Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở Toronto, Canada
[MINH HUỆ 06-05-2024] Ngày 13 tháng 5 năm 2024 là ngày sinh nhật của Ông Lý Hồng Chí, Nhà sáng lập Pháp Luân Công. Các học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi ở Toronto, Canada đã tề tựu để chúc mừng sinh nhật Sư phụ và cảm ơn Ngài vì những Pháp lý mà Ngài truyền giảng đã giúp có kim chỉ nam đạo đức để đối mặt với những thời điểm khó khăn.
Khi những người trẻ đang ở tuổi đẹp nhất cuộc đời, họ lại thường có cảm giác như đang trải qua một giai đoạn chật vật trong cuộc sống. Sự xung đột lợi ích giữa người với người có thể biểu hiện dưới dạng những vấn đề nan giải. Ba học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi ở Toronto đã chia sẻ câu chuyện của họ về việc vượt qua khó khăn bằng cách từ bỏ chấp trước khi đối mặt với khảo nghiệm về danh và lợi ích cá nhân.
Học viên Pháp Luân Công trẻ tuổi ở Toronto chúc Sư phụ Lý sinh nhật vui vẻ!
Lùi một bước không tranh giành, nhận được phúc báo lớn hơn
Cô Lý (Li Xibei) cảm ơn Sư phụ vì những lời dạy của Ngài đã giúp cô đối mặt với những khó khăn và xích mích với các đồng nghiệp của mình
Cô Lý năm nay 35 tuổi. Cô đã hoàn thành chương trình học Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) tại Đại học York và hiện đang làm quản lý cấp cao tại một công ty nhà nước ở Canada.
Cô Lý bắt đầu tu luyện từ năm 7 tuổi. Cô chia sẻ: “Mẹ tôi mắc nhiều bệnh tật và để chữa bệnh cho mẹ tôi, bà ngoại tôi đã học đủ loại khí công. Sau đó, bà đã tìm được Pháp Luân Đại Pháp và bảo mẹ tôi cùng học luyện. Sau khi tu luyện, mọi bệnh tật của mẹ tôi đều khỏi và sau đó tôi cũng tu luyện cùng với mẹ. Vào mỗi cuối tuần, tôi cùng gia đình đi đến công viên, ở đó có rất nhiều người cùng đang luyện công. Thỉnh thoảng người qua đường thấy có nhiều người đang luyện nên cũng theo học”.
Cô Lý bắt đầu làm việc tại công ty nhà nước cách đây 4 năm. Cô từng xảy ra mâu thuẫn với người quản lý phụ trách đào tạo cô. Cô Lý kể lại: “Ban đầu, người quản lý này có ấn tượng tốt với tôi. Tuy nhiên, khi thấy mỗi năm tôi lại được thăng cấp bậc và đã ở vị trí ngang hàng với cô ấy thì cô ấy lại oán giận tôi”.
Cô Lý và người quản lý đó đều là quản lý cấp cao nên công việc và các thành viên trong nhóm lẽ ra phải được chia đều. Nhưng mỗi khi được giao việc, vị đồng nghiệp cấp cao kia lại tranh giành với cô Lý và cướp đi toàn bộ thành viên trong nhóm, chỉ để lại bảy người vốn được chỉ định làm cấp dưới của cô Lý, trong khi nhóm của người đồng nghiệp cấp cao kia có tới gần 20 thành viên. Trong các cuộc họp, người đồng nghiệp đó luôn dùng giọng điệu chì chiết để chỉ trích cô Lý rằng những điều cô Lý làm là không đúng và cô Lý nên làm phải làm cái này, làm cái kia. Thỉnh thoảng người đồng nghiệp đó còn nói xấu sau lưng cô Lý.
Cô Lý cảm thấy khó xử, vì nếu cô không đáp trả thì những gì người đồng nghiệp kia làm thể ảnh hưởng trực tiếp đến công việc của cả nhóm do cô phụ trách, nhưng cô lại không muốn đối đầu với người đồng nghiệp này. Cuối cùng, cô chọn cách lùi một bước và giải quyết xung đột. Cô Lý nói: “Trong những thời điểm khó khăn nhất tôi đã nhớ đến lời dạy của Sư phụ, vậy nên tôi để thuận theo tự nhiên, không tranh không đoạt, mà giao cho cô ấy toàn bộ nhân sự và để cô ấy phụ trách toàn bộ công việc đó”.
Vì người đồng nghiệp kia phụ trách toàn bộ công việc đó nên cô Lý có thời gian để suy nghĩ cho những dự án mới. Vài tháng sau, cô bắt tay vào triển khai một dự án mới. Cấp trên đã phân công các thành viên trong nhóm của người đồng nghiệp đó sang nhóm của cô Lý và yêu cầu cô Lý phụ trách một nhóm gồm 20 thành viên.
