Bài viết của phóng viên Minh Huệ tại Anh

[MINH HUỆ 11-05-2024] Ngày 11 tháng 5 năm 2024, tại trung tâm London, các học viên Pháp Luân Đại Pháp đã tổ chức một buổi mít-tinh để kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới lần thứ 25 và kỷ niệm 32 năm Pháp Luân Đại Pháp hồng truyền ra công chúng.

Văn phòng Thủ tướng Rishi Sunak, Nghị sỹ Brendan O’Hara, Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao của Đảng Quốc gia Scotland (SNP), và một số nghị sỹ của Quốc hội Anh đã ban hành thư để thể hiện sự ủng hộ đối với Pháp Luân Đại Pháp (còn gọi là Pháp Luân Công).

Thư từ Văn phòng Thủ tướng Rishi Sunak

Văn phòng Thủ tướng Rishi Sunak viết: “Cảm ơn vì lá thư ngày 24 tháng 4 mời Thủ tướng đến dự lễ kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới thường niên.

“Chính phủ vẫn quan ngại sâu sắc về cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công và các nhóm người khác ở Trung Quốc vì lý do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, và có bằng chứng đáng tin cậy cho thấy các học viên Pháp Luân Công đang bị ngược đãi nghiêm trọng.

“Quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ đức tin hay niềm tin của mình mà không bị phân biệt đối xử hay đàn áp bằng bạo lực là một quyền con người mà tất cả mọi người nên được hưởng. Chính phủ tin rằng những xã hội muốn bảo đảm quyền tự do tôn giáo hay tín ngưỡng sẽ ổn định hơn, thịnh vượng hơn và kiên cường hơn trước chủ nghĩa cực đoan bạo lực.”

56fe85fa8e4f6c7ada2f41e5d1e8a719.jpg

Thủ tướng Rishi Sunak

3983d77e194eab8dd62fa6a33a674ecd.jpg

Thư từ Văn phòng Thủ tướng Rishi Sunak

Thư của Người phát ngôn Bộ Ngoại giao SNP

Nghị sỹ Brendan O’Hara, Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đảng Quốc dân Scotland (SNP), viết trong thư: “Tôi thay mặt Đảng Quốc dân Scotland gửi đến các bạn những lời chúc tốt đẹp nhất và lời đảm bảo rằng chúng tôi sẽ không ngừng ủng hộ.“

“Đã năm năm kể từ khi Tòa án Luận tội Trung Quốc (China Tribunal) do Ngài Geoffrey Nice làm chủ tọa, phát hiện ra rằng các học viên Pháp Luân Công phải chịu những tội ác khủng khiếp nhất, trong đó có hành vi thu hoạch nội tạng khủng khiếp không tả xiết; những tội này có thể cấu thành tội ác chống lại loài người.

“Mặc dù đã có những bằng chứng áp đảo và phán quyết rõ ràng của Tòa án, song các chính phủ và các tổ chức quốc tế khác đơn giản là vẫn chưa có những phản ứng thích đáng.”

“Mãi đến sau khi Liên Hợp Quốc ban hành báo cáo năm 2021 của Báo cáo viên Đặc biệt về Vấn đề về các Nhóm Thiểu số và Quyền Tự do Tôn giáo, Tín ngưỡng, trong đó đưa ra bằng chứng rõ ràng về những hành vi ghê rợn như vậy thì cộng đồng quốc tế mới có hành động dứt khoát chống lại Trung Quốc.”

“Tôi đã nói nhiều lần tại Hạ viện rằng đã là tội bạo hành thì không phân cấp độ, và rằng sự lo ngại sẽ chọc giận những đồng minh hùng mạnh hay sợ làm tổn hại các mối giao thương sẽ không thể và không được phép đẩy chúng ta vào chỗ nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền nghiêm trọng như vậy.”

“Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng là một Nhân quyền cơ bản… và cộng đồng quốc tế có trách nhiệm bảo vệ quyền đó. Nó không có gì khác với bất kỳ Nhân quyền nào khác mà chúng ta đều trân trọng và nếu chúng ta cho phép Quyền Tự do Tôn giáo hay Tín ngưỡng bị chà đạp và bị coi là có thể phá hủy thế nào đó, thì chúng ta đang lao vào con đường rất, rất nguy hiểm.”

