Bài viết của phóng viên Minh Huệ ở tỉnh Phúc Kiến, Trung Quốc

[MINH HUỆ 11-03-2023] Tháng 2 năm 2023, ba người phụ nữ ở thành phố Phúc Châu, tỉnh Phúc Kiến đã bị chính quyền xét xử chỉ vì đức tin của họ vào Pháp Luân Công. Bà Trần Tuyết và luật sư của bà Hoàng Bích Tiên đã biện hộ vô tội cho họ. Chồng của bà Ông Mỹ Thoa đã thuê luật sư đại diện cho bà nhưng lại dặn dò luật sư “nhận tội” thay cho bà, mặc dù bản thân bà đã yêu cầu luật sư biện hộ bà “vô tội”.

Lời bào chữa của các luật sư cho bà Trần và bà Hoàng đã giúp người nhà của các học viên hiểu rằng tu luyện Pháp Luân Công không vi phạm pháp luật và chính quyền đã lạm dụng pháp luật để bức hại những người thân của họ.

Pháp Luân Công, còn được gọi là Pháp Luân Đại Pháp, là một pháp môn tu luyện đã bị chính quyền cộng sản Trung Quốc bức hại từ năm 1999.

Bắt giữ và buộc tội oan sai

Tối ngày 18 tháng 6 năm 2022, bà Trần (một giáo viên của Học viện Kỹ thuật Thông tin Phúc Kiến), bà Hoàng, em gái của bà Hoàng và bà Ông (em họ của họ). Em gái của bà Hoàng đã được thả vào buổi tối hôm đó sau khi bị cảnh sát thẩm vấn, ba học viên còn lại bị giam trong Trại tạm giam Mân Thanh. Việc bắt giữ họ đã được phê chuẩn vào đầu tháng 7 năm 2022.

Khổ nạn gần đây của bà Hoàng và bà Ông (đều ngoài 50 tuổi) bắt nguồn từ vụ bắt giữ trước đó của họ xảy ra vào ngày 21 tháng 11 năm 2019, sau khi bị báo cảnh sát vì nói với mọi người về Pháp Luân Công ở gần một trung tâm cộng đồng. Trước khi bà Ông được thả 5 ngày sau đó, các nhân viên của Ủy ban Chính trị và Pháp luật (UBCTPL) ép bà ký tên vào một tờ giấy trắng, đe dọa sẽ giam giữ bà trong 10 ngày nếu bà không tuân thủ.

Bà Hoàng bị giam giữ hành chính 15 ngày, nhưng cảnh sát không đưa ra bất kỳ thông báo giam giữ chính thức nào. Khi hết thời hạn tạm giam vào ngày 6 tháng 12 năm 2019, cảnh sát đã đưa bà đến một cơ sở giam giữ bí mật nằm trong trung tâm dưỡng lão mà không hề thông báo cho gia đình bà. Họ phân công hai người giám sát bà suốt ngày đêm. Cảnh sát ra lệnh cho bà ký tuyên bố từ bỏ Pháp Luân Công và giẫm lên ảnh của Nhà sáng lập Pháp Luân Công. Họ cũng đe dọa sẽ kết án bà 3 năm tù nếu bà không từ bỏ Pháp Luân Công.

Mười ngày sau, khi gia đình bà Hoàng đến trung tâm dưỡng lão để đón bà, ban đầu UBCTPL từ chối thả bà nhưng sau đó đã nhượng bộ vì sự kiên quyết từ phía gia đình bà.

Ngày 18 tháng 6 năm 2022, cảnh sát viện cớ rằng cần hoàn tất “xử lý” bà Hoàng và bà Ông, nên lại bắt giữ họ một lần nữa.

Bà Trần đã bị nhắm mục tiêu vì cảnh sát cáo buộc rằng bà đã bị tố cáo vì phân phát Cửu Bình trong một khu chung cư vào tháng 10 năm 2021. Người đàn ông đó đã trình báo bà nói rằng sau khi anh ta tìm thấy cuốn sách đó bên ngoài cửa nhà mình, anh ta đã đi xung quanh tòa nhà chung cư của mình và thu thập được thêm 17 cuốn sách đó nữa. Anh ta nói rằng đã nhìn thấy bà Trần ở trong một đoạn video do camera giám sát của một cư dân khác ghi lại và sau đó đã báo bà ấy với cảnh sát.