Cô Lý nói: “Lần này, khối lượng công việc của tôi rất lớn và mâu thuẫn cũng lại gay gắt. Khi sự chú ý đổ dồn vào tôi, người đồng nghiệp đó của tôi lại gây sự với tôi, nhưng tôi cảm thấy như thể mình không phải là một trong số họ. Khi cô ấy làm những điều vô lý, tôi chỉ nghĩ cô ấy thật khổ thật mệt. Tôi không cần phải tranh danh đoạt lợi với cô ấy làm chi, tôi chỉ cần xem nhẹ là được.“
Sau khi cô Lý học cách giữ cho tâm thái bình hòa lúc giao tiếp với đồng nghiệp, môi trường làm việc của cô dần thay đổi. Trạng thái bình tĩnh của cô Lý đã tác động tích cực tới người đồng nghiệp kia và dần dần cô ấy đã bình tĩnh lại. Hiện tại, hai người đã có thể giao tiếp và phối hợp làm việc cùng nhau.
Cuối cùng, cô Lý muốn nói với Sư phụ: “Cảm tạ Sư phụ đã cho con biết rằng mọi thứ trong cuộc sống đều có an bài. Con đã hiểu ra khó khăn không phải là điều xấu mà cần tùy kỳ tự nhiên. Khi đối mặt với khó khăn, Sư phụ cũng đã dạy hãy lùi một bước. Tuy có khổ có mệt, nhưng một khi làm được rồi thì công tác trở nên suôn sẻ hơn”.
“Chủ nhà không trả lại tiền cọc của tôi và tôi đã xem nhẹ nó”
Anh Vương Tường (Wang Xiang) cảm tạ Sư phụ Lý đã giúp anh ấy thay đổi từ một người chạy theo lợi ích thành một người không bị ảnh hưởng bởi tiền bạc và ham muốn vật chất.
Anh Vương Tường (Wang Xiang) 32 tuổi và là một nhà báo. Anh đã đọc rất nhiều sách về khí công, Nho giáo, Đạo giáo và Phật giáo. Khi anh còn là sinh viên đại học ở Đài Loan, một vị giáo sư đã giới thiệu Pháp Luân Công cho anh và nói về việc Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) đã dùng những lời dối trá để bôi nhọ Pháp Luân Công như thế nào.
Sau khi đọc xong một lượt cuốn sách Chuyển Pháp Luân, anh Vương cảm thấy Pháp Luân Công là chính phái và dạy người ta hướng thiện, nhưng vẫn chưa quyết định tu luyện. Khi đến nước Anh, anh Vương tình cờ nhìn thấy cuốn sách Chuyển Pháp Luân ở trong một thư viện địa phương. Anh lấy cuốn sách và đọc lại một lần nữa, nhưng vẫn là chưa tu luyện. Sau này, khi đọc qua nhiều loại sách hơn nữa, anh nhận ra rằng so với những cuốn sách khác thì chỉ có Pháp Luân Công là chân lý mà anh vẫn luôn tìm kiếm. Sau đó anh bắt đầu bước vào tu luyện.
Trước khi tu luyện, anh Vương là người chạy theo lợi ích. Nhưng sau khi tu luyện, anh dần xem nhẹ tiền bạc. Khi vừa mới tốt nghiệp, lương của anh Vương không cao và sinh hoạt eo hẹp. Anh phải dọn ra khỏi căn nhà thuê sớm trước hạn vì lý do cá nhân. Chủ nhà đồng ý sẽ trả lại tiền đặt cọc ngay khi tìm được người thuê mới. Anh Vương nói: “Ông ấy đã tìm được những người thuê nhà mới và họ đã ký hợp đồng, nhưng lại kiếm cớ để không trả lại tiền cọc cho tôi và sau đó ông ấy còn không trả lời điện thoại hay nhắn tin của tôi. Lúc đầu, tôi thấy rất bất bình vì số khoản cọc nhà đó đối với tôi mà nói là một số tiền rất lớn”.
Tuy nhiên, anh Vương nhớ tới lời dạy của Sư phụ, rằng là một người tu luyện thì nên xem nhẹ danh lợi. Anh nói: “Nếu tôi không tu luyện và bị thua thiệt về tiền bạc, tôi chắc chắn sẽ canh cánh trong lòng và cứ nghĩ về nó mãi cho đến khi suy sụp tinh thần. Tuy nhiên, Sư phụ dạy tôi khi gặp vấn đề không nên nhìn ra bên ngoài hay nhìn vào chỗ thiếu sót của người khác, mà hãy hướng nội tìm ra chỗ thiếu sót của chính bản thân mình. Tôi nghĩ có lẽ là chủ nhà cần khoản tiền này và có lẽ vì tôi chuyển đi gấp quá khiến bà ấy khó chịu, nên tôi đã xin lỗi bà ấy”.
Anh Vương cho biết dù không thể lấy lại được số tiền cọc nhưng anh ấy vẫn giữ tâm thái lạc quan của người tu luyện và có thể bình tĩnh và nhẹ nhàng giải quyết việc mất tiền này.
Nhân ngày sinh nhật Sư phụ, anh Vương chúc mừng sinh nhật Sư phụ. Anh nói: “Tu luyện đã dạy tôi nhìn tiền bạc và lợi ích cá nhân bằng cái tâm bình thường. Với con đường tu luyện trước mặt, dù có cho tôi hàng trăm triệu đô la và của cải của toàn thế giới thì cũng sẽ không thể làm lung lay quyết tâm tu luyện và tâm hướng thiện của tôi”.