“Vào thứ Tư, các nghị sỹ sẽ tranh luận về mối quan hệ của chính phủ Anh với Trung Quốc, và tôi hứa rằng trong cuộc tranh luận đó, tôi sẽ một lần nữa nêu lên cảnh ngộ của các học viên Pháp Luân Công cũng như người Duy Ngô Nhĩ và các nhóm thiểu số khác.”

0bfe098d9a9a4a01e3d260b1274b8464.jpg

Nghị sỹ Brendan O’Hara, Người phát ngôn Đối ngoại của Đảng Quốc dân Scotland (SNP)

Thư của nghị sỹ Ellie Reeves

Nghị sỹ Ellie Reeves viết trong thư: “Tôi vẫn quan ngại sâu sắc về cuộc bức hại người dân vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng ở Trung Quốc, cho dù đó là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Cơ Đốc giáo, Phật giáo, hay các học viên Pháp Luân Công. Quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ đức tin hay tín ngưỡng mà không bị phân biệt đối xử hay đàn áp bằng bạo lực là một quyền con người mà tất cả mọi người nên được hưởng.”

“Tôi cũng biết về những cáo buộc vô cùng đáng lo ngại đã được báo cáo nhiều năm qua về nạn thu hoạch nội tạng người ở Trung Quốc. Tôi cũng biết rằng các nhóm thiểu số và tôn giáo, trong đó có các học viên Pháp Luân Công, có thể là mục tiêu cụ thể.”

“Vào cuối năm 2014, chính quyền Trung Quốc tuyên bố nước này sẽ ngừng hoạt động thu hoạch nội tạng từ các tù nhân bị tử hình. Việc thực thi chính sách này sẽ là một bước quan trọng. Tuy nhiên, tôi biết nhiều báo cáo gần đây đã chỉ ra rằng hoạt động này vẫn tiếp tục, trong đó có phán quyết của Tòa án Luận tội Trung Quốc do Liên minh Quốc tế Chấm dứt Lạm dụng Cấy ghép ở Trung Quốc (ETAC) khởi xướng. Thật vậy, Tòa án Luận tội Trung Quốc đã kết luận rằng nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng đã được thực hiện nhiều năm trên khắp Trung Quốc với quy mô lớn, trong đó các học viên Pháp Luân Công và người Duy Ngô Nhĩ là nạn nhân chính.”

“Tôi cho rằng Chính phủ Anh phải đặt thêm câu hỏi cho các cơ quan có thẩm quyền của Trung Quốc về vấn đề này và đảm bảo rằng họ tiếp tục xem xét bất kỳ bằng chứng mới nào được đưa ra. Tôi cho rằng Chính phủ Anh cũng nên hối thúc Tổ chức Y tế Thế giới đưa ra phản hồi rõ ràng về kết luận của Tòa án Luận tội Trung Quốc và một đánh giá độc lập thích đáng.”

“Tôi sẽ tiếp tục hối thúc Chính phủ Anh gửi một thông điệp rõ ràng rằng chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn và chúng tôi sẽ không dung thứ cho những hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn như vậy.”

5b97c6db74690014fec25de1c8202981.jpg

Nghị sỹ Ellie Reeves

Thư của Nghị sỹ Rt Hon Mark Pritchard

Nghị sỹ Rt Hon Mark Pritchard viết trong thư: “Quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ đức tin hay tín ngưỡng của mình mà không bị phân biệt đối xử hay đàn áp bằng bạo lực là một quyền con người mà tất cả mọi người nên được hưởng.”

“Vương quốc Anh vẫn quan ngại sâu sắc về cuộc bức hại đang diễn ra đối với các học viên Pháp Luân Công và các nhóm khác ở Trung Quốc. Những lời chứng về những gì họ phải trải qua thật vô cùng đau lòng và cách đối xử của Trung Quốc là một trong nhiều lý do khiến nước này nằm trong 32 quốc gia cần ưu tiên trong vấn đề nhân quyền đối với Vương quốc Anh.”

“Chính phủ Anh thường xuyên nêu lên quan ngại về nhân quyền, gồm cả cách đối xử với các tôn giáo và dân tộc thiểu số, với chính quyền Trung Quốc một cách trực tiếp và tại OSCE, Hội đồng Châu Âu, và Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc.