Cảnh sát đã gộp cả ba vụ án của các học viên thành một để chuyển sang Viện Kiểm sát Quận Mã Vĩ vào tháng 10 năm 2022. Công tố viên Trịnh Điền Sâm đã truy tố họ và chuyển vụ án tới Tòa án Quận Mã Vĩ. Thẩm phán Lý Nam là người phụ trách vụ án.

Phiên tòa đầu tiên

Ban đầu tòa án dự kiến mở phiên xét xử vào ngày 30 tháng 1 năm 2023, nhưng luật sư của bà Hoàng đã phản đối, chỉ ra rằng thẩm phán đã đưa ra bản cáo trạng của bà một ngày trước ngày ra tòa, trong khi theo luật thì bản cáo trạng phải được đưa ra trước đó 10 ngày. Thẩm phán đã đồng ý hủy phiên xét xử và lùi lại đến ngày 17 tháng 2.

Trong phiên tòa, bà Trần đã khẳng định rằng bản thân chưa bao giờ đến khu chung cư đó theo như cáo buộc của cảnh sát và rằng vào tháng 10 năm 2021, cha bà phải nhập viện để điều trị ung thư và bà đã dành phần lớn thời gian để chăm sóc cho cha.

Luật sư của bà đã biện hộ vô tội cho bà và chỉ ra rằng cảnh sát đã không cung cấp mốc thời gian trên video giám sát hoặc video ghi lại việc bà Trần đã vào khu phức hợp đó theo như cáo buộc; đồng thời không có bằng chứng chắc chắn nào chỉ ra rằng chính bà là người đã phân phát các cuốn Cửu Bình. Quan trọng hơn là, người trình báo bà không xuất hiện trước tòa để đối chất, điều này càng khiến độ tín nhiệm của anh ta bị lung lay. Công tố viên không có câu trả lời.

Bà Trần nói thêm rằng bà bắt đầu tu luyện Pháp Luân Công vào năm 1996 khi bà đang tuyệt vọng và không có phương hướng bề cuộc sống. Bà biết ơn Pháp Luân Công đã cho bà thấy ý nghĩa và mục đích thực sự của sinh mệnh và dẫn dắt bà bước đi trên con đường tâm linh.

Bà Hoàng và bà Ông cũng nói về những lợi ích mà họ được hưởng từ việc tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Hoàng kể rằng bà đã từng gặp nhiều vấn đề về sức khỏe. Bà bị gù lưng nặng và nó khiến bà trông như đã ngoài 50 khi tuổi thực mới chỉ ngoài 30. Một người hàng xóm đã nói với bà ấy về Pháp Luân Công và bà đã nhanh chóng hồi phục nhờ luyện các bài công pháp. Khi có mâu thuẫn, bà ấy tự nhắc nhở bản thân về lời dạy của Pháp Luân Công là không đánh trả khi bị lợi dụng và cũng xem xét mọi việc từ quan điểm của người khác. Ở nhà, bà là một người vợ và người mẹ tốt. Bà không biết tại sao mình lại có thể bị chính quyền coi là tội phạm chỉ vì tu luyện Pháp Luân Công.

Bà Ông cũng nói rằng mình từng bị trầm cảm nặng. Bà đã nhiều lần cố gắng tự tử và cần uống thuốc để chìm vào giấc ngủ. Sau khi học luyện Pháp Luân Công, bà ấy không còn bị khó ngủ và chứng trầm cảm của bà cũng biến mất. Bà đảm nhận được nhiều công việc nhà và trông trẻ trung hơn trước.

Sau nhiều tháng bị ngược đãi trong khi bị giam giữ sau vụ bắt giữ gần đây nhất, sức khỏe của bà Ông giảm sút và một số bệnh của bà tái phát. Trong phiên tòa, sắc mặt bà nhợt nhạt và hai chân run rẩy.

Ngoài những lời bào chữa của chính các học viên, luật sư của bà Trần và bà Hoàng đã thay họ bào chữa vô tội.

Các luật sư nói rằng cảnh sát đã không chứng minh được tài liệu vụ án của họ và trong cuộc đột kích họ mới điền thông tin và lệnh lục soát. Trong khi thực tế cảnh sát Lâm Thành Quyền làm việc cho Đội An ninh Nội địa Quận Cổ Lâu, nhưng anh ta lại tuyên bố rằng mình là người của Đồn Công an Hồng Sơn, dường như anh ta muốn che giấu danh tính của mình để sau này tránh phải chịu trách nhiệm vì đã tham gia vào cuộc bức hại.

