại Đại lộ 11 và Đường 41 gần Lãnh sự quán Trung Quốc ở New York.

Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/11/476772.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/12/217303.html

Đăng ngày 15-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share