Bài viết của Đạo Hỷ

[MINH HUỆ 27-09-2011] Thường thì những lối suy nghĩ và hành động thông thường trong xã hội là trái ngược với những thứ này trong tu luyện. Bởi vì con người không hiểu được nguyên lý vật chất và tinh thần là nhất tính, nên họ thường cảm thấy bất lực khi có những việc xấu xảy ra với họ.

Một người tu luyện thấu hiểu được Pháp lý và biết rằng có nhiều việc xảy ra là do ý niệm của họ. Do đó một người tu luyện biết hướng nội khi có vấn đề phát sinh. Đôi khi trên bề mặt một vấn đề có vẻ xảy ra một cách tự nhiên, nhưng nếu người tu luyện có thể thực sự tìm ra và diệt trừ chấp trước của mình, vấn đề sẽ trở nên rõ ràng. Tuy nhiên, khi một người tu luyện ngoan cố tìm kiếm cách giải quyết vấn đề thay vì hướng nội tìm, thì thường sẽ không tìm được câu trả lời. Giống như một nha sĩ Tây phương, trông thì có vẻ rất chuyên nghiệp, được trang bị những công cụ tinh vi và thực hiện đúng qui trình. Nhưng cho dù ông rất nghiêm túc và cẩn thận thì đôi khi ông vẫn mắc sai lầm.

Khi một người tu luyện gặp phải một vấn đề, điều đầu tiên anh ta cần làm là cân nhắc xem suy nghĩ của mình có ngay chính hay không, thay vì cố gắng tìm ra ai là người phải chịu trách nhiệm và đáng bị khiển trách. Đối với một người tu luyện, không điều gì xảy ra ngẫu nhiên. Bất kể là tình huống nào thì đều có liên quan đến việc tu luyện của anh ta, nếu không thì vấn đề đó sẽ không được phép can nhiễu. Rất có khả năng là gốc rễ vấn đề nằm ở chính ý niệm của người tu luyện. Dưới đây là một vài ví dụ.

Vài năm trước, rất nhiều học viên đã đặt hy vọng vào một người thường nào đó giúp chúng ta chấm dứt cuộc bức hại. Kết quả là cá nhân đó trở nên xấu. Còn có một trường hợp khác, các học viên ở một số nơi nghe theo sự chỉ đạo của một học viên nọ thay vì làm việc chiểu theo Pháp. Kết quả là cựu thế lực đã bức hại học viên này và những người nghe theo. Nói cách khác, chính tâm chấp trước của chúng ta đã làm hại những người đó.
Còn có một ví dụ khác, học viên A rất chấp trước vào con trai của mình, nhưng con trai cô không muốn học Pháp. Về sau học viên A trở nên bận rộn với các công tác Đại Pháp và quên mất chuyện đó. Một hôm khi trở về nhà, cô đã rất ngạc nhiên khi thấy con trai cô đang tự học Pháp, tập công. Học viên A đã chia sẻ kinh nghiệm rằng: “Do tâm chấp trước của tôi mà việc tu luyện của con trai tôi bị cản trở.”

Theo kinh nghiệm cá nhân, tôi thấy rằng học viên B đang tu luyện rơi rớt. Thêm vào đó, anh ấy chấp trước mạnh mẽ vào việc giữ thể diện và không muốn nghe phê bình từ người khác. Lần đầu khi tôi nói chuyện với anh ấy về vấn đề này, anh đã cư xử lạnh nhạt và không đáp lời. Tôi quyết định nói chuyện với anh ta thêm một lần nữa, nhưng cứ mỗi khi nghĩ đến việc anh ta sẽ phản ứng ra sao, tôi lai cảm thấy hơi e sợ. Sau đó tôi tự hỏi bản thân tại sao tôi lại sợ. Đó là do tôi sợ bị hiểu lầm và sợ bị tổn thương. Khi tôi buông bỏ suy nghĩ bảo vệ bản thân và đến gặp học viên B, anh đã mỉm cười và nói ra những suy nghĩ của mình một cách cởi mở và chân thành. Chúng tôi đã trao đổi rất thoải mái. Tôi nhận ra rằng tất cả đều do suy nghĩ của bản thân tôi gây ra. Lần đầu, khi tôi có ý nghĩ bảo vệ bản thân; kết quả đương nhiên là không tốt. Lần này tôi đến đó với một tấm lòng cởi mở nên anh ấy cũng cởi mở với tôi.

Như mọi người đều thấy, đầu tiên là do ý niệm, sau đó mới có chuyện xảy ra. Ý niệm ban đầu là nguyên nhân căn bản, bất cứ điều gì xảy ra chỉ là kết quả.

Vậy nên một người tu luyện phải hướng nội trong mọi trường hợp. Rất nhiều điều xảy đến đều là kết quả từ những suy nghĩ của người đó.


Bản tiếng Hán: https://www.minghui.org/mh/articles/2011/9/27/念在先-事在后-247188.html
Bản tiếng Anh: https://en.minghui.org/html/articles/2011/10/20/128874.html
Đăng ngày 30-10-2011; Bản dịch có thể được hiệu chỉnh trong tương lai để sát hơn với nguyên bản.

Share