Bài viết của một học viên Pháp Luân Đại Pháp ở Trung Quốc

[MINH HUỆ 10-10-2011] Là một học viên tu luyện Đại Pháp đã được 12 năm, tôi luôn luôn nghĩ mình đã thực hiện khá tốt trong việc chuyên tu và hết lòng trợ Sư Chính Pháp, vì thế tôi rất ngạc nhiên khi gần đây xảy ra những can nhiễu của tà ác. Tôi đã dựa vào Pháp để tìm câu trả lời.

Đoạn Pháp sau đã đặc biệt gây ấn tượng với tôi:

Nhưng sao chư vị không thử suy nghĩ xem, vì sao can nhiễu chư vị? Tại sao có thể can nhiễu được đến chư vị? Có phải bản thân mình còn chấp trước nào không? Chưa bỏ được không? Tại sao không tự xét bản thân mình? Nguyên [nhân] thật sự đang ở trong chính mình, như thế chúng mới có thể dùi vào chỗ sơ hở!” (Giảng Pháp và giải Pháp tại Pháp hội ở trung tâm thành thị New York [năm 2003]).

Tôi nhận ra rằng trong tu luyện không có gì là ngẫu nhiên cả, như Sư phụ đã giảng, và tôi không thể chỉ dừng lại ở việc hướng nội một cách bề mặt. Tôi biết rằng mình nhất định phải tìm ra gốc rễ những vấn đề của bản thân.

Tôi cảm thấy lòng tự trọng rất mạnh mẽ của bản thân là nguyên nhân gây ra mọi vấn đề. Tôi luôn muốn mình là người đứng đầu trong mọi việc mình tham gia – cho dù là ở trường, chỗ làm việc, hay trong quan hệ cá nhân – và tôi đã rất tự hào vì mình là người như vậy. Sau khi bắt đầu tu luyện Đại Pháp, đặc điểm này không những không thay đổi mà còn biểu hiện mạnh mẽ hơn.

Nhận ra rằng khi đã đắc được Đại Pháp thì mình phải trân quý cơ hội hàng triệu năm có một này, tôi đã quyết tâm tu luyện tinh tấn hơn tất cả các học viên khác và cố gắng làm hết sức để vượt qua họ. Nếu có người phát chính niệm tốt hơn hay cứu độ chúng sinh tốt hơn, tôi liền cảm thấy rất ghen tỵ và khó chịu, và tự hứa lần sau mình cũng sẽ làm được như vậy. Ví dụ, có một đồng tu trong vài năm qua thường xuyên đi đến những vùng ngoại thành để phát tài liệu, vậy là làm tốt hơn tôi, nên tôi không muốn gặp mặt đồng tu này. Xuất phát từ tâm tật đố, tôi đã dành hết thời gian vào các hoạt động giảng chân tướng. Tôi cũng đến khu vực ngoại thành để phát tài liệu khi đi làm về hoặc vào những ngày cuối tuần. Tôi tận dụng mọi cơ hội có thể để nói chuyện với các đồng nghiệp của tôi về Pháp Luân Công. Có những lúc đi làm về, chưa kịp ăn tối xong, tôi đã được gọi đi trợ giúp phát chính niệm. Tôi đã mệt nhoài mỗi ngày.

Thời gian trôi đi, ngày càng nhiều học viên lấy tôi làm gương và muốn tôi giúp đỡ, hợp tác. Tôi đã rất dương dương tự đắc khi trở thành một đệ tử được nhiều người biết đến và cảm thấy mình giỏi hơn những người khác. Thậm chí tôi còn nghĩ, “Nếu mình không thể viên mãn vì một lý do nào đó, thì không biết ai còn có thể viên mãn đây.” Khi có học viên khác nhẹ nhàng nhắc nhở tôi cẩn thận khi phát ngôn ra những lời nói như vậy, tôi ngắt lời họ và nói, “Tôi tự biết cách chiểu theo Pháp để chỉnh lý bản thân.” Nhưng trong thâm tâm, tôi cũng nghĩ, “Anh so với tôi còn kém xa! Anh có tư cách gì mà chỉ đạo tôi chứ.” Sau đó, người điều phối chính đã chuyển một phần công việc của tôi cho các đồng tu khác mà tôi không biết. Khi tôi phát hiện ra việc này, tôi nghĩ mình đã bị đối xử không công bằng và thấy rất bất bình. Thậm chí tôi còn trút sự bực dọc và bất mãn của mình lên các học viên khác, mà không biết tự mình hướng nội.

Với tâm tật đố, ganh ghét, và tâm tranh đấu nổi lên, tà ác cuối cùng đã có cớ để bức hại tôi. Bài học này đã khiến tôi phải thật sự hướng nội và tìm ra thiếu sót bản thân. Tôi nhận ra rằng gốc rễ của tâm tật đố và tâm tranh đấu rõ ràng là vì quan niệm muốn truy cầu danh, lợi, địa vị. Nói cách khác, tôi đã không thể từ bỏ vị ngã và cứ ôm giữ việc chứng thực bản thân.

Sư phụ đã giảng trong Bài giảng thứ bảy, Chuyển Pháp Luân:

“Nếu tâm tật đố không dứt bỏ, thì hết thảy các tâm người ta tu luyện được đều biến thành yếu nhược. Có một quy định, rằng trong tu luyện nếu người ta không vứt bỏ được tâm tật đố thì không đắc chính quả, tuyệt đối không đắc chính quả.”

Tôi biết rõ đoạn Pháp này và thậm chí có thể đọc thuộc lại. Tuy nhiên, tôi luôn áp dụng nó với người khác, chứ không áp dụng với bản thân. Quả thật tôi đã bị tà ác bức hại vì đã không thể dùng Pháp để đo lường bản thân.

Sau khi phát chính niệm để xả bỏ những chấp trước của mình, tôi không còn cảm thấy mình bị đối xử bất công, nóng giận, hay ghen tỵ. Thay vào đó, tôi cảm thấy thanh tỉnh và sảng khoái. Tôi thật sự đã cảm nhận được sự nghiêm túc, thần thánh, và mỹ diệu của việc tu luyện. Xin đa tạ Sư phụ đã từ bi cứu độ! Xin cảm ơn các đồng tu vì đã hết lòng trợ giúp! Hợp thập!


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/10/10/去掉争胜妒嫉心-神清气爽天地春-247620.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/31/129108.html
Đăng ngày 18-11-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share