Các luật sư nói thêm rằng không có luật nào ở Trung Quốc xem Pháp Luân Công là phi pháp hoặc coi đây là một tà giáo. Trên thực tế, vào năm 2011, Tổng cục Báo chí và Xuất bản Trung Quốc đã dỡ bỏ lệnh cấm sách Pháp Luân Công. Các học viên không vi phạm bất kỳ luật nào khi sở hữu hoặc phân phát các tài liệu Pháp Luân Công. Việc họ phân phát những tài liệu đó hoặc nói với mọi người về Pháp Luân Công không gây ra bất kỳ tổn hại nào cho xã hội hay cho bất kỳ cá nhân nào, huống hồ là có thể làm suy yếu việc thực thi pháp luật.

Các luật sư bào chữa đã làm sáng tỏ sự hiểu lầm mà chồng bà Ông có về Pháp Luân Công. Vì sự hiểu lầm đó, ông ấy đã đặc biệt nói với luật sư mà anh ấy đã thuê để nhận tội cho bà Ông. Sau phiên xét xử, ông ấy nói mình nhận ra rằng Pháp Luân Công đã bị chính quyền đối xử bất công.

Phiên tòa thứ hai

Phiên xét xử thứ hai diễn ra vào ngày 23 tháng 2. Các luật sư của bà Hoàng và bà Trần nhắc lại rằng cảnh sát đã vi phạm pháp luật trong khi xử lý các vụ án của họ, bao gồm việc không ghi thời gian, các đoạn video, cũng như không xuất trình lệnh khám xét khi lục soát nhà của các học viên. Cảnh sát cũng bịa đặt địa điểm bắt giữ các học viên, tuyên bố rằng họ bị bắt ở nơi công cộng trong khi họ thực sự là bị bắt tại nhà.

Cảnh sát đã cố gắng buộc tội bà Trần tội “tổ chức, lợi dụng một tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật”, nhưng không đưa ra bằng chứng để chứng minh cho cáo buộc đó. Sau đó, họ đã thay đổi cáo buộc thành “lợi dụng một tổ chức tà giáo để phá hoại việc thực thi pháp luật“.

Các luật sư chỉ ra rằng các học viên đã xuất phát từ ý nguyện của bản thân mà nâng cao nhận thức về cuộc bức hại chứ không thông qua bất kỳ tổ chức nào. Hơn nữa, trường hợp của bà Ông và bà Hoàng không liên quan gì đến trường hợp của bà Trần, nhưng cảnh sát lại cố ý kết hợp các vụ việc của họ lại để tuyên bố rằng hành động của họ là có tổ chức.

Các luật sư nhấn mạnh một lần nữa rằng không có luật nào ở Trung Quốc từng xem Pháp Luân Công hoặc xác định pháp môn này là một tà giáo, cũng như thực tế là Tổng cục Báo chí và Xuất bản quốc gia đã dỡ bỏ lệnh cấm sách Pháp Luân Công vào năm 2011.

Không thể phản bác lại các luật sư, công tố viên tiếp tục lật xem tài liệu vụ án mà không nói một lời.

Phần bào chữa của các luật sư đã khích lệ người nhà của các học viên và giúp họ thấy rõ hơn rằng cuộc bức hại này là bất hợp pháp.

Trong tuyên bố cuối cùng của họ, bà Trần nói rằng tu luyện Pháp Luân Công là niềm tin tâm linh của cá nhân bà và luật pháp chỉ nên truy tố hành động của người ta chứ không phải suy nghĩ của người đó.

Bà Ông cho biết bà không làm điều gì sai khi mong muốn duy trì sức khỏe thông qua tu luyện Pháp Luân Công. Bà yêu cầu được tha bổng.

Bà Hoàng nói rằng bà đã rất vất vả để nuôi ba đứa con của mình. Con trai út của bà vẫn đang học tiểu học và cần bà chăm sóc.

Mọi nội dung đăng trên trang web này thuộc bản quyền của Minghui.org. Minh Huệ sẽ biên soạn các nội dung trên trang web và xuất bản theo định kỳ hoặc vào những dịp đặc biệt.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2023/3/11/457622.html

Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2023/4/1/207899.html

Đăng ngày 26-04-2023; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share