“Hơn nữa, Bộ trưởng Ngoại giao đã bày tỏ mối quan ngại về vi phạm nhân quyền ở Trung Quốc trong cuộc gọi giới thiệu với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc vào ngày 5 tháng 12 năm 2023.”

7fb8f09d7b48fef4efc2659e96ca1274.jpg

Nghị sỹ Quốc hội Rt Hon Mark Pritchard

Thư của nghị sỹ Ian Levy

Nghị sỹ Ian Levy viết trong thư: “Quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ đức tin hay tín ngưỡng của mình mà không bị phân biệt đối xử hay đàn áp bằng bạo lực là một quyền con người mà tất cả mọi người nên được hưởng. Bởi vậy, các đồng nghiệp cấp bộ của tôi và tôi cam kết bảo vệ quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng cho tất cả mọi người, đồng thời thúc đẩy sự tôn trọng giữa các cộng đồng tôn giáo và phi tôn giáo khác nhau.”

“Vương quốc Anh vẫn quan ngại sâu sắc về cuộc bức hại đang diễn ra đối với các học viên Pháp Luân Công và các nhóm khác ở Trung Quốc. Những lời chứng về những gì họ phải trải qua thật vô cùng đau lòng và cách đối xử của Trung Quốc là một trong nhiều lý do khiến nước này nằm trong 32 quốc gia cần ưu tiên trong vấn đề nhân quyền đối với Vương quốc Anh.”

“Để phù hợp với vị thế ưu tiên của mình, Chính phủ Anh thường xuyên nêu lên quan ngại về nhân quyền, gồm cả cách đối xử với các tôn giáo và dân tộc thiểu số, với chính quyền Trung Quốc một cách trực tiếp và tại OSCE, Hội đồng Châu Âu, và Liên minh Tự do Tôn giáo và Tín ngưỡng Quốc tế. Điều này đã được đưa ra trong một tuyên bố tại Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc, sau đó là trong bài phát biểu của đích thân Ngoại trưởng bấy giờ trước Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc vào tháng 6 năm 2023. Hơn nữa, Bộ trưởng phụ trách khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương đã nêu lên các vấn đề quan ngại, gồm cả nhân quyền ở các khu vực khác nhau của Trung Quốc, trong chuyến thăm đất nước này vào tháng 4 năm 2024.”

Thư của nghị sỹ Feryal Clark

Nghị sỹ Feryal Clark viết trong thư: “Tôi vẫn quan ngại sâu sắc về cuộc bức hại người dân vì lý do tôn giáo, tín ngưỡng ở Trung Quốc, cho dù đó là người Hồi giáo Duy Ngô Nhĩ ở Tân Cương, Cơ Đốc giáo, Phật giáo, hay các học viên Pháp Luân Công. Quyền tự do thực hành, thay đổi hoặc chia sẻ đức tin hay tín ngưỡng mà không bị phân biệt đối xử hay đàn áp bằng bạo lực là một quyền con người mà tất cả mọi người nên được hưởng.”

“Tôi sẽ tiếp tục hối thúc Chính phủ Anh gửi một thông điệp rõ ràng rằng chúng tôi sẽ không khoanh tay đứng nhìn và chúng tôi sẽ không dung thứ cho những hành vi vi phạm nhân quyền trắng trợn như vậy.”

2e444e4ff26b9d10b698944bdb68bd08.jpg

Nghị sỹ Feryal Clark

Nam tước Whitaker viết: “Tôi chúc cho sự kiện và mục tiêu hướng đến của sự kiện sẽ thành công tốt đẹp.”

1ca41ef5fe47389428b05d268323428d.jpg

Nam tước Whitaker

Nhà hoạt động nhân quyền: Tôi đồng hành cùng các bạn trong tinh thần

“Tôi đã có vinh dự được tham gia cùng các bạn vào năm ngoái và rất hân hạnh được tham gia cùng các bạn lần nữa vào ngày hôm nay. Tuy nhiên, mặc dù lần này tôi không thể đích thân đến, nhưng tinh thần của tôi vẫn ở bên các bạn”, ông Benedict Rogers, người đồng sáng lập kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ, cho biết.