Làm việc cần mẫn chịu khó chịu khổ, gặt hái thành công
Cô Tương Linh (Jiang Ling) biết ơn Sư phụ đã dạy cô không nhìn được mất từ góc độ danh lợi mà hãy dùng những tiêu chuẩn đạo đức để đo lường đúng sai.
Cô Tương Linh (Jiang Ling), 30 tuổi, làm chuyên viên phân tích tại Tập đoàn Tài chính Quốc tế (IFC), cung cấp dịch vụ đánh giá năng lực cho các công ty huy động vốn trên thị trường vốn.
Khi cô Tương còn nhỏ, mẹ cô bệnh tật và thường xuyên lời qua tiếng lại với bố. Trong môi trường sống chán nản như vậy, thành tích học tập của cô Tương chỉ ở dưới mức trung bình. Khi cô 12 tuổi, mẹ cô bắt đầu tu luyện Pháp Luân Đại Pháp theo lời giới thiệu của một đồng nghiệp. Cô Tương kể lại: “Mẹ tôi hành xử theo Chân-Thiện-Nhẫn và tính cách của bà trở nên điềm đạm, hòa nhã. Bà không chỉ trở thành một người vợ, người mẹ tốt mà còn phục hồi được sức khỏe của mình”.
Sau khi chứng kiến những thay đổi của mẹ, cô Tương và cha cũng bắt đầu tu luyện. Khi không khí gia đình trở nên hòa thuận và ấm áp, kết quả học tập của cô Tương cũng ngày càng tốt hơn. Cô không chỉ được nhận vào một trường đại học danh tiếng ở Trung Quốc mà còn trở thành nghiên cứu sinh của một trường đại học hàng đầu. Sau khi học xong, cô làm việc cho một công ty quốc tế quy mô lớn.
Cường độ làm việc của cô ở Tập đoàn Tài chính Quốc tế rất căng thẳng, yêu cầu khắt khe cả về chi tiết lẫn chất lượng. Nó có thể là một công việc áp lực cao. Mặc dù đôi lúc cảm thấy mệt mỏi, nhưng cô Tương luôn là người cuối cùng rời khỏi văn phòng. Sau đó, cấp trên của cô giao thêm cho cô một số phần việc bổ sung, khiến cô cảm thấy choáng váng và áp lực. Một đồng nghiệp đã khuyên cô không nên làm việc quá sức và có thể làm việc qua loa chiếu lệ.
Trong lúc đang hoang mang không biết làm thế nào, cô Tương tình cờ đọc được một phần của cuốn sách Chuyển Pháp Luân nói về đề cao tâm tính. Cô nói: “Tôi nghĩ là một nhân viên, tôi vẫn là cần phải làm việc chăm chỉ và làm tròn nghĩa vụ của mình. Để cung cấp cho khách hàng kết quả đánh giá tài chính chính xác, cô Tương đã làm việc miệt mài không ngại khó ngại khổ, luôn kiểm tra thông tin cho đến tận nửa đêm. Cô Tương nhanh chóng được đề bạt và thăng chức.
Trong công việc, sai sót là điều khó tránh khỏi. Nếu không phải là người tu luyện, cô Tương sẽ tìm cớ để bảo vệ thể diện và hình ảnh của mình. Nhưng là một người tu luyện, cô lựa chọn chủ động thừa nhận sai sót của mình. Có lần, khi gửi báo cáo do hệ thống tạo ra, cô Tương quên xóa một đoạn văn bản. Khi giám đốc bộ phận yêu cầu chịu trách nhiệm, cô Tương có thể dễ dàng nói rằng đó là vấn đề do hệ thống, nhưng cô lại chủ động nhận rằng đó là lỗi của mình.
Cô Tương nói: “Đôi khi đồng nghiệp mắc sai lầm nhưng họ lại đổ trách nhiệm cho tôi. Thay vì phàn nàn, tôi chỉ tự mình sửa chữa lỗi sai của họ. Người quản lý công ty từng khuyên tôi: ‘Bạn phải học cách thoái thác trách nhiệm’, nhưng tôi chỉ mỉm cười. Tôi nghĩ rằng chúng ta nên làm mọi việc theo Chân-Thiện-Nhẫn và không nên ‘trốn tránh trách nhiệm’ khi có chuyện xảy ra”.
Cô nói tiếp: “Pháp Luân Đại Pháp dạy tôi không nhìn được mất từ góc độ danh lợi mà hãy dùng những tiêu chuẩn đạo đức để đo lường đúng sai”.
Cô Tương muốn bày tỏ những lời chúc tốt đẹp nhất và lòng cảm ơn tới Sư phụ: “Chúc mừng sinh nhật Sư phụ! Cảm ơn Sư phụ đã cho con biết và hiểu chân lý, từ đó con đã biết cách phân biệt cái gì là tốt và cái gì là xấu.”
Bản quyền © 2025 Minghui.org. Mọi quyền được bảo lưu.
Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2024/5/6/476239.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2024/5/10/216980.html
Đăng ngày 13-05-2024; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.