c6d3e62513aa704639662f3424b60e2e.jpg

Ông Benedict Rogers, người đồng sáng lập kiêm Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân quyền của Đảng Bảo thủ

Ông viết trong thư: “25 năm trước, ngày 13 tháng 5 được chọn là Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới để đáp lại cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công ở Trung Quốc bắt đầu vào năm 1999 – bảy năm sau khi môn tập Pháp Luân Công được Đại sư sáng lập Lý Hồng Chí truyền xuất ra công chúng vào ngày 13 tháng 5 năm 1992. Với tư cách là một người bạn của các học viên Pháp Luân Công, tôi rất vinh dự được sát cánh cùng các bạn và hòa vào tinh thần kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới của các bạn.”

“Cuộc bức hại các học viên Pháp Luân Công trong 25 năm qua của chính quyền Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), cả ở trong và bên ngoài Trung Quốc, đã gây sốc, phẫn nộ, và hoàn toàn không thể chấp nhận được.

“Các học viên Pháp Luân Công đã bị bắt giữ, tra tấn, đánh đập, cầm tù và sát hại. Nhiều người đã bị đưa vào các trại lao động như Mã Tam Gia, ở đó, họ bị ngược đãi, tra tấn, và cưỡng bức lao động trong những điều kiện khắc nghiệt.”

“Đương nhiên, như Tòa án Luận tội Trung Quốc do Ngài Geoffrey Nice, KC làm chủ tọa, đã kết luận cách đây 5 năm vào năm 2019, các học viên Pháp Luân Công đã trở thành mục tiêu bị cưỡng bức mổ lấy nội tạng người, một tội ác man rợ được gọi là ‘nạn cưỡng bức thu hoạch nội tạng’.”

“Tòa án Luận tội Trung Quốc nhận thấy hành vi tàn bạo này đã và đang diễn ra trên quy mô lớn, và cấu thành tội ác chống lại loài người. Như Ngài Geoffrey Nice nói khi công bố phán quyết của tòa án, bất kỳ ai làm việc với nhà nước Trung Quốc đều nên nhận thức như vậy và hiểu rằng họ đang ‘tiếp xúc với một nhà nước tội phạm’. Cuộc bức hại này thật đau lòng, đặc biệt khi tôi biết các học viên Pháp Luân Công hết sức ôn hòa theo đúng đức tin của mình.”

“Qua nhiều năm, tôi đã biết nhiều học viên, và thấy tất cả họ đều là những người hiếu khách, rộng lượng, tốt bụng, thông minh, ôn hòa và tốt bụng. Họ sống đẹp theo giá trị “Chân”, “Thiện” và “Dung nhẫn” hay “Nhẫn nhịn” và có phẩm giá cao thượng.”

“Khi chúng ta kỷ niệm Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới, chúng ta hãy cùng tôn vinh giá trị Chân, Thiện, Nhẫn. Đây không chỉ là giá trị của Pháp Luân Công, mà là những giá trị phổ quát, những giá trị nhân văn mà mọi người thuộc mọi tôn giáo và tín ngưỡng đều có thể và nên áp dụng và tuân theo.”

“Tôi đã cống hiến cả cuộc đời mình từ khi trưởng thành để làm việc, thúc đẩy và bảo vệ quyền cơ bản của con người là quyền tự do tôn giáo, tín ngưỡng, như được nêu trong Điều 18 của Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền. Đó là quyền cơ bản của con người ở mọi nơi, không có ngoại lệ. Ai cũng có quyền lựa chọn, thực hành, chia sẻ, hay thay đổi tín ngưỡng của mình. Và vì vậy tôi sẽ luôn bảo vệ quyền tu luyện Pháp Luân Đại Pháp của các học viên Pháp Luân Công, và tôn vinh Ngày Pháp Luân Đại Pháp Thế giới.”

“Chúng ta hãy tiếp tục lên tiếng cho toàn thể người dân ở Trung Quốc – các học viên Pháp Luân Công, các tín đồ Cơ Đốc giáo, Phật tử Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, và những người Hồi giáo, Đạo giáo khác – cũng như quyền được thực hành tôn giáo, tín ngưỡng của họ. Chúng ta hãy tiếp tục sống theo giá trị Chân, Thiện, Nhẫn.”

Bản quyền © 2024 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/11/476647.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/12/217246.html

Đăng ngày 14-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share